Võ Minh Cương
21-9-2012
Dẫn
nhập
Khi đề cập đến một nhân vật hay hay một biến cố liên quan đến
đất nước, vì muốn chứng tỏ khách quan hay chưa rõ ràng hoặc tự trọng , người ta
thường bảo “hãy để cho lịch sử phán xét”. Tuy nhiên, có những cá nhân và
tập thể đảng phái, không có sự khách quan hay sự tự trọng tối thiểu, lại gom
góp những dữ kiện để viết lịch sử theo ý của “lãnh tụ” và phe phái mình. Theo
dòng lịch sử Việt Nam, đặc biệt từ khi đảng cộng sản Việt Nam được thành lập và
đặc biệt hơn nữa, sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay người cộng
sản, “đất nước thống nhất” , đảng cộng sản Việt Nam cũng thống nhất “sử quan”
theo ý của đảng. Tuy nhiên lớp bụi thời gian từ từ lắng đọng và những gì của
lịch sử phải trả lại cho lịch sử. Thụy Khê, một nhà văn nữ qua tập biên khảo “NHÂN
VĂN GIAI PHẨM và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” (NVGP và NAQ) đưa độc giả trở về
thực tế từ những ngày đầu chống thực dân Pháp của dân tộc Việt, tới những năm
của cuối thiên niên kỷ trước và âm hưởng tới bây giờ và chắc chắn mãi mãi với
dòng lịch sử Việt.
Tác
phẩm
Khi đọc một tác phẩm, độc giả thường để ý đến hình thức và nội
dung của tác phẩm đó.
Qua hình bìa NVGP và NAQ, tên tác giả Thụy Khuê được in chữ lớn
nhưng nhỏ hơn tên NVGP. Riêng kẻ viềt bài này thành thật ca ngợi nhà xuất bản,
dĩ nhiên với chủ trương của tác giả in dòng chữ “vấn đề Nuyễn Ài Quốc” nhỏ
nhất. Đối với người viết, điều này do chủ ý của tác giả, vì đưa NAQ xuống hàng
thứ yếu, về cả hai phương diện tên tuổi lẫn câu chuyện là điều hợp lý, hợp
tình. Hình thức in ấn của một tác phẩm, để bắt mắt, nhiều khi được châm chước
ngược lại nội dung của tập sách là yếu tố chính mà tác giả muốn chuyển chở để
trang trải với độc giả từ đầu đến cuối và dĩ nhiên mong ước độc giả đồng hành
với mình đến trang cuối.
Tác giả còn sắp xếp thời gian Nguyễn Tất Thành sống tại Âu Châu
sau phong trào NVGP, mặc dầu NVGP xảy ra sau khi Hồ Chí Minh về nước. Người
viết nghĩ rằng tác giả Thụy Khê đã xem nhẹ “bác” hơn các “cháu” chủ trương
NVGP?
Sách dày 976 trang, không kể bìa. Đây là một tập hợp của nhiều
dữ kiện, mà theo luật học gồm những “bằng chứng đầu tay”, tức do những
bên liên hệ nói ra, đưa ra và trưng dẫn qua những cuộc phỏng vấn trên RFI hay
chính từ những bài viết của những nguời trong cuộc. Tức là những bằng chứng khả
tín. Bây giờ chúng ta lược qua những điểm then chốt mà tác giả ngụ ý muốn trang
trải cùng chúng ta.
Nhân
Văn Giai Phẩm
Tập biên khảo gồm tất cả là 25 chương và phần phụ lục gồm 124
trang, ghi lại nội dung phỏng vấn trên hệ thống truyền thanh RFI, 4 nhân vật
chính trong NVG P là Nguyễn Hữu Đang, người làm cách mạng, nhà thơ Lê Đạt, nhà
thơ Hoàng Cầm và Họa sĩ Trần Duy.
Tập biên khảo cũng cho ta biết tại sao gọi là “NVGP”: Nhân Văn
là tên một tờ báo và Giai Phẩm là tên của đặc san: Xuân Hạ, Thu Đông. Tờ Nhân
Văn và Giai Phẩm, cả hai chỉ ra mỗi thứ được 5 số rồi bị đình bản tức tưởi (bức
tử).
Tuy nhiên qua tập biên khảo này, độc giả sẽ hiểu rõ thêm về
không những 4 nhân vật chính chủ trương NVGP mà còn dính líu đến những người
hợp tác, khuyến khích, yểm trợ, cổ võ hoặc những nhà ái quốc như cụ Tây Hồ Phan
Chu Trinh, hay những văn nghệ sĩ còn kẹt lại tại miền Bắc trong thời gian chia
đôi đất nước như Thụy An, Hoàng Đạo, Văn Cao, Phùng Cung, Phan Khôi và Nguyễn
Mạnh Tường. Ngoài ra còn có phần đề cập đến nhóm chủ trương Nam Phong của Phạm
Quỳnh.
Tập biên khảo, ở chương 16 còn nói về Nguyễn Tất Thành và hai
chương 18 và 19 đề cập đến bút danh Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn
Ái Quốc là ai?
Tác giả trích dẫn nguyên do từ đâu có tên Nguyễn Ái Quốc, lúc
đầu là Nguyễn Ố Quốc, rồi có khi là Nguyễn Ái Quấc. Những tên này xuất hiện
trên các tờ báo đấu tranh chống thực dân Pháp của những người Việt yêu nước
cộng tác tại ngay trên chính nước Pháp, trước khi cậu Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí
Minh) làm bồi bàn trên tàu buôn qua tới Pháp.
Tác giả Thụy Khê cũng trích dẫn cho độc giả thấy, qua những
người trong cuộc, hoặc thực tế của những bài viết trên các tờ báo thời bấy giờ
tại Pháp là Nguyễn Tất Thành không thể nào viết được những bài tiếng Pháp thâm
thúy như vậy. Nhưng có rất nhiều người lầm, vì đọc sách của những “sử gia”
chuyên theo “lề phải” trong nước. Mà tai hại thay người lầm nặng là Nguyễn
Tường Bách, em ruột nhà văn, nhà cách mạng lão thành Nguyễn Tường Tam. Vì mãi
đến năm 1981 Nguyễn Tường Bách , trong “Việt Nam những ngày lịch sử”,
xuất bản tại Montreal, Gia Nã Đại rất văn hoa, nhưng “trật lất” cho rằng
“Ngày 2/9 chính phủ Hồ Chí Minh làm lễ tuyên thệ độc lập ở quảng trường Ba
Đình. Tôi đã biết từ lâu Hồ Chí Minh ngày nay là Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi
vẫn khâm phục như một nhân vật thần kỳ thời thiếu niên. Éo le là vận mệnh đã
làm cho tôi đứng vào hàng ngũ đối lập”. Chỉ trong đoạn ngắn này không những
Nguyễn Tường Bách “trật lất” về Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc mà còn không đúng
về quan niệm chính trị, lầm lẫn giữa “đối lập” với “đối kháng”. Vì đối lập chỉ
có trong thể chế dân chủ và được hiến pháp của nước đó công nhận cũng như trong
thực tế sinh hoạt ở nghị trường mà thôi!
Còn Nguyễn Tường Tam làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ
liên hiệp do Hồ Chí Minh thành lập phải bỏ của chạy lấy người qua Trung Hoa,
khu vực Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch rồi qua Hồng Kông.
Nhiều người nhầm lẫn vì đọc “phịa sử thống nhất” của những sử
gia “bonsevich” trong nước, do đảng CSVN dựng nên.
Nhưng xấu hổ thay cho những người Cộng sản Việt Nam vì chính
“lãnh tụ” Hồ Chí Minh lại nhận mình là Nguyễn Ái Quốc.
Tại sao vậy?
Thụy Khuê giải thích vì phần đông những người tham gia chống
Pháp đều có bằng cấp cao thời bấy giờ, muốn địa vị gì cũng có tùy theo lãnh vực
chuyên môn, nhưng họ gạt chức tước, địa vị sang một bên, hòa mình vào công cuộc
tranh đấu chung chống thực dân Pháp. Còn Hồ Chí Minh, dù cha làm quan, nhưng bỏ
học sớm “trình độ quốc ngữ kém, tiếng Pháp sơ sài”, làm bồi bàn qua Pháp
sống cực khổ ở những khu lao động, vì mặc cảm đối với những bạn dồng hành trí
thức, nên cậu Nguyễn Tất Thành đi theo cộng sản, mặc dầu cậu chẳng biết cộng
sản là cái chi chi.
Tới đây xin trích nguyên văn của Thụy Khê khi luận về Nguyễn Tất
Thành “Sau này, khi lên cầm quyền, việc đầu tiên là ông bắt mọi người phải
kính nể, phải gọi ông bằng “Bác”, phải cúi đầu trước chân dung ông, và riêng
đối với trí thức, ông sẽ dành cho họ những nhục nhằn mà ông phải gánh chịu
trong suốt cuộc đời thanh niên”.
Nếu giải thích theo sự phát triển về con người của tâm lý học
Freud thì Nguyễn Tất Thành “ấm ức” và khủng hoảng vào thời niên thiếu nên tại
kinh thành ánh sáng Ba Lê, cậu Thành mò mẫm về chủ thuyết “Mác-Lê”, mặc dầu
chẳng “quán triệt” gì về chủ nghĩa này, nhưng đang đêm la thật lớn, vì “tìm ra
chân lý cứu nước” nhưng không ngờ lại rơi vào cái bẩy “đấu tranh giai cấp”,
được đưa qua Liên bang Xô Viết, rồi bị các tay cộng sản quốc tế, nghiên cứu kỹ
về thân thế và sự nghiệp của cậu, uốn nắn cậu, với mục đích xử dụng cậu, làm
tên “bonsevich” tiên phong ở Đông Dương để đưa dân tộc vùng này tiến lên “thế
giới đại đồng”. Nhưng những người cộng sản Việt Nam túng qúa, sau khi chủ nghĩa
cộng sản sụp đổ tại liên bang Xô Viết và Đông Âu, cố gán ghép “mớ bòng bong”
này thành “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Mặc dầu chính “bác” Hồ từng nhiều lần xác
nhận “Bác không có tư tưởng” gì ráo trọi, mà là tư tưởng của Staline và
Mao Trạch Đông!
Ngoài ra độc giả nào thích tìm hiểu về quan niệm dân chủ sâu
sắc, nếu được áp dụng tại miền Bắc sau khi hiệp định Geneve ký kết, nên đọc bài
Tiếng Vọng Trong Đêm (Une voix dans la nuit) của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường
từ trang 767- Chương 25, NVGP và vấn đề NAQ.
Tạm
kết
Cám ơn tác giả Thụy Khê đã bỏ công nghiên cứu, bằng những chứng
liệu khoa học, đúng theo tiêu chuẩn của những viện hàn lâm quốc tế, cống hiến
cho độc giả tiếng Việt một tập biên khảo có giá trị về lịch sử cận đại Việt
Nam. Mọi người Việt, dầu ở trong (không tưởng) hay ngoài nước nên có một tập để
trong nhà ngỏ hầu lưu lại cho các thế hệ mai sau sự thục về một giai doạn đen
tối của lịch sử đất nước và dân tộc Việt. Tôi đã đọc hết tập biên khảo này rồi
Quý độc giả nào muốn nghe cuộc thảo luận về nội dung của tập
biên khảo này giữa chúng tôi với Thụy Khuê, xin đón nghe trên đài phát thanh
2VNR, từ 10-12 giờ tối, ngày thứ Năm, 27 tháng 9 năm 2012.
Võ Minh
Cương
No comments:
Post a Comment