BBC
Cập nhật: 05:11 GMT - thứ tư, 12 tháng 9, 2012
Chính phủ
Trung Quốc bắt đầu có những động thái đầu tiên để đáp trả quyết
định của chính phủ Nhật Bản ‘mua lại’ một quần đảo tranh chấp trên
Biển Hoa Đông.
Trước đó,
chính phủ Nhật Bản loan báo họ đã đạt thỏa thuận với chủ sở hữu
tư nhân người Nhật để ‘mua lại’ một vài hòn đảo thuộc một quần đảo
mà nước này gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hôm thứ Hai
ngày 10/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã kêu gọi phía
Nhật ngay lập tức thu hồi lại quyết định ‘sai trái’ và chấm dứt mọi
hành động làm tổn hại đến chủ quyền Trung Quốc nếu không sẽ phải
gánh chịu ‘mọi hậu quả’.
Tuy nhiên ông
Dương không nói rõ hành động của Nhật sẽ dẫn đến hậu quả gì.
Động thái dồn dập
Vào cùng ngày
sau khi Dương Khiết Trì cảnh báo Nhật ‘phải chịu hậu quả’, chính phủ
Trung Quốc ‘công bố đường cơ sở và điểm cơ sở của lãnh hải xung quanh
Điếu Ngư Đảo’, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết.
Động thái này
là nhằm để chứng tỏ thêm chủ quyền của Trung Quốc, hãng tin này
nói.
Bên cạnh đó,
cơ quan hải dương Trung Quốc cũng vừa đưa vào sử dụng hệ thống dự
báo môi trường biển cho vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp và nâng
cấp hệ thống giám sát các vùng lãnh thổ ngoài khơi trong đó có
quần đảo này, cũng theo Tân Hoa Xã.
Mới đây nhất,
cơ quan khí tượng Trung Quốc hôm thứ Ba ngày 11/9 đã bắt đầu dự báo
thời tiết cho quần đảo tranh chấp cũng như vùng biển xung quanh.
Tân Hoa Xã dẫn
một thông báo của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết hành động này
là ‘nghĩa vụ chính thức’ của họ.
Theo đó, bắt
đầu từ ngày 11/9, cơ quan này sẽ có các bản tin dự báo về nhiệt độ,
độ ẩm, sức gió và lượng mưa cho ‘Điếu Ngư Đảo’ và sẽ phát các bản
tin trên các đài truyền hình, truyền thanh quốc gia và trên mạng
Internet của Trung Quốc.
Trong một bản
tin phát đi vào thứ Ba ngày 11/9, Tân Hoa Xã đã dẫn lời một số công
dân mạng Trung Quốc lên án hành động ‘mua đảo’ của Nhật Bản.
Theo hãng tin
này thì người dân Trung Quốc ở mọi thành phần đã ‘bày tỏ sự ủng
hộ đối với chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp đáp trả’ với
Nhật Bản.
“Sự khoan dung
của chúng ta không thể được đáp trả bằng sự độc ác. Chúng ta phải
lên tiếng mạnh mẽ về Điếu Ngư Đảo và sẽ không cho phép bất cứ nước
nào cưỡng chiếm lãnh thổ của chúng ta,” Tân Hoa Xã dẫn lời một công
dân mạng có tên là Dingxinran cho biết.
“Là một công
dân của Trung Quốc, tôi ủng hộ hết sức và vô điều kiện lập trường
của chính phủ Trung Quốc và các biện pháp đáp trả để bảo vệ phẩm
giá và chủ quyền quốc gia,” một công dân mạng khác nói.
Cũng theo hãng
tin này thì một số người còn đưa lên mạng một bản đồ Nhật do chính
quân đội nước này vẽ vào năm 1876 để chứng minh rằng quần đảo tranh
chấp ‘không thuộc về Nhật Bản’.
Tân Hoa Xã dẫn
lời ông Cao Hồng, một chuyên gia về Nhật Bản tại Viện Khoa học xã
hội Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc có thể sử dụng ‘mọi biện pháp
cần thiết’ để giám sát quần đảo này thường xuyên, thực hiện tuần
tra và bảo vệ ngư dân đánh bắt.
Mỹ gọi bình tĩnh
Hãng tin Anh
Reuters cho biết tờ báo cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc đã
cảnh cáo Nhật Bản ‘đang đùa với lửa’ và rằng hành động của Nhật
là ‘thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể
từ Thế chiến 2’ trong khi Bộ Quốc phòng nước này đe dọa họ sẽ có
thêm nhiều biện pháp trả đũa.
“Chính phủ và
quân đội Trung Quốc không hề nao núng trong quyết tâm và ý chí bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình và có
quyền đưa ra các biện pháp đáp trả tương ứng,” người phát ngôn của
quân đội Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết trong một tuyên bố đăng trên
mạng của Bộ Quốc phòng.
Mỹ đã lên
tiếng kêu gọi hai nước Nhật, Trung giữ bình tĩnh trước những căng
thẳng gia tăng trên Biển Hoa Đông.
Phát biểu hôm
thứ Ba ngày 1/9, ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nói rằng nước Mỹ muốn thấy ‘những
cái đầu lạnh’ chiếm ưu thế trong tình hình hiện nay.
“Nguy cơ chưa bao giờ cao như thế này,”
Campbell phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược
(CSIS) có trụ sở tại Washington.
“Chúng tôi tin
rằng đối thoại ôn hòa và duy trì hòa bình an ninh vẫn luôn có tầm
quan trọng tối thượng đặc biệt là trong tình hình hiện nay,” ông nói.
Campbell cũng
nhắc lại lập trường của Mỹ là không đứng về phía nào trong các
tranh chấp chủ quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Còn tại Nhật,
Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara lặp lại lời kêu gọi chính phủ Nhật
xây dựng các công trình trên đảo tranh chấp để phục vụ các đội tàu
cá Nhật Bản.
“Có vẻ như
vấn đề này đã được quyết định,” ông nói với các phóng viên, “Họ
(chính phủ Nhật) nói họ sẽ không làm gì cả. Vậy mà các lãnh đạo
Trung Quốc vẫn còn lên án.”
Ông này cũng
đề xuất Nhật nên hợp tác với Việt Nam và Philippines, vốn cũng có
tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.
“Chúng ta không
nên nhìn nhận vấn đề này (tranh chấp chủ quyền) là chỉ liên quan đến
Nhật,” ông nói.
No comments:
Post a Comment