Ngọc
Lan/Người Việt
Friday,
September 21, 2012 5:32:55 PM
WESTMINSTER (NV) - “An Lộc là
trận lớn nên muốn nó đi vào quân sử thế giới thì bộ sử liệu 'Chiến Thắng An Lộc
1972' phải đưa vào dòng chính bằng Anh ngữ và Pháp ngữ thì mới được thế giới để
ý và công nhận. Sau 40 năm, chúng tôi muốn làm điều đó và quyết phải làm cho
bằng được công việc mà chưa ai muốn làm này.”
Thi sĩ Quốc Nam, chủ tịch An Lộc Foudation (ALF), nói về ý nghĩa công
việc mà ALF đang thực hiện.
Hình
bìa sử liệu “Chiến Thắng An Lộc 1972.” (Hình: baovecovang.wordpress.com)
Năm 2006, bộ sử liệu
“Chiến Thắng An Lộc 1972” do cựu Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, người giữ vai trò
khá quan trọng trong trận đánh An Lộc, làm chủ biên, ra đời.
Bộ
sử liệu này là công lao đóng góp của nhiều “nhân chứng sống” từng có mặt trong
trận đánh hào hùng năm xưa như cựu Trung
Tá Nguyễn Ngọc Ánh, từng là phụ tá hành quân của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 Quân Khu 3 Nguyễn Văn Minh, là
người đặc trách chiến trường An Lộc và ngoại biên, Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu đại tá trung đoàn trưởng Trung
Ðoàn 8 của Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, Thiếu Tá
Phạm Châu Tài, cựu đại đội trưởng biệt cách dù, người được mệnh danh là Hổ
Xám, liên đoàn trưởng biệt cách dù Phan
Văn Huấn...
Ấn
bản “Chiến Thắng An Lộc 1972” đầu tiên ra đời năm 2006 dài 504 trang, sau đó
được bổ túc thêm, đến cuối năm 2010 đã lên tới 800 trang.
“Ðây là cuốn sử chính thống lấy từ bộ tham mưu quân đoàn
cho tới vị tư lệnh chiến trường ở tại An Lộc. Những tài liệu này được coi như
là tài liệu chính xác nhất.” Ông Quốc Nam đánh giá.
Theo
ông, “Trong
suốt lịch sử 80 năm đảng cộng sản đưa chủ thuyết Mác-Lê vô Việt Nam thì có hai
trận đánh lớn nhất, đó là trận Ðiện Biên Phủ năm 1954 và trận An Lộc năm 1972.
Trong đó, trận An Lộc được xem là kinh hoàng và lớn hơn trận Ðiện Biên Phủ năm
1954. Ðây không phải là trận bình thường mà là trận đánh chiến lược, nhằm đưa
đến Hiệp Ðịnh Paris. Trận đánh này lớn nhưng do người Mỹ che lấp với lý do ủng
hộ phong trào phản chiến, muốn Việt Nam hóa chiến tranh và đi đến chỗ bỏ rơi
Việt Nam.”
Ðó
cũng chính là lý do vì sao ALF ra đời vào Tháng Bảy năm nay với ba thành viên
đầu tiên gồm có cựu Ðại Tá Phan Văn Huấn, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, và thi sĩ
Quốc Nam, người có hơn nửa thế kỷ cầm bút với hơn 21 tác phẩm đã xuất bản.
Ông Quốc Nam cho
biết,
“Mục đích của việc thành lập ALF, ngoài
việc nhằm chuyển ngữ bộ sử liệu 'Chiến Thắng An Lộc 1972, là nhằm giúp đỡ cho
những người tham gia trong trận An Lộc hiện đang còn sống tại Việt Nam và tại
Mỹ.”
Sau
khi ra mắt ban chấp hành tạm thời tại Houston, bước tiếp theo mà ALF thực hiện
là “tìm thêm hình ảnh và tài liệu về trận chiến An Lộc, để viết lại quyển sử
liệu quan trọng này dầy khoảng 450 trang, thay vì quyển CD Việt Ngữ hiện nay
dày tới 800 trang sách thông thường.”
“Sau đó, ALF sẽ nhờ
một nhà xuất bản Hoa Kỳ ở New York giúp đỡ, và nhóm cầm bút Mỹ chuyên nghiệp sẽ
'edit' quyển sách Anh ngữ 'Chiến Thắng An-Lộc 1972' trước khi tung ra công luận
quốc tế. Có như thế, quyển sử liệu sẽ dễ dàng đưa vào dòng lịch sử và quân sử
thế giới, để các thế hệ Việt Nam còn mãi mãi hãnh diện về QLVNCH và quân dân
miền Nam Việt Nam tự do.” Chủ tịch ALF nêu kế hoạch.
Ðể thực hiện dự án
này, “Vấn đề còn lại chỉ
là tài chánh.”
Ông Quốc Nam giải
thích,
“Ðể có tài chánh chúng tôi đưa quyển sử
liệu vào trong một cuốn CD tặng cho mọi người trong những buổi họp mặt và trong
đó có những bao thư để khi họ thấy việc làm có ý nghĩa thì họ sẽ ủng hộ một số
tiền bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, có lẽ do chúng tôi không có kinh nghiệm
trong vấn đề kêu gọi sự quyên góp nên trong ngày ra mắt CD tại Houston thì sự
đóng góp chỉ có hơn $3,000. Mà lúc đó họ cũng chưa hiểu rõ vấn đề.”
Theo
ông Quốc Nam, ALF đang chuẩn bị ra mắt ở nhiều nơi để tặng CD này, “Lúc đó chúng tôi sẽ nói rõ ràng hơn để họ
hiểu kế hoạch này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quân dân miền Nam Việt Nam,
quân lực VNCH, đặc biệt là nó đưa vào sử bằng Anh ngữ và Pháp ngữ để mọi người
có thể tìm hiểu.”
Là
người đứng đầu dự án này, ông Quốc Nam chia sẻ, “Chúng tôi thực hiện công việc này hoàn toàn không có phương tiện gì
trong tay ngoài tấm lòng và uy tín trong cộng đồng mà thôi. Do đó, rất mong sự
hỗ trợ của mọi người trong việc thực hiện công tác này, vì mục tiêu quốc gia để
đối đầu với sự tuyên truyền không đúng sự thật của phía cộng sản.”
Quý đồng hương muốn
nhận được quyển CD Việt ngữ “Chiến Thắng An Lộc 1972” có thể email đến
anlocfoundation@gmail.com, hoặc gởi thư về ALF: PO Box 18104 Seattle, WA 98118,
USA.
––
Liên
lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment