Robert
Sutter
The
Diplomat , 31 tháng Tám 2012
Trần
Ngọc Cư
dịch
6-9-2012
Sau khỉ Liên Xô và
các nước Xô viết chư hầu tại Đông Âu sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
đã nhanh chóng ý thức rằng TQ không thể tiếp tục ôm khư khư chủ nghĩa Mác-Lê
nin mà tồn tại được. Về mặt kinh tế, TQ đã ranh mãnh tìm cách phát triển chủ
nghĩa tư bản nhà nước, và về mặt ý thức hệ, TQ bắt đầu cổ vũ một chủ nghĩa dân
tộc cực đoan mang màu sắc Đại Hán. Chủ nghĩa dân tộc đó được xây dựng trên hai
tiền đề cơ bản như là liều thuốc “kích dục” cho nó: một là, Trung Quốc từng bị
các cường quốc khác bắt nạt, phải chịu đựng quan hê bất bình đẳng trong một
thời gian dài; hai là, chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện tại là rất hợp
với đạo lý và có chính nghĩa. Mặc dù đang gặp vô số chống đối của dân chúng
trên các vấn đề áp bức dân tộc thiểu số, nhân quyền, môi trường, tham nhũng
nghiêm trọng và phân hóa giàu nghèo chồng chất dẫn đến bất công xã hội tràn
lan, nhưng Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng đã gặt hái được những thành công
ngoạn mục trong việc xây dựng một chủ nghĩa dân tộc TQ ích kỷ và được sự hưởng
ứng của một phân số trong giới tinh hoa cũng như một bộ phận dân chúng ít am
hiểu tình hình thời sự quốc tế. Đấy là chứng cớ để nhiều học giả trên thế giới
cho rằng, dù Việt Nam rập khuôn Trung Quốc về nhiều phương diện, nhưng trên
phương diện này Việt Nam có khấc với mô hình TQ.
Bauxite
Việt Nam
Bắc
Kinh từ lâu đã đan kết hai sợi chỉ có nội dung là, Trung Quốc (TQ) từng bị các
cường quốc bắt nạt (victimization) và TQ tự cho mình nắm chính nghĩa trong tay
(self-righteousness), để tạo nên chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Điều này khiến
cho việc tương nhượng (compromise) trong quan hệ ngoại giao trở nên khó khăn
hơn.
Những
cuộc biểu tình của dân chúng vào giữa tháng Tám tại các thành phố TQ cùng với
những bình luận chống Nhật Bản trên báo đài và Internet liên quan đến các đảo
đang tranh chấp trong Biển Đông Trung Hoa đã gây sức ép đòi hỏi các quan chức
TQ phải cứng rắn trong việc bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền TQ và chống lại “các
hành động xâm lấn” của Nhật Bản. Những cuộc biểu tình này đã diễn ra tiếp theo
sau các lời kêu gọi của những nhà bình luận nổi tiếng và các nhóm cử tri khác
đòi hỏi Bắc Kinh phải đi theo một đường lối cứng rắn hơn trong các tranh chấp
lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam). Bắc Kinh trong trường
hợp đó đã sử dụng những biện pháp khác thường bao gồm việc sử dụng liên tục các
lực lượng an ninh, trừng phạt kinh tế, các dự án kinh doanh thủy sản và dầu
lửa, các sắc lệnh hành chánh, các cảnh báo ngọai giao, và các phương tiện đe
dọa khác mà không cần dùng sức mạnh quân sự trong những nỗ lực cho đến nay đã
thành công trong việc khuất phục các nước Đông Nam Á có đòi hỏi chủ quyền và
ngăn cản không cho ASEAN đi đến một lập trường thống nhất để đối phó với quyền
lực của Trung Quốc.
Các
nhà bình luận nước ngoài đã nói đúng khi cho rằng động lực thúc đẩy dân chúng
và giới tinh anh tạo sức ép đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải có một đường lối
cứng rắn hơn nữa trên các vấn đề lãnh thổ phần lớn phát xuất từ loại chủ nghĩa
dân tộc đã được nhà cầm quyền TQ cổ vũ mạnh mẽ kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm
dứt và chủ nghĩa cộng sản quốc tế sụp đổ. Chủ đề dân tộc chủ nghĩa TQ nhấn mạnh
rằng kể từ Thế kỷ XIX đến nay Trung Quốc đã bị đối xử bất công, lãnh thổ và
quyền chủ quyền liên hệ của TQ đã bị các cường quốc khác xâu xé; Trung Quốc vẫn
còn ở trong một tiến trình lâu dài trong nỗ lực xây dựng quyền lực đủ mạnh để
bảo vệ lãnh thổ mà TQ kiểm soát và giành lại lãnh thổ đang bị tranh chấp và chủ
quyền của mình. Nói chung, cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa này đã tạo ra
ý thức “một quốc gia bị bắt nạt” (victimization) trong dân chúng và trong giới
tinh anh TQ, những người được coi là có ảnh hưởng ngày càng lớn trên việc hoạch
định quyết sách đối ngọai của Trung Quốc trong một thời đại mà chính trị thủ
lĩnh (strong-man politics) kiểu Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã nhường bước
cho một Ban lãnh đạo tập thể (a collective leadership) biết lắng nghe quan điểm
của giới tinh anh nằm ngoài chính quyền và của dân chúng.
Việc
tạo hình ảnh trong vấn đề đối ngoại
Đáng
tiếc là, việc nhấn mạnh cảm thức của một nước từng bị bắt nạt trong quá khứ và
cả trong hiện tại chỉ là một phần của chủ nghĩa dân tộc ích kỷ (self-absorbed
nationalism) mà nhà cầm quyền TQ đã và đang nuôi dưỡng. Cũng quan trọng không
kém là những nỗ lực rộng lớn để xây dựng hình ảnh một Trung Quốc đóng vai có
đạo lý trên sân khấu thế giới, tương phản với các cường quốc thế giới khác bị
coi là chỉ biết theo đuổi những lợi ích quốc gia ích kỷ. Những nỗ lực này đã
được thể hiện bởi Bộ Ngoại giao, bởi nhiều tổ chức chính phủ, đảng và quân đội
có liên quan đến các vấn đề đối ngoại, bởi những tổ chức bề ngoài có vẻ phi
chính phủ nhưng thân cận với Chính phủ TQ và bởi bộ máy quảng bá/tuyên truyền
đồ sộ của chính quyền TQ. Những nỗ lực này đã tăng cường địa vị quốc tế của
Trung Quốc đồng thời điều kiện hóa người dân tại Trung Quốc để họ suy nghĩ tích
cực về những quan hệ đối ngoại của TQ.
Như
vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chẳng hạn, được rêu rao là có nguyên
tắc trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại, đảm bảo các lập trường có đạo lý
trong quan hệ đối ngoại của TQ; những lập trường có nguyên tắc và đạo lý sẽ tạo
cơ sở cho những chiến lược hữu hiệu của TQ trong các vấn đề thế giới. Rõ ràng
là, những chiến lược này được coi là để đảm bảo rằng Trung Quốc không sai lầm
trong vấn đề đối ngoại, một lập trường có tính biệt lệ được tô đậm thêm bởi
hình ảnh một Trung Quốc luôn luôn tránh công khai nhìn nhận các sai lầm về
chính sách đối ngoại hoặc lên tiếng xin lỗi về hành động của mình trong các vấn
đề thế giới. Hẳn nhiên, một số viên chức ngoại giao và chuyên gia chính sách
đối ngoại TQ hiểu biết nhiều hơn và có thể riêng tư bày tỏ ý kiến bất đồng với
mẫu hình cực kỳ đạo lý của TQ trong chính sách đối ngoại, nhưng họ không dám đi
ra ngoài tư duy chính thống đã được dư luận rộng rãi của giới tinh anh và quần
chúng chấp nhận. Bất cứ chỉ trích nào mà giới tinh anh và quần chúng dùng để đả
kích chính sách đối ngoại của Trung Quốc đều có xu thế tập trung vào một lý do
là Trung Quốc đã quá rụt rè và không đủ mạnh dạn trong việc đương đầu với những
xúc phạm từ nước ngoài.
Ngày
nay, những nỗ lực xây dựng hình ảnh [đẹp đẽ] của Trung Quốc đang hậu thuẫn cho
một vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các vấn đề châu Á và thế giới, một
vai trò nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân TQ và các giới cử tri khác
nhau tại Trung Quốc. Những nỗ lực này cũng báo hiệu một cách lạc quan rằng
Trung Quốc sẽ theo đuổi những chính sách tốt lành đặt cơ sở trên những chủ đề
được chính quyền TQ nhấn mạnh gần đây. Những chủ đề này gồm có: cổ vũ hoà bình
và phát triển ở nước ngoài, tránh thái độ khống chế hoặc bá quyền với các nước
láng giềng hay với các nước khác khi quyền lực của Trung Quốc gia tăng, và noi
gương các vương triều trong lịch sử Trung Quốc là không theo đuổi chủ nghĩa
bành trướng.
Hy
sinh sự thật
Việc
xây dựng một hình ảnh như thế trong cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa liên
quan đến các quan hệ đối ngoại hiện đại của TQ là đi ra ngoài sự thật quá xa so
với sự kiện Trung Quốc bị các cường quốc bắt nạt được mô tả trong cuộc vận động
này của TQ. Sự kiện Trung Quốc từng bị nhiều cường quốc o ép trong phần lớn các
Thế kỷ XIX và XX là có thật. Trái lại, bằng chứng về một đường lối có đạo lý,
có nguyên tắc, và tốt lành là biệt lệ chứ không phải quy luật phổ quát trong
các hình thái dích dắc (zigzags) của những quan hệ đối ngoại thường là mang
tính bạo lực của TQ trong phần lớn 60 năm qua. Đặc biệt, đây là trường hợp đã
diễn ra trong vùng chung quanh Trung Quốc tại châu Á, khu vực đã và đang là
vùng ảnh hưởng lớn nhất của TQ và là vùng nhận sự quan tâm đối ngoại lớn nhất
của TQ. Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều đã phải kinh qua các
hành động xâm lấn hoặc xâm lược của các lực lượng an ninh TQ; các nước này và
các nước xa hơn nữa đã từng chiến đấu chống lại các đội quân nổi dậy hay các
lực lượng ủy nhiệm có vũ trang (armed proxies) hoàn toàn được Trung Quốc yểm
trợ và nhắm vào các nước nói trên. Chủ trương bạo động và những hành động cực
đoan này vẫn còn tiếp tục diễn ra sau triều đại “cách mạng” của Mao. Hậu thuẫn
mạnh mẽ của Trung Quốc dành cho tập đoàn Khmer Đỏ cực đoan đã gia tăng vào
những năm cuối của chế độ Mao và vẫn còn duy trì ở mức cao suốt triều đại Đặng
Tiểu Bình. Trong giai đoạn bạo động đó, các lãnh đạo TQ vẫn tuyên bố hậu thuẫn
cho các nguyên tắc và đạo lý trong vấn đề đối ngoại, nhưng theo quan điểm của
các dân tộc láng giềng và các chuyên gia nước ngoài, những nguyên tắc này thay
đổi không ngừng và khoảng cách giữa nguyên tắc và thực hành thường là quá xa.
Trong
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã cố gắng nhưng không có kết quả đáng
kể trong việc trấn an các lãnh đạo láng giềng vì họ nhớ quá kỹ những lề thói
bạo lực và đe dọa của Trung Quốc trong quá khứ. Hành vi thô bạo gần đây của Trung
Quốc trong Biẻn Đông ViệtNamvà trong Biển Đông Trung Hoa đã nhắc nhở những nỗ
lực hù dọa và o ép của TQ trong quá khứ. Một phần vấn đề trong các nỗ lực trấn
an thế giới của Trung Quốc là, dư luận của giới tinh anh và người dân TQ gần
như chứng tỏ rằng họ không hề hay biết gì về chủ trương bạo lực và những hành
động cực đoan của TQ trong quá khứ, và vì thế họ không hiểu được những lý do
đằng sau thái độ ngờ vực và cảnh giác của nhiều chính phủ láng giềng, và của
cường quốc quan trọng từ bên ngoài ở trong khu vực, tức Hoa Kỳ, đối với Trung
Quốc. Liên quan đến Hoa Kỳ, một lề thói khác được nhìn thấy suốt lịch sử ngoại
giao TQ và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa tại
Trung Quốc là phải biểu lộ sự chống đối ồn ào nhất đối với những nỗ lực của các
cường quốc bên ngoài nhằm thiết lập và duy trì những vị trí để củng cố ảnh
hưởng và sức mạnh chung quanh Trung Quốc. Những động thái này, không những do
Mỹ mà còn do Liên Xô trong quá khứ và do Nhật Bản và Ấn Độ cho đến ngày nay, bị
nhà cầm quyền Trung Quốc cũng như dư luận hậu thuẫn của giới tinh anh và quần
chúng liên tục tố cáo bằng những từ ngữ phóng đại trắng trợn là một mối đe doạ
đối với Trung Quốc, gồm cả việc làm sống lại chính sách bao vây ngăn chặn của
thời Chiến tranh lạnh và các âm mưu khác.
Những
ẩn ý
Dư
luận của giới tinh anh và của quần chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của cuộc vận
động tư duy dân tộc chủ nghĩa nhấn mạnh sự kiện Trung Quốc bị dọa nạt bởi các
cường quốc khác. Cũng nghiêm trọng không kém là, cuộc vận động tư duy dân tộc
chủ nghĩa TQ còn củng cố một ý thức độc đáo, mạnh mẽ về đạo lý và chính nghĩa
trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Do đó, dư luận TQ chỉ thấy bất cứ
vấn đề gì mà Trung Quốc gặp phải với các nước láng giềng và với các cường quốc
liên quan gồm cả Mỹ về các vấn đề chủ quyền và an ninh nhạy cảm là do các nước
ấy gây ra chứ không phải do Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc thiếu kiên nhẫn đối
với các lời phản đối của những nước có đòi hỏi chủ quyền khác và đối với các
lời kêu gọi đòi Trung Quốc phải nhượng bộ trên những vấn đề nhạy cảm liên quan
đến chủ quyền và an ninh tại khu vực châu Á gần kề Trung Quốc. Do đó, dư luận
của giới tinh anh và quần chúng TQ đòi hỏi những chính sách cứng rắn hơn để bảo
vệ các lợi ích của TQ trong Biển Đông Việt Namvà Biển Đông Trung Hoa. Nỗ lực
xây dựng hình ảnh TQ đã thành công trong việc điều kiện hóa dư luận TQ, và sự
kiện này chỉ làm gia tăng khó khăn trong việc quản lý các căng thẳng trên các
biển gần Trung Quốc và làm cho việc giải quyết các vấn đề này khó thực hiện trong
một tương lai có thể trông thấy.
R.S.
Robert
Sutter là Giáo sư về Thông lệ Bang giao Quốc tế tại Trường Bang giao Quốc tế
Elliott thuộc Viện Đại học George Washington tại Washington, DC. Bài viết này
được xuất bản lần đầu bởi Bản tin hàng tuần Pacific Forum CSIS Pacnet ở trang
mạng này và chỉ tiêu biểu cho quan điểm của từng tác giả.
Dịch
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment