The New York Times
04-09-2012
BẮC KINH - Trong lúc căng thẳng đang tăng với các nước láng giềng
về các quần đảo và đường thuỷ chiến lược, Trung Quốc đã đạt được một vài thắng
lợi làm cho Hoa Kỳ và đồng minh thêm khó chịu.
Các tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các đảo có tiềm năng dầu khí ở Biển Đông Trung Quốc và giữa Trung Quốc và Philippines trên một hòn đảo mà Trung Quốc đã chặn không cho tàu Philippines vào, sẽ là chủ đề chính trong các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton và lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tối thứ Ba và thứ Tư, giới chức Mỹ và Trung Quốc cho hay.
Trong chuyến thăm sáu nước Á châu trong mười ngày lần này, có thể là lần cuối trong vai trò Ngoại trưởng, bà Clinton có kế hoạch thuyết phục Trung Quốc thảo luận với các nước láng giềng về những tranh chasp chủ quyền ở Biển Đông, giới chức chính phủ Obama cho biết.
Trung Quốc đã không chịu hội đàm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nói rằng thời gian là không đúng.
Từ chuyến thăm lần cuối của bà Clinton tại Bắc Kinh hồi tháng Năm, Trung Quốc đã hành động mạnh hơn trong các tranh chấp biển đảo trong khu vực và với sự đoàn kết nhiều hơn giữa các ban ngành của nhà nước TQ.
Báo giới chính thức của Trung Quốc đã có một giọng điệu ngày càng tự tin hơn trong những tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, khẳng định rằng Hoa Kỳ cần phải chấp nhận rằng Mỹ đang suy thoái. Những bài xã luận [của TQ] cảnh báo Hoa Kỳ đừng cố gắng được trục lợi từ những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), và ở Biển Đông Trung Quốc, nơi những cuộc tranh chấp lâu đời vì những hòn đảo nhiều dầu khí đã, một lần nữa, bùng lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một đồng minh hiệp ước với Washington.
Phát biểu hôm thứ Hai tại một cuộc họp báo thường xuyên tại Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Hong Lei cho biết rằng những hòn đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản là “vốn là” những phần đất/biển của Trung Quốc kể từ “thời cổ đại”. Không nhắc đến tên Hoa Kỳ, Hong Lei cảnh báo người ngoại cuộc không nên can thiệp vào vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Một sự kiện được xem như là một chiến thắng khiêm tốn đối cho Trung Quốc, là Thủ tướng Yoshiko Noda của Nhật Bản gởi thư cho Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, hôm thứ Sáu kêu gọi “ứng xử bình tĩnh” của cả hai bên tại các hòn đảo ở Biển Đông Trung Quốc - tên Trung Quốc là Điếu Ngư và tên Nhật Bản là Senkaku.
Lá thư được xem như là một cử chỉ hòa giải của chính phủ Nhật sau khi một nhóm 10 người hoạt động được Tokyo doanh nhân hỗ trợ, cho hay họ muốn mua quần đảo, đã tổ chức một cuộc đổ bộ lên các hòn đảo hôm 19 mà không có sự cho phép của chính quyền Nhật Bản.
Một nhóm những người hoạt động thứ hai từ vùng thủ đô Tokyo, gọi mình là một toán thăm dò, đã đi đến vùng biển gần quần đảo Sensaku hồi cuối tuần; họ coi đây bước đầu tiên trong kế hoạch mua quần đảo.
Các tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các đảo có tiềm năng dầu khí ở Biển Đông Trung Quốc và giữa Trung Quốc và Philippines trên một hòn đảo mà Trung Quốc đã chặn không cho tàu Philippines vào, sẽ là chủ đề chính trong các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton và lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tối thứ Ba và thứ Tư, giới chức Mỹ và Trung Quốc cho hay.
Trong chuyến thăm sáu nước Á châu trong mười ngày lần này, có thể là lần cuối trong vai trò Ngoại trưởng, bà Clinton có kế hoạch thuyết phục Trung Quốc thảo luận với các nước láng giềng về những tranh chasp chủ quyền ở Biển Đông, giới chức chính phủ Obama cho biết.
Trung Quốc đã không chịu hội đàm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nói rằng thời gian là không đúng.
Từ chuyến thăm lần cuối của bà Clinton tại Bắc Kinh hồi tháng Năm, Trung Quốc đã hành động mạnh hơn trong các tranh chấp biển đảo trong khu vực và với sự đoàn kết nhiều hơn giữa các ban ngành của nhà nước TQ.
Báo giới chính thức của Trung Quốc đã có một giọng điệu ngày càng tự tin hơn trong những tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, khẳng định rằng Hoa Kỳ cần phải chấp nhận rằng Mỹ đang suy thoái. Những bài xã luận [của TQ] cảnh báo Hoa Kỳ đừng cố gắng được trục lợi từ những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), và ở Biển Đông Trung Quốc, nơi những cuộc tranh chấp lâu đời vì những hòn đảo nhiều dầu khí đã, một lần nữa, bùng lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một đồng minh hiệp ước với Washington.
Phát biểu hôm thứ Hai tại một cuộc họp báo thường xuyên tại Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Hong Lei cho biết rằng những hòn đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản là “vốn là” những phần đất/biển của Trung Quốc kể từ “thời cổ đại”. Không nhắc đến tên Hoa Kỳ, Hong Lei cảnh báo người ngoại cuộc không nên can thiệp vào vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Một sự kiện được xem như là một chiến thắng khiêm tốn đối cho Trung Quốc, là Thủ tướng Yoshiko Noda của Nhật Bản gởi thư cho Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, hôm thứ Sáu kêu gọi “ứng xử bình tĩnh” của cả hai bên tại các hòn đảo ở Biển Đông Trung Quốc - tên Trung Quốc là Điếu Ngư và tên Nhật Bản là Senkaku.
Lá thư được xem như là một cử chỉ hòa giải của chính phủ Nhật sau khi một nhóm 10 người hoạt động được Tokyo doanh nhân hỗ trợ, cho hay họ muốn mua quần đảo, đã tổ chức một cuộc đổ bộ lên các hòn đảo hôm 19 mà không có sự cho phép của chính quyền Nhật Bản.
Một nhóm những người hoạt động thứ hai từ vùng thủ đô Tokyo, gọi mình là một toán thăm dò, đã đi đến vùng biển gần quần đảo Sensaku hồi cuối tuần; họ coi đây bước đầu tiên trong kế hoạch mua quần đảo.
Trong trường hợp liên quan đến Philippines và Trung Quốc, chính quyền Obama lặng lẽ đàm phán một thỏa thuận hồi tháng Năm yêu cầu tàu Philippines và Trung Quốc rời Bãi cạn Scarborough, tên Hán-Việt là Hoàng Nham đảo.
Khi Trung Quốc rới Bãi cạn họ để lại một sợi dây thừng ngăn chặn lối vào phá [lagoon], hai viên chức ngoại giao hiểu biết tình hình, nhưng giấu tên vì nghi thức ngoại giao, cho biết.
Thứ trưởng Ngoại giao của Philippines, Laura del Rosario, cho biết hôm thứ Sáu tuần rồi ba tàu Trung Quốc vẫn thả neo bên ngoài, không cho tàu đánh cá Philippines đi vào phá.
Với sự căng dây chận lối, và vị trí của các tàu thuyền của họ, Trung Quốc đã dựng lên một tình trạng mới tại Bãi cạn Scarborough, và quyết tâm không lùi bước, hai viên chức ngoại giao cho biết.
Để bày tỏ công khai sự không hài lòng với Washington về tranh chấp Biển Đông Trung Hoa, Trung Quốc đã phản ứng một cách tức thì với bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước khi Hoa Kỳ đã gọi quần đảo đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản bằng tên Nhật, quần đảo Senkaku.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland nói rằng những hòn đảo này dưới sự kiểm soát hành chính của chính phủ Nhật Bản kể từ chúng là “một phần của đảo Okinawa” Nhật thu hồi vào năm 1972, và do đó nằm trong hiệp ước quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên Trung Quốc liệu có phải Washington coi quần đảo Sensaku là một phần của lãnh thổ Nhật Bản, Bà Nuland cho biết: “Chúng tôi không đứng về phía nào trong tranh chấp ở quần đảo, nhưng chúng tôi khẳng định rằng quần đảo [Sensaku] được bảo vệ theo hiệp ước [Mỹ-Nhật].”
Một chuyên gia Trung Quốc về Nhật Bản nói rằng bình luận của bà Nuland không thể chấp nhận được. “Trước đây, Hoa Kỳ cho biết họ không đứng về phía nào về những tuyên bố chủ quyền,” Hu Lingyuan, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết. “Bây giờ Mỹ mâu thuẫn với chính họ. Nhân dân Trung Quốc không thể chấp nhận điều này. Mỹ rõ ràng đang đứng về phe Nhật Bản.”
Nhân dân Nhật báo vặn lại rằng Điếu Ngư là quần đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc, không thuộc hiệp ước phòng thủ của Washington với Nhật Bản, và “không có chỗ để đàm phán.”
Tâm lý chống Nhật đã được khơi dậy bằng hàng loạt tin tức trên đài truyền hình quốc gia về cuộc cuộc đổ bộ của người Nhật lên các đảo trong Biển Đông Trung Quốc. Tại những làng nhỏ và trên các tờ báo tỉnh, người Nhật là chủ đề để dân chúng tụ tập xem TV phỉ báng.
Căng thẳng hơn nữa, lá cờ Nhật Bản trên mui của chiếc xe chính thức của Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc đã bị giựt mất hồi tuần trước ngay giữa đường phố ở Bắc Kinh. Báo chí Nhật Bản đưa tin cho hay bốn người tình nghi đã bị nhà chức trách Bắc Kinh thẩm vấn, nhưng không bị giam giữ. “Thật là điều đáng báo động đối với Nhật Bản vì có nhiều người ca ngợi cuộc tấn công (xe Đại sứ), và gọi những người tình nghi là “anh hùng”, Tờ nhật báo Yomiuri viết trong một bài xã luận.
Làm căng thẳng thêm nghiêm trọng, Tổng công ty Dầu khí CNOOC của Trung Quốc, khai thác khoảng 25% dầu thô từ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), công bố tuần trước họ đã mở hồ sơ gọi thầu với các công ty quốc tế tại một loạt các mỏ dầu ở miền Nam Biển Đông và Biển Đông Trung Quốc.
Ít nhất có hai mỏ nằm trong vùng biển đang có tranh chấp với Nhật Bản và Việt Nam, giới ngoại giao cho biết.
© DCVOnline
Nguồn:In
Beijing, Clinton to Discuss Island Disputes. By JANE PERLEZ, TNYT,
September 3, 2012. Bree Feng giúp phần nghiên cứu.
No comments:
Post a Comment