04/09/2012
Thông điệp mà nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt muốn gửi đi
qua bài trả lời phỏng vấn dài hơn 8 ngàn từ với tiêu đề “Xã hội dân sự Việt
Nam” (*) có thể được tóm gọn chỉ bằng một câu sau của ông:
“Không có bất kỳ nguy cơ nào về mặt chính trị cho các nhà
cầm quyền, cho Đảng cộng sản Việt Nam và cho chính phủ Việt Nam khi chúng ta có
một xã hội dân sự lành mạnh”
Cho đến nay chưa ai nói XHDS gây tác hại gì cho công dân,
chỉ thấy báo chí chính thống của chúng ta, cụ thể là bài viết gần đây của Dương Văn Cừ cảnh báo về
nguy cơ đe dọa của nó đối với nhà nước XHCN. Vì vậy, đọc qua bài trả lời phỏng
vấn này của Nguyễn Trần Bạt, có thể dễ dàng nhận thấy đối tượng mà tác giả muốn
gửi đến thông điệp trên của mình là nhà cầm quyền, và bằng cách đặt mình vào vị
trí của họ (cho có vẻ khách quan), ông muốn trấn an, hoặc nói nôm na là “dỗ
dành” họ rằng XHDS chẳng phải là con ngáo ộp gì mà khiến các ông phải sợ.
Trong một xã hội “đảng và nhà nước sự” như ở nước ta thì
việc nhiều học giả, nhà nghiên cứu chọn “dỗ dành” là phương pháp tiếp cận mỗi
khi thấy có chuyện gì cần nói với đảng là một cách lựa chọn khôn ngoan.
Trong chuyện này thì không chỉ Nguyễn Trần Bạt, hiện nay chúng ta có cả một đội ngũ “dỗ dành gia”
nổi tiếng như các ông Dương Trung Quốc,
Chu Hảo, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn
Trung, Tương Lai…, và gần đây
nhất là Đào Tiến Thi với bài viết “Tôi nghĩ ĐCSVN
không chủ trương tẩy chay XHDS”
Nhưng kiểu “dỗ dành” ấy liệu có hiệu
quả không khi đối tượng được dỗ dành không phải là trẻ con mà cũng có thừa sự
lọc lõi - mà dân gian hiện đại gọi là “có sỏi ở trong đầu”?
_____________________________________________________________
(*) Xem toàn văn bài trả lời phỏng vấn dưới đây:
No comments:
Post a Comment