Thùy Linh
Thứ
hai, ngày 27 tháng tám năm 2012
Thông
tin được bọc quá kín nên trên khắp mọi
phương tiện đều rất ít số liệu chính thức liên quan đến tổng giá trị tài sản
của nhóm tổ chức, Công ty có Nguyễn Thanh Phượng tham gia nói chung và tài sản
của bản thân Nguyễn Thanh Phượng nói riêng.
Tuy
nhiên, quý vị hãy cùng tôi phân tích thử một vài thông tin ít ỏi đó để mỗi
người tự có cái nhận định cho riêng mình nhé!
1- Về tổng
tài sản của các Công ty Bản Việt:
-
Ngân hàng Bản Việt có số vốn điều lệ là 3.000
tỷ đồng.
Tài sản thực tế có thể lớn hơn nhiều so với vốn điều
lệ.
-
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản
Việt (Viet Capital Asset Management) với vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng , trong đó Nguyễn Thanh Phượng
nắm giữ
đến hơn 43% cổ phần của công ty . Tuy nhiên, theo số liệu 2008, tài sản niêm yết của VCF 800 tỷ đồng, VCHF
500 tỷ đồng.
Nhưng đến 2012, với thông tin tổng hợp về các cổ phiếu
mà Công ty này đang nắm giữ thì tổng tài sản ước tính gần 3000 tỷ đồng.
-
Công ty chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh
Phượng đã
leo từ vị trí thứ tám trong nửa đầu năm 2011 lên vị trí thứ tư nửa
cuối năm trong số 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới
giao dịch trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu báo cáo tài chính năm 2011, tổng tài sản của Công ty này là
2.417,6 tỷ đồng.
-
Công ty bất động sản Bản Việt: chưa có số liệu.
Với các số liệu sơ bộ trên, có thể ước tính tổng tài
sản 4 Công ty Bản Việt mà Nguyễn Thanh Phương đang làm Chủ tịch Hội Đồng Quản
trị là khoảng trên 10.000 tỷ đồng. Trong đó, theo các
báo cáo, nhóm lãnh đạo nắm tỷ lệ vốn khoảng trên 45%, đặc biệt với Công ty Quỹ
Bản Việt, Nguyễn Thanh Phượng đã nắm giữ hơn 43%. Từ các số liệu
trên, ước tính Nguyễn Thanh Phượng nắm giữ quân hơn 10% cổ phần của các Công
ty, nghĩa là có tổng tài sản lớn hơn 1.000 tỷ đồng. Ở tuổi trên 30, tất nhiên cũng có nhiều Đại gia điều hành kinh doanh với
giá trị tài sản nghìn tỷ đồng, nhưng phần lớn là ở trường hợp có xuất thân từ
gia đình Đại gia nên có sự đầu tư ban đầu từ gia đình. Vậy Nguyễn Thanh Phượng có ở trường hợp này hay không?
2- Về
xuất thân và tiểu sử của Nguyễn Thanh Phượng:
Thông
tin về quá trình hoạt động kinh doanh của Nguyễn Thanh Phượng trên các phương
tiện thông tin rất khiêm tốn, chỉ có được theo phần Tóm tắt rất ngắn gọn tiểu
sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh
Phượng trong các Website liên quan, cụ thể:
“Bà
Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân
ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã
hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính của Trường Đại
học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh
chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ châu Á.
Bà
Nguyễn Thanh Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng
quản trị của VCSC.
Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công
ty Quản lý Quỹ Bản Việt.
Trước
đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm
yết trên thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó
Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa
quốc gia Thụy Sĩ”.
Theo
thông tin trên, điểm xuất phát vào vị trí quản lý đầu tiên của Nguyễn Thanh
Phượng là Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một
tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ. Với những người chưa nắm rõ, vị trí này nghe rất
“kêu” nhưng thực tế, tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ này chỉ chuyên về xây dựng mà
nổi bật là công nghiệp Xi măng chứ không chủ lực về tài chính, tiền tệ. Tập
đoàn này thành lập Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam) vào những năm đầu của
thập kỷ 90 chỉ đơn thuần với 1 dây chuyền sản xuất xi măng gồm 2 cơ sở: nhà máy
sản xuất chính ở huyện Hà Tiên, Kiên Giang và công đoạn thành phẩm ở Cát Lái,
TP Hồ Chí Minh. Cũng trong thời điểm này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang trong giai
đoạn đầu tiến thân trên con đường chính trị, chuyển từ Bí Thư huyện Hà Tiên lên
Tỉnh Ủy Kiên Giang. Điều này lý giải việc Nguyễn Thanh Phượng vào Công ty
Holcim sau khi mới ra trường (khoảng 2004- 2005) có cơ sở từ mối quan hệ giữa
ông Nguyễn Tấn Dũng và Công ty Holcim trong thời kỳ này. Theo thông tin tìm
hiểu lại, vào thời kỳ này, gia đình Nguyễn Tấn Dũng chỉ đơn thuần về hoạt động
chính trị, chưa có nét nổi bật nào về hoạt động kinh doanh hay chút dư luận nào
về “gia đình đại gia”. Tôi
dẫn chứng điều này để nhấn mạnh về xuất thân của Nguyễn Thanh Phượng trong sự
nghiệp kinh doanh là không có nền tảng ban đầu. Theo thông tin về tuổi
đời và học vấn, tạm xem là Nguyễn Thanh Phượng khởi nghiệp là cán bộ thuộc Công
ty Holcim từ năm 2004 hoặc 2005. Cũng lưu ý rằng, ở thời điểm này, chức danh
Phó Giám đốc Tài chính không có gì nổi bật vì các chức danh Giám đốc và Phó
giám đốc các phần hành khác của Công ty này cũng do những người Việt Nam có học
vấn, kinh nghiệm và xuất thân rất bình thường đảm nhiệm.
Vậy thì từ đâu và
dựa trên nền tảng nào mà sau vài năm, Nguyễn Thanh Phượng liên tục sáng lập và
tham gia các công ty, cho đến bây giờ đã là chủ tịch Hội đồng quản trị của 4
Công ty với tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng?!?
3- Tiêu
chuẩn nào để được đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của các Công
ty?
Với
những ai đã am hiểu về điều lệ và nguyên tắc điều hành hoạt động của một công
ty cổ phần thì đều có thể hiểu, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị là rất quan
trọng và cần được xem xét giao cho một người đạt tiêu chuẩn:
-
Hoặc là một trong số những cổ đông lớn nhất của Công ty.
-
Hoặc là một lãnh đạo có tài năng, kinh nghiệm.
-
Và trong trường hợp của Nguyễn Thanh Phượng, có thể ngoại lệ một tiêu
chuẩn nữa là ảnh hưởng của quyền lực từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Câu trả lời là gì?
-
Nếu là một cổ đông lớn của Công ty thì với giả định ở phần trên, giá trị
tài sản của Nguyễn Thanh Phượng từ đâu mà có? Tài sản xuất phát là bao nhiêu? Lợi
nhuận, mức tăng trưởng nguồn vốn là bao nhiêu %/năm để sau 7 năm đã có được tài sản trên 1000 tỷ đồng?
Cần lưu ý rằng, các ngành nghề kinh doanh chính của Nguyễn Thanh Phượng là
những ngành nghề có tỷ lệ lợi nhuận giới hạn chứ không phải là đột biến như một
số ngành nghề siêu lợi nhuận khác. Vậy Nguyễn Thanh Phượng đã làm gì để có siêu lợi nhuận hay có ai đã
thường xuyên rót tiền cho Nguyễn Thanh Phượng? Là ông chồng “Đại gia” hay ông
bố Thủ tướng lương mười mấy triệu/tháng? Lưu ý rằng, Nguyễn Thanh Phượng
chỉ mới kết hôn từ năm 2008 khi đã nổi tiếng, là đại diện
cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ
toàn cầu tại Hà Nội
(tức là chỉ sau một, hai năm bước chân ra khỏi cương
vị “làm thuê” cho
Công ty Vietnam Holding Asset Management .)
-
Nếu là một doanh nhân tài năng thì sự xác nhận chỉ có thể có từ giới
doanh nhân Việt Nam. Vậy có độc giả nào đã được đọc thông tin gì của giới này
ca ngợi về tài năng xuất chúng của Nguyễn Thanh Phương như là một “thần đồng”,
một “hiện tượng” chưa? Hay chỉ là một vài bài viết của các phóng viên báo chí
quảng bá ở góc độ con gái ông Thủ tướng với những dấu hỏi bỏ lửng đầy ẩn ý? Và
nếu thật sự là tài năng xuất chúng trong ngành tài chính, tiền tệ như vậy sao
không nêu gương điển hình, sao không bảo Thống đốc Nguyễn Văn Bình học hỏi để
điều hành, tránh cho ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam thoát khỏi rối loạn
và nợ xấu như hiện nay?
Ở
độ tuổi ngoài 30, bà Phượng đã đứng ngang hàng cùng các doanh nhân
hàng đầu Việt Nam
-
Còn nếu các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của các công ty trên có
được là nhờ ảnh hưởng quyền lực từ ông bố thì sao? Với tiêu chuẩn này thì độc
giả tự suy luận nhé, xem có phải được hiểu theo cái cụm từ “tham nhũng chính
trị” đã từng được nhắc đến không? (xem thêm bài này: Chống tham nhũng: Giám sát cả gia đình quan chức).
Hay thậm chí là bao gồm cả ảnh hưởng quyền lực và rót vốn?
Có
lẽ chỉ phân tích và dẫn chứng như thế cũng đủ để quý vị hình dung và tự có kết
luận là như thế nào. Còn nếu muốn có kết luận chắc chắn và chính xác hơn thì
hãy đợi đến khi nào (vài năm hay vài chục năm sau) Quốc hội thông qua các Nghị
định sửa đổi Luật về minh bạch tài sản hay giám sát cả gia đình quan chức đã
nhé!
Với
ai thì không biết, nhưng với suy nghĩ tôi, không cần phải chờ có chứng cứ cụ
thể, chỉ cần nhìn vào tấm gương này thì dù là một Đảng viên, một quan chức hay
những người thân có vùng vẫy, tung hoành trong làm ăn kinh tế cũng không cần
phải e ngại, mang tiếng là tham nhũng hay lợi dụng quyền lực để gây ảnh hưởng,
bảo kê cho người thân làm kinh tế, là vi phạm những điều Đảng viên không được
làm.
“Thượng bất chính thì hạ tất loạn”, đơn giản là thế thôi!
===
chú
thích của Thùy Linh :
Thủ tướng và CT Quốc hội có hệ số lương là 13. Lương = 13
x mức lương tối thiểu. Những năm đầu thế kỷ 21 theo bài viết, mức lương tối
thiểu chỉ trên dưới 1 triệu đồng nên lương là mười mấy triệu. Còn nếu với mức
lương tối thiểu tăng dần hay với đề xuất cải cách tiền lương như đang thực hiện
thì lương tối thiểu là 2,5 triệu đồng. Như vậy, lương chính xác của Thủ tướng
sẽ là 13 x 2,5 triệu đồng/tháng = 32,5 triệu đồng. Cũng còn có thông tin thảo
luận đề xuất sẽ tăng tiếp hệ số lương của các nguyên thủ nhưng chưa có kết luận.
Nếu có thay đổi thì quý vị cũng tìm hiểu và nhân hai yếu tố lương trên là có số
liệu lương tương ứng.
No comments:
Post a Comment