26-9-2012
Kính thưa bạn đọc DLB, cùng với loạt bài "Những sự
thật không thể chối bỏ" đã đăng trên Danlambao thì tôi xin
tiếp tục gửi đến bạn đọc loạt bài mới mang tựa đề "Những sự thật cần
phải biết" bao gồm 30 bài.
Những bài viết về "Những sự
thật không thể chối bỏ" viết về những sự thật của nhân
vật gián điệp, bán nước và giết người hàng loạt: Hồ Chí Minh.
Loạt bài "Những sự thật
cần phải biết" sẽ có 3 phần:
- Những sự thật về Việt Nam Cộng Hòa,
- Những sự Thật về đảng cộng sản Việt Nam và
- Những sự thật về những đệ tử của Hồ Chí Minh.
Tại sao là "Những sự
thật cần phải biết"? Vì tôi muốn tất cả những ai bị lừa dối, nhất
là những thế hệ trẻ, biết những sự thật mà nó đáng lẽ ra phải được công nhận
nhưng đã bị đảng cộng sản bóp méo nhằm mục đích cai trị độc tài tại Việt Nam.
Đó cũng là một trong những việc để góp phần chấn hưng dân trí nhằm đem lại mùa
xuân dân chủ của dân tộc.
Phần 1: Những sự thật về Việt Nam
Cộng Hòa
Bài 1: Sự thật về "chiến
thắng mùa xuân thần thánh"
Trong bài 1 của phần 1 này tôi xin
đề cập đến một sự thật của cái gọi là "Chiến thắng mùa xuân thần
thánh" năm 1975 của quân đội Nhân dân Việt Nam - quân đội của Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH).
Phải nói là gia đình tôi cũng có
rất nhiều thương binh, liệt sỹ của chế độ cộng sản. Bản thân bố của tôi là một
người lính cộng sản từ lúc tốt nghiệp cấp 3 cho đến lúc về hưu trí. Tuy nhiên
tôi có nguyên tắc phải tôn trọng những gì là sự thật nên tôi không cho phép tôi
tự lừa dối mình, tự lừa dối nhân dân bằng những luận điệu ca tụng giả tạo của
đảng cộng sản. Chính vì vậy tôi xin phép được trình bày trong khuôn khổ bài này
sự thật về "Chiến thắng mùa xuân thần thánh" năm 1975 để kết
thúc bằng ngày 30/4 mà chính ông Võ Văn Kiệt phải thốt lên "Ngày của
triệu người buồn".
Trong thất bại của Việt Nam Cộng
Hòa (VNCH) trước VNDCCH có rất nhiều nguyên nhân chủ quan có, khách quan có.
Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến vấn đề chính yếu dẫn tới
kết cục buồn cho một nền dân chủ non trẻ trước sự hung ác của chế độ cộng sản
đó là: Vấn đề quân sự.
Thật ra trước tôi đã có hàng trăm
bài viết của các bên phân tích cuộc chiến 1975, nhưng ở bài viết này tôi xin
vạch rõ cho bạn đọc thấy sự thất bại của VNCH không phải bởi họ kém, họ không
anh dũng mà thực chất họ bị ép chết trong những mưu đồ chính trị, hay quân đội
cộng sản anh hùng thần thánh mà chính bởi vì quân lực VNCH thời điểm từ sau năm
1973 đã bị tước bỏ khả năng chiến đấu, trong khi đó đối thủ của họ lại được
tăng cường một cách khủng khiếp. Trong chiến tranh việc thua kém về quân số, về
trang bị quân sự không thể phủ lấp được bằng chiến thuật hay sự anh dũng dù có
cố gắng đến mấy. Chính quân đội cộng sản cũng đã trải qua điều này vì trước
1973, quận đội cộng sản dù cố gắng đến mấy cũng không thể đánh chiếm miền Nam
dù họ có chiến thuật đánh du kích giúp bảo tồn lực lượng khá tốt.
Bỏ qua các yếu tố của sai lầm chiến
thuật như vội vã rút bỏ Tây Nguyên của ông Nguyễn Văn Thiệu hay sự sai lầm
trong tổ chức trong cuộc rút lui quân đoàn 1 ở Huế và Đà Nẵng thì nguyên nhân
sâu xa chính là vấn đề quân số và trang thiết bị của quân đội VNCH so với
VNDCCH thời điểm năm 1975 là quá chênh lệch với cán cân nghiêng hẳn về VNDCCH.
Vậy thì chẳng có chiến thắng thần thánh nào cả, chỉ là một sự tất yếu của kẻ có
sức mạnh quân sự vượt trội với mưu toan đi xâm chiếm mà thôi.
1. Người Mỹ đã bỏ Việt Nam Cộng
Hòa:
Chúng ta có thể thấy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đứng đằng sau
VNCH là người Mỹ. Còn đứng sau VNDCCH là Liên Xô và Trung cộng. Cho đến trước năm 1973 thì quân đội cộng sản trong các
chiến dịch đánh chiếm miền Nam, họ đều không thành công và chịu tổn thất nặng
nề về cả trang thiết bị quân sự như năm 1968, 1972 (sẽ đề cập những sự thật này
ở những bài sau). Vậy tại sao một chính thể dân chủ, tự do như vậy lại thất
bại? Đó là họ bị chính đồng minh của họ quay lưng.
Người Mỹ thật ra không thua trong
cuộc chiến tại Việt Nam, họ từ bỏ người đồng minh VNCH bởi vì hai lý do: Họ
không muốn tiếp tục một cuộc chiến hao tiền tốn của mà ở một đất nước đề cao
tình nhân bản như Mỹ không cho phép. Và một phần nào đó là chính sách đối ngoại
của ngoại trường H. Kissinger. Để chứng minh cho luận điểm này tôi xin được nêu
rõ sau đây.
Đầu tiên, Trong một bài viết của báo Thanh
Niên - của đảng cộng sản Việt Nam có nhan đề "Mỹ bỏ rơi VNCH"
có đường links sau:
Trong bài báo lấy tư liệu của CIA
được chính những người cộng sản công nhận có viết:
"Ngày 21.4, Tổng thống Thiệu
từ chức ở Sài Gòn. Ngày 23.4, Tổng thống Ford đáp chuyên cơ đi News Orleans để
diễn thuyết tại Đại học Tulane.
Tình hình VN biến chuyển quá
nhanh, và dư luận quốc tế cũng như cử tri Mỹ đang chờ đợi xem vị nguyên thủ
cường quốc hàng đầu thế giới sẽ nói gì đây. Theo tài liệu thì chiều hôm đó, như
để lấy thêm can đảm, Tổng thống Ford đã uống một ly cocktail trong tiệc chiêu
đãi, rồi ông bước vào nơi mọi người đang chờ nghe diễn văn.
Địa điểm Tổng thống Ford diễn
thuyết là sân chơi bóng trong nhà của trường đại học, nơi đã có hàng ngàn sinh
viên tụ họp chờ đợi. Ông chậm rãi, nhấn mạnh từng chữ: "Đối với Mỹ, chiến tranh VN đã kết thúc".
Chỉ cần nhìn vào câu nói của ông
Ford cũng cho thấy với người Mỹ việc bỏ VNCH cho cộng sản xâm chiếm là điều
hiển nhiên. Vậy thì VNCH có thua trong cuộc chiến cũng chỉ là một điều bình
thường nằm trong toan tính của người Mỹ.
Thứ hai, Nói đến việc bỏ rơi VNCH của Mỹ
chúng ta cũng phải nhìn nhận ở các con số thực tế. Thực chất VNCH nhận viện trợ từ Mỹ gồm 2 phần đó
là kinh tế và viện trợ quân sự. Xin nêu ra đây một ví dụ:
"Viện trợ của Mỹ cho VNCH
gồm hai phần, viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự. Về viện trợ kinh tế, trong
tài khóa 54-64 thì tổng số tiền là 2.121.000.000 USD (lúc bấy giờ), trong đó
2.025.000.000 là dưới hình thức không hoàn lại, 96 triệu là viện trợ tín dụng
dài hạn.. Số tiền trên, 1.874.000.000 là nằm trong chương trình AID (Agency for
International Development) và 247.000.000 thuộc chương trình Nông phẩm thặng dư
hay với tên gọi “Thực phẩm cho Hòa bình”".
Trong khi đó thì VNDCCH tuy nhân
dân nghèo đói nhưng lại hầu như nhận được viện trợ quân sự từ chính quyền Xô
Viết và Trung cộng? Tại sao nhân dân một nước nghèo đói lại không được chính
quyền chăm lo kinh tế mà phải đi xin viện trợ quân sự để đánh nước khác có văn
minh, có nền kinh tế, giáo dục phát triển mạnh hơn? Đó chính là mưu đồ nhuộm đỏ
Việt Nam mà ông Hồ có nhiệm vụ thực hiện để dâng tặng Trung cộng, triệt tiêu
nội lực dân tộc mà tôi đã dẫn chứng ở "Những sự thật không thể chối bỏ".
Và đây là những con số nói lên điều đó:
"Trong khi đó, viện trợ cho
VNDCCH đa phần là về mặt quân sự. Hai nước chính yếu nhất là LX và TQ, trong
hai kế hoạch 5 năm, lần thứ nhất và thứ 2, con số như sau:
- Thời kỳ 55-60: LX tặng 400
triệu rúp cũ, cho vay 510 triệu rúp cũ. TQ tặng 900 triệu NDT cho vay 300 triệu
NDT.
- Thời kỳ 60-65: LX tặng 20 triệu
rúp cũ, cho vay 430 triệu rúp cũ. TQ cho vay 141,75 triệu rúp mới. Quy ra VNĐ
(thời bấy giờ) thì VNDCCH đã nhận tổng viện trợ 4.229.786.023 VNĐ, trong đó
viện trợ không hoàn lại là 1.524.599.823 VNĐ và vay tín dụng là 2.705.186.200
VNĐ".
Và những con số và điều khẳng định
ưu thế được viện trợ hơn hẳn về mặt quân sự này cho thấy những gì thuộc về
"thần thánh" chỉ là giả tạo. Một cỗ máy chiến tranh được bơm tiền
kinh khủng như vậy sao lại nói là "Phải
chống chọi với đế quốc sừng sỏ viện trợ tối đa quân sự cho Ngụy quân, ngụy
quyền"?. Có gì là thiên tài không khi chiến thắng bằng một núi tiền được
đổi bằng chính biển đảo của tổ quốc (xin đọc - Công hàm bán nước của Hồ Chí Minh - Phạm Văn Đồng ky năm
1958 - Những sự thật không thể chối bỏ phần 2).
Bạn đọc có thể tìm hiểu những đoạn
trích trong cuốn "Kinh tế Việt
Nam" do Nhà Xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2000 - một cuốn
sách của đảng cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, Phía VNDCCH đã có những thông tin
cho thấy họ biết VNCH đang bị Mỹ cắt giảm dần viện trợ theo thơi gian. Đây là
báo cáo "Tình hình viện trợ của
địch" của Cục nghiên cứu - Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt
Nam (VNDCCH) về tình hình viện trợ của Mỹ cho VNCH:
Ngân sách năm 1969
Ngân sách năm 1970
Chỉ cần lấy ví dụ nhỏ đã cho thấy
theo thời gian viện trợ về kinh tế và kỹ thuật, quân sự của Mỹ cho VNCH đã càng
ngày càng giảm đi. Vậy thì một nước đang tứ bề thọ địch lại bị cắt giảm chi
viện cả về kinh tế, quân sự phải chịu thua trước một nước kẻ cướp có gì là phi
lý?
Thứ tư, hãy nghe người Trung cộng nói gì
về sự việc VNCH bị Mỹ bỏ rơi. Trong cuốn sách "Trung quốc và Đông Nam á" của hai tác giả La Cường - Kim Văn được xuất bản bởi
Nhà Xuất bản Lý luận Trung ương Trung quốc trang 56 có đoạn "Trung hoa có công lớn trong việc đẩy Hoa Kỳ vào
một thế bị động kinh tế cũng như quân sự trên chiến trường Việt Nam. Chính điều
này dẫn đến hậu quả tất yếu của sự thoái lui hoàn toàn, bỏ mặc sống chết chính
quyền Sài Gòn của Hoa Kỳ sau năm 1973. Quan trọng hơn chính việc này giúp cho
VNDCCH giành ưu thế tuyệt đối trong cuộc đối đầu quân sự năm 1975...".
Vậy thì chung ta thấy được điều gì
qua đoạn trích? Đó chính là việc người "anh em" của đảng Cộng sản
Việt Nam đã sớm biết điều đó và công nhận rằng chiến thắng của VNDCCH trước
VNCH chỉ là một sự tất yếu khi Mỹ bỏ rơi đồng minh của mình. Không có cái gọi
là thần kỳ của công lao của đảng hay ông Hồ ở đây.
Thứ năm, Liên Xô không phải không biết
điều này, và chính họ là người cùng Trung cộng chỉ đạo cũng như hậu thuẫn trong
Chiến dịch Mùa xuân năm 1975. Trong báo cáo tổng kết của quân đội Liên Xô năm
1977 có đoạn tại trang 20: "Sau
khi chúng ta có đầy đủ báo cáo về sự thiếu hụt lực lượng, khí tài của quân đội
VNCH do người Mỹ không muốn lún sâu vào chiến tranh Việt Nam thì thông tin đã
kịp thời đến với phía VNDCCH. Chúng ta cũng có quyết sách đúng đắn khi gửi tới
Hà Nội phái đoàn quân sự cao cấp để giúp chính phủ VNDCCH thêm sức mạnh quân sự
kết thúc cuộc chiến Việt Nam..."
Thế ra là người Liên Xô cũng đã
biết, biết rất rõ và công nhận VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi. Và họ đã thừa nhận tăng
thêm quân sự cho VNDCCH để tiến chiếm miền Nam.
Thứ sáu, có lẽ tôi không cần phải nhắc lại
nhiều nhân chứng của phía VNCH mà tôi chỉ xin trích đoạn trong hồi ký: "Khi đồng minh tháo chạy"
của ông Nguyễn Tiến Hưng - Giáo sư kinh tế tại trường đại học Howard, cuốn
sách được xuất bản năm 2005 gồm 700 trang viết về những tài liệu rất trung thực
lần đầu được công bố của chính phủ Mỹ, VNCH về cuộc chiến Việt Nam.
Trong cuốn sách có đoạn viết:
"Trở lại vấn đề lệ thuộc về
vật chất, như chính TT Ford đã viết trong Hồi Ký của ông: chỉ tới đầu 1975, khi
Quốc Hội Mỹ cắt hầu hết quân viện, Miền Nam mới mất một tỉnh đầu tiên trong
suốt cuộc chiến, đó là Phước Long. Rồi từ Phước Long tới Ban Mê Thuột, tới
Pleiku, Đà Nẵng và sau hết là Sàigòn. Có điều là trong năm 1974, tuy quân đội
VNCH đã tiếp tục chiến đấu, nhưng kho đạn dự trữ đã được sử dụng gần hết. Vào
thời điểm cuối cùng, số đạn tồn kho chỉ còn đủ cung ứng từ 30 tới 45 ngày. Thay
vì được tiếp liệu đầy đủ như đã được cam kết, Hoa Kỳ từng bước một, đi đến
quyết định cắt đứt luôn. Ấy là chưa kể số tiền viện trợ cần thiết để yểm trợ
cho nền kinh tế. Nó đã vừa bị cắt xén, vừa bị mất giá (vì khủng hoảng dầu lửa),
nên đã giảm xuống tới mức bi đát. Vì vậy, từ mùa hè 1974, không những khả năng
chiến đấu đã kiệt quệ mà cả tinh thần của giới lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã bắt
đầu lung lay rồi. Càng ngày càng suy yếu đi nhanh, khi các đài phát thanh VOA,
BBC liên tục đưa tin cắt viện trợ."
Vậy ta thấy được gì từ cuốn sách
của một người trong cuộc nắm vững như ông Nguyễn Tiến Hưng? Đó là những sự thật
cho thấy Mỹ đã bỏ rơi VNCH trong cuộc chiến với cộng sản cả về chính trị, kinh
tế và đặc biệt là quân sự.
Còn rất nhiều tài liệu của VNCH cho
thấy sự thật phũ phàng đó. Tuy nhiên tôi xin không nêu nhiều mà chỉ cần lấy một
ví dụ là đủ. Tôi muốn cho các bạn thấy một dẫn chứng cũng của phía cộng sản
Việt Nam đã nói lên sự thật đó.
Thứ bảy, chúng ta có thể thấy được thêm một
sự khẳng định này qua đoạn trích dưới đây trong cuốn sách là hồi ký của tướng cộng sản Văn Tiến Dũng
mang tựa đề "Đại thắng mùa xuân"
có đoạn "Nhận thấy tình hình Mỹ
không còn muốn chi viện cho địch, bộ chính trị và bộ tổng tham mưu họp khẩn
trương thống nhất để tổng tấn công trên khắp miền Nam..."
Qua đây chúng ta thấy điều gì? Đó
là chính các vị tướng của cộng sản cũng nhận thấy Mỹ đã bỏ rơi VNCH và điều này
cho thấy cái sự thật của "chiến thắng thần thánh" chỉ là lừa dối.
Cũng cần phải nói thêm về việc lý
do thứ hai trong việc VNCH bị thất bại trong cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ nền
tự do dân chủ trước sự xâm lăng cường bạo của cộng sản. Đó là sai lầm trong
chiến lược ngoại giao của Mỹ cũng như cá nhân ngoại trưởng H. Kissinger. Điều
này được thể hiện qua tài liệu đã được giải mật của chính phủ Mỹ. Đó là biên
bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam,
Châu Á ngày 20 tháng 6 năm 1972 tại Bắc kinh. Trong buổi họp này, Tiến Sĩ Henry
Kissinger, Phụ Tá An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon, và Thủ Tướng Trung
Cộng Chu Ân Lai đã thảo luận nhiều vấn đề thế giới và đặc biệt là giải quyết
cuộc chiến Việt Nam. Tài liệu gồm 37 trang dưới đây cho thấy sức mạnh và ảnh
hưởng của các cường quốc trên thế giới. Từ trang 1 đến trang 26, Hoa Kỳ và
Trung Cộng bàn thảo về tương quan giữa các quốc gia cùng an ninh toàn cầu. Đặc
biệt từ trang 27 đến trang cuối, Kissinger và Chu Ân Lai bàn luận kế hoạch giải
quyết vấn đề Đông Dương. Khai thác sự rạn nứt Trung – Nga năm 1969, Hoa Kỳ muốn tái lập bang giao
với Trung Cộng. Bang giao với Trung Cộng sẽ giúp Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh
tại Việt Nam, lấy lại hết tù binh, giải quyết những bất ổn chính trị tại Hoa Kỳ
và còn được khai thác thị trường to lớn trong lục địa. Để tái thiết
ngoại giao với Trung Hoa, Kissinger đã nói với Thủ Tướng họ Chu: “Nếu chúng
tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp
nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu
Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt.
Bạn đọc có thể tìm đọc nguyên bản
tiếng Anh tại links sau:
Tam dịch một đoạn quan trọng trong
số đó "Những Nhân Vật Tham Dự: Thủ
Tướng Chu Ân; Lai Ch’iao Kuan-hua Phó Tổng Trưởng Ngoại Giao; Chang Wen-Chin,
Phụ Tá Tổng Trưởng Ngoại Giao; Tang Wen-sheng, Chao-chu, Thông Dịch Viên Hai
nhân viên ghi chú biên bản, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger, Phụ Tá Tổng Thống về An
Ninh Quốc Gia; Winston Lord, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia; John D.
Negroponte, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Ngày và Giờ: Thứ Ba, ngày 20 tháng
6 nắm 1972, 2:05 – 6:05 chiều
Địa Điểm: Đại Sảnh Đường Nhân
Dân, Bắc Kinh.
Dưới đây là cuộc đàm thoại, thương lượng và trả giá giữa
Henry A. Kissinger Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon và Thủ Tướng
Trung Cộng Chu Ân Lai về tương lai VNCH.
Từ trang 27:
Tiến Sĩ Kissinger: Đó không phải là ý định của chúng tôi. Chúng tôi
không có ý định thành lập một chế độ công quản - nó đòi hỏi một hoàn cảnh khác
thường để chúng tôi thực hiện điều này. Không phải là ý đồ của chúng tôi để tạo
ra một chế độ công quản. Chúng tôi thực có ý định tạo dựng một bức tường ngăn
chặn chủ nghĩa bành trướng, dù về chính trị hay là thực thể vật chất. Điều
khiến chúng tôi quan ngại nhất là khi cường quốc khai thác những xung đột địa
phương cho mục đích riêng của họ.
Thủ Tướng Chu: Trong những phản đối của Nga Sô về bản thông cáo giữa
chúng tôi với quí quốc hình như họ đặc biệt bày tỏ sự phản đối về nguyên tắc
chung: “Không bên nào nên làm bá chủ.” Họ có nghĩ là điều đó nhắm vào họ không?
Tiến Sĩ Kissinger: Họ không nói, nhưng hình như họ nghĩ rằng điều đó có
thể nhắm vào họ. Chúng tôi cho rằng nó nhắm vào những quốc gia muốn tạo chế độ
công quản. Tôi có một thắc mắc lý thú từ Ấn Độ – không biết Thủ Tướng có nghĩ
vậy không. Họ nói rằng khi Á Châu – Thái Bình Dương không bao gồm Ấ Độ, vậy
những gì chúng tôi nói tức là chúng tôi thỏa thuận để Trung Hoa công quản Ấn Độ
(cười). Nên tôi nói với họ là không đúng. Tôi mong Thủ Tướng không phật ý.
Thủ Tướng Chu: Ấn Độ là một quốc gia hết sức mập mờ. Đó là một quốc
gia rất to lớn. Nhiều khi họ làm ra vẻ một quốc gia lớn, nhưng nhiều khi họ có
mặc cảm tự ti.
Tiến Sĩ Kissinger: Họ bị khống chế bởi ngoại bang qua gần hết lịch sử
của họ.
Thủ Tướng Chu: Vâng, đó có thể là một trong những nhân tố lịch sử.
Và một nhân tố nữa là quá nhiều cạnh tranh vĩ đại trên thế giới. Bây giờ chúng
ta sang tới vấn đề Đông Dương – - Tôi muốn nghe ông trình bày.
Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng có nói ông có vài nhận định muốn nói với
tôi. Có lẽ chúng ta nên đổi vị trí để Thủ Tướng phát biểu trước.
Thủ Tướng Chu: Có những vấn đề cần tranh luận, và chúng tôi muốn
nghe ông trước để biết giải pháp của ông cho vấn đề.
Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng muốn gợi ý là sau khi nghe tôi trình bày
tôi sẽ thuyết phục được khiến mọi tranh luận sẽ biến mất, và sẽ không còn điều
gì thêm để Thủ Tướng phải nhận định?
Thủ Tướng Chu: Tôi không có những dự tính đó, nhưng tôi thực sự mong
sẽ giảm thiểu được những tranh luận.
Tiến Sĩ Kissinger: Tôi sẽ trình bày sự thẩm định thật vô tư của chúng
tôi. Tôi biết không hợp với ý Thủ Tướng, nhưng tôi nghĩ dù sao nó cũng ích lợi
để Thủ Tướng hiểu quan điểm của chúng tôi về hiện tình. Và tôi sẽ trình bày
tình hình từ khi Bắc Việt bắt đầu vụ tấn công ngày 30 tháng 3. Tôi tin rằng tôi
đã giải thích vói Thủ Tướng những mục tiêu tổng quát của chúng tôi ở Đông
Dương. Hiển nhiên không phải mục tiêu của chính phủ này là sẽ duy trì vĩnh viễn
những căn cứ tại Đông Dương hoặc tiếp tục chính sách khởi xướng bởi vị tổng
trưởng ngoại giao đã từ chối bắt tay Thủ Tướng. Không phải như vậy? chúng ta
đang ở một giai đoạn lịch sử khác. Chúng tôi tin rằng tương lai quan hệ của
chúng tôi với Bắc Kinh quan trọng vô biên cho tương lai của Á Châu hơn là những
gì xảy ra tại Phnom Penh, tại Hà Nội hoặc ở Sài gòn. Chắc Thủ Tướng còn nhớ khi
Tổng Thống Johnson đưa quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam ông biện minh rằng vì một
phần những gì xảy ra tại Đông Dương đã được kế hoạch tại Bắc Kinh và là một
phần của âm mưu thôn tính toàn cầu. Dean Rusk đã diễn đạt như vậy trong một bản
tuyên bố. Rồi quí quốc tiến hành cuộc Cách Mạng Văn Hóa và không, với những gì
tôi đọc, nhấn mạnh đến phiêu lưu ra ngoại bang.
Với thực tế chúng ta đang ngồi
họp trong phòng này đủ thay đổi nền tảng mục đích của cuộc can thiệp đầu tiên
tại Đông Dương. Là người thừa hưởng cuộc chiến vấn đề của chúng tôi là tìm cách
thanh toán nó với một phương thức không ảnh hưởng đến uy tín toàn cầu của chúng
tôi và – - đây không phải là mối quan tâm chính của Thủ Tướng – - để ổn định
nội bộ tại Hoa Kỳ. Nên chúng tôi đã chân thành cố gắng để chấm dứt chiến tranh,
và Thủ Tướng có thể biết hoặc không biết, tôi đã đích thân khởi xướng thương
lượng với Bắc Việt năm 1967 khi tôi còn ở ngoại biên của chính quyền khi không
được quần chúng ưa thích, vì tôi tin rằng phải có một giải pháp chính trị để
chấm dứt cuộc chiến. Rồi từ khi chúng tôi nắm chính quyền chúng tôi đã cố gắng
chấm dứt cuộc chiến. Và chúng tôi hiểu, như tôi đã thưa với Thủ Tướng trước đây
là, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nhân tố vĩnh viễn trên bán đảo Đông Dương
và có thể là một thực thể mạnh nhất. Và chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt
họ hoặc ngay cả đánh bại họ. Sau khi chiến tranh chấm dứt chúng tôi sẽ triệt
thoái xa 12 ngàn dậm. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn chỉ cách Sài gòn 300 dậm.
Đó là một thực tế mà họ có vẻ không hiểu.
Thủ Tướng Chu: Điều mà họ quan tâm tới là vụ gọi là Việt Nam Hóa
chiến tranh của quí quốc.
Tiến Sĩ Kissinger: Nhưng họ có một sự thiếu tự tin kỳ lạ. Chúng tôi đã
cố gắng làm gì? Chúng ta hãy quên “họ là bậc thầy về phân tích những điểm khác
nhau nhưng quên những khái niệm toàn bộ”. Chúng tôi đã cố gắng tách rời hậu quả
quân sự ra khỏi hậu quả chính trị để rút ra khỏi vùng và để những thế lực địa
phương tự xếp đặt tương lai của họ. Thật rất kỳ lạ, phía Bắc Việt đã cố níu
chúng tôi ở lại để chúng tôi giải quyết vấn đề chính trị cho họ. Thí dụ như
ngày 30 tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã đề nghị là chúng tôi sẽ triệt thoái tất
cả lực lượng nếu có sự ngưng bắn và hoàn trả các tù binh.
Đúng là ngày 31, không phải 30.
Phía Bắc Việt sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu họ đã chấp thuận dề nghị này. Tại sao?
Vì họ muốn chúng tôi lật đổ chính quyền và đặt để chính quyền của họ vào. Chúng
tôi không thương lượng. Tôi cố gắng giải thích điều chúng tôi suy nghĩ.
Hậu quả thực tế của những đề nghị
của chúng tôi vẫn là để chúng tôi triệt thoái. Hậu quả thực tế của những đề
nghị của họ là giữ chúng tôi ở lại.
Họ có hỏi chúng tôi “có một đòi
hỏi họ đưa ra mà chúng tôi đã không đáp ứng, không thể đáp ứng và sẽ không đáp
ứng, dù phải trả với giá nào với những quan hệ khác”, và đó là chúng tôi lật đổ
những nhân vật chúng tôi vẫn thường giao thiệp và cũng là những người tin tưởng
ở chúng tôi, đã có một hành động nào đó. Đây không phải là sự ưa thích cá nhân
của một nhân vật nào đó đối với những nhân vật liên hệ. Không phải vì chúng tôi
muốn có một chính quyền thân Mỹ ở Sài gòn. Tại sao chúng tôi lại muốn một chính
quyền thân Mỹ ở Sài gòn khi chúng tôi có thể sống với những chính quyền không
thân Mỹ tại các quốc gia to lớn hơn nhiều ở Á Châu? Vì rằng một quốc gia không
thể bị đòi hỏi để ràng buộc vào một hành động phản bội to lớn và coi đó như một
nền tảng của chính sách đối ngoại.
Thủ Tướng Chu: Ông nói triệt thoái những lực lượng. Ông muốn nói
triệt thoái toàn bộ Lục quân, Hải quân, Không quân, các căn cứ và tất cả?
Tiến Sĩ Kissinger: Năm ngoái khi tôi ở đây, Thủ Tướng đã hỏi tôi điều
này. Tôi đã trình Thủ Tướng chúng tôi muốn lưu lai một số cố vấn. Rồi Thủ Tướng
có nói một câu rất hay về hậu quả của cái mà Thủ Tướng gọi là “để cái đuôi ở
lại.” Phần lớn do lời nói đó, chúng tôi, trong vòng một tháng, đã thay đổi đề nghị
của chúng tôi nên bây giờ bao gồm luôn việc triệt thoái toàn bộ cố vấn trong
những loại Thủ Tướng nêu lên bây giờ. Chúng tôi đã chuẩn bị triệt thoái tất cả
lực lượng.
...."
Qua đoạn dịch ngắn này chúng ta có
thể thấy chính phủ Mỹ và đại diện là Kissinger đã bỏ rơi VNCH theo một chính
sách ngoại giao mới với Trung cộng thì việc thua thiệt của VNCH chẳng có gì là
lạ.
Kết luận: Qua 8 dẫn chứng cụ thể chúng ta có thể thấy rằng chính quyền dân
chủ, tự do đã không được đồng minh của mình tiếp trợ nữa và chính điều này là
một trong các yếu tố khiến cho VNCH thất bại. Nhưng để nói rõ hơn chúng ta cùng
xem phần dưới đây để thấy rõ hơn trong khi VNCH bị cắt giảm viện trợ kinh tế,
quân sự đến tận cùng thì ngược lại phía VNDCCH được tăng cường kinh khủng thế
nào.
2. Chi viện khủng khiếp:
Trong giai đoạn sau năm 1973, trong
khi VNCH bị Mỹ bỏ rơi như đã chứng minh ở trên thì ngược lại phía VNDCCH lại
được chi viện một cách khủng khiếp về mặt kinh tế nhưng đặc biệt tăng vọt về
mặt quân sự. Điều này lý giải cho "Chiến thắng" của đảng cộng sản chỉ
là một điều hết sức bình thường của kẻ mạnh so với kẻ đang yếu thế. Không phải
lúc đó VNCH đang mạnh hơn VNDCCH như đảng cộng sản vẫn tuyên truyền.
Thứ nhất, trong phần đầu, dẫn chứng thứ 5
tôi đã đề cập đến báo cáo của quân đội Liên Xô năm 1977 và họ đã công nhận gửi
đoàn cán bộ cố vấn đề tăng thêm sức mạnh cho quân đội VNDCCH trong năm 1974. Và
cũng báo cáo đó trang 23 có viết "Trong
năm 1974, chúng ta đã chi viện thêm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 100 xe tăng
T54, một trung đoàn tên lửa phòng không SA-2, 300 tên lửa vác vai SA-7., 2
trung đoàn và cơ số đạn pháo 130 mm...." Như vậy trong khi VNCH bị cắt giảm viện trợ đến mức đạn không đủ
bắn thì VNDCCH lại có thêm chi viện khổng lồ về quân sự đến thế. Vậy sức mạnh
đâu phải nhờ "Đảng lãnh đạo"? Sức mạnh là do ưu thế về số lượng quân
cụ vượt trội.
Thứ hai, trong cuốn sách của tác giả N.
Kolosov người Tiệp Khắc có viết về quan hệ giữa Tiệp Khắc và Việt Nam có đoạn "Trong năm 1973 cho đến 1975, quan hệ Tiệp - Việt
được củng cố thêm bằng việc chúng ta xây dựng cho Việt Nam nhiều nhà máy cơ
khí, chế tạo máy và đặc biệt để đáp lại yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Chính
phủ Tiệp Khắc đã gửi tặng các bạn Việt nam 50 chiếc xe vận tải quân sự, 1000
khẩu súng AK-47 do Tiệp Khắc sản xuất...." Cuốn sách có tên "Chặng đường đã qua" được in năm 1980.
Như vậy rõ ràng trong giai đoạn sau
khi ký hiệp định ngừng bắn sau mùa hè đỏ lửa 1972 thì cộng sản đã được tăng
cường một cách tối đa không chỉ từ Liên Xô mà của cả khối xã hội chủ nghĩa. Vậy
rõ ràng VNCH trong giai đoạn này đã phải đơn thương độc mã chống lại cả một
guồng máy chiến tranh khổng lồ của cộng sản mà kẻ làm tay sai là VNDCCH.
Thứ ba, trên Website dạy lịch sử của
trường THPT Lý nhân- Tỉnh Hà Nam của chính quyền cộng sản Việt Nam có bài viết
về quan hệ Việt Nam - Liên Xô cũng đã khẳng định:
"Một trong những ủng hộ kịp
thời và giá trị của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam trong những năm 1965-1975 là viện trợ quân sự. Tên lửa “đất đối không” của
Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 24-7- 1965 và đã bắn
rơi máy bay Mỹ.
Trong giai đoạn 1965-1968, số
hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cũng tăng vọt: 226.969 tấn 6. Mùa khô
1965-1966 và 1966-1967, khi cuộc chiến đấu của quân dân ta trên cả hai miền
Nam, Bắc diễn ra quyết liệt, chúng ta rất cần vũ khí, đạn dược, Liên Xô đã đưa
gấp sang Việt Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn
pháo phản lực và 45 chiếc máy bay chiến đấu” 7. Như vậy, trong hai năm
1966-1967, Liên Xô là nước cung cấp chủ yếu viện trợ quân sự cho Việt Nam. Tính
ra, “Liên Xô đã cung cấp 500 triệu rúp trang thiết bị cho lực lượng quân sự Bắc
Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu USD)” 8. Trong những năm 1969-1972, mức viện trợ
quân sự của Liên Xô cho ta đạt 143.793 tấn. Chỉ riêng năm 1969, giá trị hàng
viện trợ quân sự lên tới 1,1 tỷ rúp. Cùng với viện trợ quân sự, Liên Xô còn
tích cực đào tạo giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ quân sự giỏi, có thể vận hành
được những vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp. Riêng năm 1966, có 2.600 sĩ
quan Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Đồng thời, nhiều chuyên gia quân sự của
Liên Xô cũng đã sang chiến trường Việt Nam trực tiếp giúp bộ đội Việt Nam về
mặt kỹ thuật. Từ năm 1969-1971, Liên Xô đã ký với Việt Nam 7 hiệp nghị viện trợ
và tăng cường hợp tác kinh tế, quốc phòng.
Từ năm 1973-1975, Liên Xô chuyển
sang Việt Nam 65.601 tấn 9 hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật. Đây là
một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân ta đẩy mạnh các hoạt động quân
sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc Mỹ phải ký Hiệp định
Paris (1-1973) và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến kết thúc. Liên Xô cũng
không ngừng viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Kể từ năm 1965, Liên Xô đã ký với
Việt Nam nhiều hiệp định viện trợ và hợp tác. Riêng năm 1965-1966, Liên Xô đã
chuyển sang Việt Nam khối lượng hàng hóa trị giá khoảng 38,5 triệu rúp 10.
Trong năm 1968, Liên Xô đã viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam ước tính
khoảng 543,3 triệu rúp (tương đương với 608,1 triệu USD)11. Như vậy, viện trợ
của Liên Xô cho Việt Nam trong năm 1968 đạt mức cao nhất, chiếm khoảng 50% viện
trợ của các nước XHCN. Từ năm 1969-1972, Liên Xô và Việt Nam liên tiếp ký kết
các hiệp định về việc Liên Xô viện trợ không hoàn lại, cho vay dài hạn, về trao
đổi hàng hóa… phục vụ cho nhu cầu củng cố quốc phòng và phát triển kinh tế của
Việt Nam. Trên tinh thần các hiệp định đã ký kết, Liên Xô cho Việt Nam vay
khoản tiền ưu đãi là 152 triệu rúp không phải trả lãi. Năm 1973, Liên Xô đã xóa
cho Việt Nam các khoản nợ cũ từ năm 1973 trở về trước (khoảng 1,3 tỷ rúp).
Trong những năm 1974-1975, Liên Xô đã cố gắng giải quyết những nhu cầu thiết
yếu của Việt Nam về lương thực, thực phẩm, xăng dầu, sắt thép…, góp phần tích
cực phát triền kinh tế Việt Nam"
Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó
là một khối lượng khổng lồ viện trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam cộng sản.
Ngoài ra quan trọng hơn chung ta thấy, sau năm 1973 trong khi VNCH bị cắt giảm
viện trợ thì VNDCCH lại được tăng viện thêm đáng kể và đặc biệt còn được xóa
nợ. Vậy thì sức mạnh thật sự của "chiến thắng" năm 1975 của cộng sản
phải được gọi là chiến thắng của Liên Xô thì đúng nghĩa hơn.
Bạn đọc có thể tìm hiểu bài viết
qua links:
Thứ tư, Trên website của báo BBC Việt Ngữ
có bản thống kê viện trợ của VNDCCH nhận được theo từng giai đoạn. Bài viết
trích dẫn ngay bài viết của hai tác giả cộng sản thuộc viện Lịch sử Quân sự
Việt Nam, hai tác giả đó là Lê Quang Lạng và Trần Tiến Hoạt. Bài viết của hai
tác giả trên có đoạn: "Tham luận ghi nhận trong 21
năm chiến đấu, Việt Nam đã "nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của
nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và
các nước XHCN anh em."
Bài viết thống kê những con số về
vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối XHCN đã viện trợ:
"Khối lượng hàng quân sự
Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ từ năm 1955 đến 1975,
qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1955-1960: tổng số
49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật;
trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
Giai đoạn 1961-1964: tổng số
70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật;
trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa
khác: 442 tấn.
Giai đoạn 1965-1968: tổng số
517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ
thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội
chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
Giai đoạn 1969-1972: tổng số
1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ
thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội
chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số
724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ
thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội
chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.
Tính tổng cộng qua 20 năm, theo
thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là
2.362.581 tấn hàng hóa; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền,
tương đương 7 tỉ rúp."
Như vậy ta có thể thấy liên tục qua
nhiều năm viện trợ quân sự của VNDCCH đến từ các nước cộng sản gần như không
suy suyển mà thậm chí còn tăng lên. Vậy thì sự thật về sức mạnh quân sự đã thực
sự nghiêng về phía cộng sản qua những con số biết nói đó.
Bạn đọc có thể tìm hiểu qua links
sau:
Thứ năm, trong cuốn sách "Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước -Thắng lợi và bài học" (NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1996) có viết: "Thắng
lợi của chính sách ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh là thắng lợi của đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ; của chính sách ngoại giao trên tinh thần quốc tế vô
sản trong sáng, mềm dẻo, có tình, có lý. Chính vì vậy, ở vào thời điểm hai nước
Liên Xô và Trung Quốc xảy ra những bất đồng quan điểm, vào lúc cuộc chiến tranh
ở Việt Nam được Mỹ đẩy lên tới mức cao nhất, thì sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên
Xô, Trung Quốc cho cách mạng nước ta vẫn được bảo đảm."
Như vậy thì rõ ràng cộng sản Việt
Nam đã công nhận họ luôn có sự ủng hộ, chi viện từ phía Liên Xô, Trung cộng dù
trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc chiến Việt Nam. Rõ ràng cho thấy ưu thế của
VNDCCH hơn hẵn về chi viện so với VNCH.
Kết luận: Qua 5 dẫn chứng cho thấy thực sự
VNCH trong khi bị Mỹ bỏ rơi, cắt đứt viện trợ thì VNDCCH lại hoàn toàn ngược
lại. Họ được tiền hô, hậu ủng từ cả khối cộng sản nhằm nhuộm đỏ Việt Nam với
mức độ càng ngày càng khủng khiếp cho đến ngày 30/4/1975, ngày cả nước chính
thức rơi vào vòng nô lệ chứ không còn chỉ là một miền Bắc nghèo khó nữa.
3. Sức mạnh quân sự vượt trội:
Trong quân sự, việc vượt trội về số
lượng và chất lượng vũ khí đóng góp đến 80% chiến thắng nhất là trong chiến
tranh hiện đại. Điều này được thể hiện rõ qua chiến tranh Việt Nam ở giai đoạn
sau năm 1973.
Có thể nói sau năm 1973 thì hiệp
định Paris đã làm VNCH chịu thiệt thòi về chiến thuật khi họ phải chấp nhận để
quân đội cộng sản được phép đóng quân trên đất của miền Nam. "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút
khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính
quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hòa bình,
trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày. " (Trích theo khung sơ bộ của hiệp đinh - theo wiki:
Tuy nhiên ngoài ra, trong khuôn khổ
bài này tôi xin chứng minh một sự thật là ngoài việc bị cắt viện trợ, bị thiệt
thòi về đất đai, chiến thuật sang năm 1973 thì quân lực VNCH thua bởi vì họ nắm
thế yếu về cả số lượng người và cả tính năng vũ khí. Như vậy cái gọi là
"chiến thắng thần thánh" chỉ là giả tạo và thực chất VNCH đã thua
phần lớn do bản thân họ không được trang bại tốt hơn cộng sản.
Trong phần 3 của loạt bài "Những sự thật không thể chối bỏ",
tôi đã chứng minh cho bạn đọc thấy cho đến trước 1968 thì quân lực VNCH không
được trang bị súng M16 (súng trường tự động) mà chỉ được trang bị súng Carbine
là súng trường bán tự động. Trong khi đó quân đội VNDCCH và cả lực lượng du
kích kích miền nam của MTGPMNVN cũng được trang bị AK- 47 là súng trường tấn
công tự động. Như vậy so về trang bị trước năm 1968 thì cộng sản cũng không
phải là tầm thường như họ nói để nâng cao "tài năng" của quân đội
VNDCCH.
Trong cuộc chiến Việt Nam khi quân
lực VNCH được sự tiếp vận đầy đủ họ vẫn chiến đấu tốt và không cho phép quân
đội VNDCCH tiến chiếm miền Nam. Điển hình là cuộc chiến 1968 và 1972. Như vậy
họ đâu có "hèn" như cách tuyên truyền của đảng cộng sản? Hãy nhìn xem quân lực VNCH có gì trong tay
so với quân đội VNDCCH.
Nói đến chiến tranh Việt Nam chúng
ta phải nhìn nhận thời điểm đó chưa có vũ khí Lazer, có tên lửa Tomahaws hay
các loại vũ khí điện tử như hiện nay thì việc chiếm ưu thế về lục quân có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng. Nói thế để chung ta thấy sự thật quân lực VNCH thua
thiệt thế nào so với quân đội VNDCCH. Hãy làm vài so sánh sau đây.
Thứ nhất, về xe tăng - thiết giáp là vũ khí
khá quan trọng của lục quân trong chiến tranh. Quân lực VNCH được trang bị xe
tăng M41, M48, và xe thiết giáp M113, V100. Xe thiết giáp M113 và V100 là xe
thiết giáp có vỏ hợp kim nhôm hoặc thép mỏng dễ bị bắn cháy bằng B40, B41 của
quân đội VNDCCH. Thực chất đó là xe chiến đấu hạng nhẹ và không thể so sánh với
lớp thép dầy của xe chiến đấu bộ binh hạng trung của BMP 1 và BMP2 có trong
quân đội cộng sản. Đặc biệt khi đối đầu thì M113 hay V100 không có hệ thống tên
lửa chống tăng như BMP do LX sản xuất nên không thể là đối thủ của BMP.
Khi nói đến xe tăng chiến đấu chủ
lực thì quân lực VNCH chỉ được trang bị xe tăng hạng trung M48 và hạng nhẹ M41.
So với T54-55 của quân đội VNDCCH thì xe tăng hạng nhẹ M41 không thể sánh nổi.
Duy nhất chỉ có M48 có thể coi làm tạm sánh ngang với các thông số của T54-T55
như "nòng pháo của T54 là 100 còn M48 là 90". Nhưng thực chất thì
quân lực VNCH lại không có nhiều M48 để đương đầu với T54-55. Theo thống kê cho
đến năm 1975 thì quân lực VNCH chỉ có 162 M48A3 còn lại 221 M41. Trong khi quân
đội VNDCCH khi tấn công miền Nam năm 1975 dùng 365 xe tăng T54 (Trích" Tài liệu quân sử Việt Nam - Nhà
Xuất bản QĐND Việt Nam tập 2, trang 92). Như vậy về số lượng gần tương
đương nhau nhưng chất lượng theo thông số kỹ thuật của xe tăng VNCH không được
bằng VNDCCH.
Bên cạnh đó, quân đội VNCH không
được trang bị xe tăng lội nước chuyên nghiệp như T-59, K63, PT76 của quân đội
VNDCCH được Liên Xô và Trung cộng viện trợ. Và một điều rất quan trọng đó là xe
tăng của quân lực VNCH phải chống chọi với không chỉ xe tăng mà con là tên lửa
chống tăng AT3, Pháo, B41, B40, DKZ... của quân đội VNDCCH. Trong khi đó quân
lực VNCH chi được trang bị duy nhất M72 để chống tăng.
Thứ hai, Nói đến chiến trường bộ binh vào
giai đoạn chiến tranh Việt Nam thì pháo binh là một yếu tố quan trọng. Trên
thực tế quân đội VNCH chỉ được trang bị pháo 105mm và 155 mm có tầm xa tác xạ
không quá 15 km. Họ có được trang bị pháo 175mm nhưng chỉ với số lượng không
đáng kể. Với số lượng chỉ có khoảng 1500 khẩu pháo có tầm bắn ngắn ngủi đó so
với gần 2500 khẩu pháo 130 mm có tầm bắn 30 km thì thật là quá sức chênh lệch.
Thật ra tầm bắn của 105mm, 155mm bên phía quân đôi VNCH chỉ ngang bằng so với
tầm bắn của khoảng 1000 khẩu 122mm của quân đội VNDCCH. Ngoài ra quân đội
VNDCCH còn được trang bị rất nhiều loại pháo và súng cối từ 80mmm, 85mm...
Thứ ba, Quân lực VNCH có ưu thế về không
quân với rất nhiều loại máy bay như UH1, A37, L19, C130, C119, A-H1, F5...
nhưng phía VNDCCH bù lại có sức mạnh về phòng không cực mạnh do Liên Xô chi
viện như pháo phòng không 122 mm, pháo 12, 7mmm, tên lửa SA-1, SA-2, tên lửa
phòng không vác vai SA-7. Như vậy rõ ràng ưu thế không quân của VNCH đã bị giảm
xuống đáng kể trước đối phương có hệ thống phòng không dày đặc và hiện đại ở
thời điểm đó mà ngay cả không quân Mỹ cũng bị tổn thất nghiêm trọng. Như vậy
một lần nữa ta thấy sự thật quân lực VNCH không được trang bị hiện đại như quân
đội VNDCCH.
Trong một chiến tranh như chiến
tranh Việt Nam, ở một thời điểm quyết định như năm 1975 mà không được tiếp liệu
đầy đủ, vũ khí thua thiệt cả về Xe tăng, Pháo binh và ngang ngửa về Không quân
đối đầu với Phòng không thì liệu có chiến thắng được không? Câu trả lời là gần
như không thể trong khi cả số lượng con người cũng thua thiệt.
Năm 1975, theo số liệu từ hồi ký "Đại
thắng mùa xuân" của Đại tướng QDNDVN Văn Tiến Dũng, toàn bộ Quân
lực VNCH gồm có 1.351.000 quân, trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000
quân địa phương, 381.000 quân "phòng vệ dân sự" có vũ trang, gồm 13
sư đoàn chủ lực, 18 liên đoàn biệt động quân.
Theo Walter J. Boyne, toàn bộ
Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm có 750.000 người, trong đó 229.000 là lực
lượng chiến đấu nòng cốt để chống lại gần 500.000 quân Giải phóng ở miền Nam
bao gồm cả các lực lượng chính quy và du kích, trong đó có hơn 200.000 bộ đội
chính quy mà hơn 80.000 quân đã ở lại miền Nam sau Hiệp định Paris.
Như vậy chúng ta có thể thấy điều
gì? Đó là thực tế số quân nhân chiến đấu chủ lực của quân lực VNCH cũng không
thể bằng số quân của quân đội VNDCCH tiến đánh miền Nam được tiếp vận đầy đủ và
vũ khí khá hiện đại tại thời điểm đó.
Kết luận: Đảng cộng sản thường tuyên truyền
là họ chiến thằng VNCH bằng "Chân sắt, vai đồng" hay nói cách khác là
huyền thoại về những con người cộng sản nhưng thực chất không phải vậy. Chiến thằng của cộng sản Việt Nam
trước VNDCCH trong quân sự là do họ có quân số và ưu thế và tính năng vũ khí
hơn hẳn VNCH.
Kết luận chung:
Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ dân
chủ non trẻ ở Việt Nam. Một chế độ dân chủ tự do non trẻ nhưng đã được những
thành tựu đáng khâm phục dù còn nhiều sai sót. Tôi đã có dịp so sánh ở bài 3
của "Những sự
thật không thể chối bỏ" nhưng tôi sẽ còn chứng minh sâu
thêm về thành tựu của VNCH đạt được ở một bài sau này nữa.
Quân lực VNCH tuy thua trận nhưng
không phải thua theo cách mô tả của cộng sản đó là hèn kém và nhu nhược. Họ có
những anh hùng tuẫn tiết như tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... Và quân đội
VNDCCH không hề chiến thắng bằng "tinh thần" hay "đại thắng thần
kỳ" như họ tuyên truyền. Người thua vì họ ít quân, vũ khí kém hiện đại và
bị đồng minh bỏ rơi về cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Kẻ thắng cũng thực
chất được trang bị qua hiện đại, nhiều về số lượng mà thôi. Một người yếu thế
bị ép phải thua và một kẻ được trang bị vũ khí với chủ trương đi cướp giật thì
ắt hẳn phần thua là ai thì bạn đọc cũng tự hiểu.
Tôi viết bài 1 này không có ý bênh vực cho sự thất bại của quân lực
VNCH. Thất bại là thất bại, và người thất bại cũng có lỗi trong thất bại của
mình. Tuy nhiên, lịch sử phải công tâm và rõ ràng. Tôi chỉ muốn thông qua bài
viết này cho các bạn đọc trẻ tuổi thấy hai điều: VNCH không phải là những người lính nhu nhược và kém tài, họ gần
như bắt buộc phải thua trong cuộc chiến bảo vệ dân chủ không cân sức. Và không
có sự thần kỳ hay tài năng của đảng cộng sản hay anh hùng của Quân đội Nhân dân
Việt Nam như đảng cộng sản vẫn tuyên truyền về Lê Văn Tám hay Nguyễn Văn Bé.
Một quân đội anh hùng không thể khom lưng đứng nhìn Trung cộng bắt giữ, đánh
dập đồng bào ngư dân trên chính quê hương mình như hiện nay. Họ chiến thắng
không phải vì họ tài giỏi mà thực chất họ được đặt vào cái thế "Kiểu gì
cũng thắng".
26/09/2012
No comments:
Post a Comment