Với
Tô Đại tướng, “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo” ý nghĩa gì?
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
09-8-2024
Bên
cạnh bận tâm lớn nhất là chuẩn bị Hội nghị Trung ương tháng 10 và lo nhân sự
cho Đại hội 14, liệu tân TBT—CTN Tô Lâm có cho khởi tố vợ chồng Nguyễn Xuân
Phúc như tin đồn?
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hôm 6/8/2024 tại
trụ sở Trung ương ĐCSVN (ảnh minh họa) - Chính phủ Việt Nam
Sáng
6/8/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Lãnh đạo chủ chốt (LĐCC) đã họp để đánh
giá kết quả công tác tháng 7 và nhiệm vụ tháng 8, dưới sự chủ trì của Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước (TBT—CTN) Tô Lâm. Theo báo Điện tử Chính phủ, sau khi Lãnh đạo
chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư thảo luận, TBT—CTN Tô Lâm kết luận một số
nhiệm vụ toàn Đảng và hệ thống chính trị phải tập trung, giải quyết trong thời
gian tới (1). Theo cách đưa tin, có thể hình dung 6 nhân vật trong ảnh của
Phiên họp LĐCC được chia làm 3 thành phần: Thứ nhất là các đồng chí trong “Tứ
trụ”, mà hiện thời chỉ còn “Tam trụ”, vì TBT đã kiêm luôn CTN, ông Phạm Minh
Chính là Thủ tướng Chính phủ và ông Trần Thanh Mẫn là Chủ tịch Quốc hội. Thứ
hai là Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư. Và thành phần thứ ba là bộ
phận giúp việc, gồm hai Thượng tướng Công an Nguyễn Duy Ngọc và Tô Ân Xô.
Vũ
Hồng Văn và “Bộ Hưng Yên”
Giới
quan sát chú ý đến tuyên bố và hành động của TBT—CTN Tô Lâm. Ông đề cập nhiều đề
tài trong cuộc họp, nhưng nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là cần “sớm kiện toàn
các chức danh lãnh đạo!” TBT tiếp tục chỉ đạo công tác nhằm bảo đảm tốt nhất đối
với Hội nghị lần thứ 10 BCHTƯ và chuẩn bị Đại hội lần thứ 14 theo đúng lộ trình
(2) . Nhưng đâu phải đến bây giờ, mà cách đây nhiều năm, đặc biệt từ 10 tháng
trước đây, ông Tô Lâm đã tính xa chuyện “kiện toàn các chức danh lãnh đạo” một
cách vô tiền khoáng hậu. Ngày 30/10/2023, dưới sự “yểm trợ” của Tô Lâm, bấy giờ
là Bộ trưởng Công an (BTCA), Ban bí thư đã điều Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, em vợ
(cũ) của ông, về công tác tại UBKTTƯ (3), để ngày 8/8/2024 vừa qua, Bộ Chính trị
lại chuẩn y tiếp Vũ Hồng Văn giữ chức Phó Chủ nhiệm cơ quan này (4), và theo
tin tức nội bộ, ông Văn sẽ thay Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú. Mối quan hệ “tương sinh
– tương khắc” giữa Bộ Công an và UBKTTƯ, tạo nên sự hài hòa, giúp điều chỉnh,
giữ cho sự cân bằng không bị phá vỡ giữa một siêu Bộ của chính phủ và một Ban
quan trọng của Đảng, cho thấy tầm nhìn xa của ngài BTCA.
Tại
buổi lễ chúc mừng Thiếu tướng Vũ Hồng Văn nhận nhiệm vụ mới, BTCA Tô Lâm đã nhấn
mạnh việc điều động này là xuất phát từ “yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban Kiểm
tra Trung ương và kiện toàn cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp
hành Trung ương” (5). Nhưng Vũ Hồng Văn là ai? Theo tiểu sử trên trang Quốc hội,
ông Văn sinh năm 1976, đã công tác trong Bộ Công an từ năm 1995, kinh qua nhiều
chức vụ gồm: phó chính ủy, phó tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; giám đốc
Công an tỉnh Đắk Lắk, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cục trưởng Cục An ninh
chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an (6). Nhưng theo một nguồn tin nội bộ, Vũ Hồng
Văn là lính nghĩa vụ chuyển ngạch quân nhân chuyên nghiệp, ông đã vượt khung kịch
trần thiếu tá để lên đến hàm cấp tướng (7).
Nhưng
trong các “cú bẻ lái” trước đó, phải kể đến việc CTN Tô Lâm, thông qua một Hội
nghị nội bộ của Bộ Công an đã ép được Bộ Chính trị phải đề cử Thượng tướng
Lương Tam Quang giữ ghế BTCA. Việc ông Quang chưa vào Bộ Chính trị mà đã thăng
tiến lên làm BTCA là điều chưa từng có từ sau 1975. “Cú xáo bài” có một không
hai này diễn ra chiều 06/6/2024, khi CTN Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm
Lương Tam Quang giữ chức vụ BTCA (8). Quyết định này đã vô hiệu hóa Quyết định
số 439 do Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ngày 22/5/2024 về việc giao cho Thượng
tướng Trần Quốc Tỏ điều hành BCA (9). Như vậy, không chỉ Bộ trưởng – Thượng tướng
Lương Tam Quang; mà cả Phó Chủ nhiệm – Thiếu tướng Vũ Hồng Anh; tân Thứ trưởng
BCA – Trung tướng Phạm Thế Tùng và Chánh Văn phòng BCHTƯ – Thượng tướng Nguyễn
Duy Ngọc, tất cả đều có gốc gác từ “Tiểu Kinh đô” Hưng Yên của Tô Đại tướng.
Sau kỷ nguyên “Thanh hóa hóa” thời cố TBT Lê Khả Phiếu, giờ đây, trước mắt “Bộ
Hưng Yên” sẽ lãnh đạo Bộ Chính trị!
Thiếu
tướng Vũ Hồng Văn giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tân
TBT—CTN sẽ “đốn cả trụ”?
Phát
biểu sáng 3/8/2024, ngày ông Tô Lâm được Trung ương bầu làm Tổng bí thư của Đảng,
tân CTN—TBT cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng của người tiền nhiệm
Nguyễn Phú Trọng. Ngay trong cùng ngày, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và ba Ủy
viên Trung ương ĐCSVN đã phải thôi chức do có sai phạm. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử ĐCSVN cùng một lúc có đến 4 Ủy viên đương chức bị loại khỏi BCHTƯ
trong dó có một Bí thư Trung ương kiêm Phó Thủ tướng (10). Cũng giống như các
trường hợp bị kỷ luật gần đây, các Ủy viên Trung ương này được cho là đã “tự đệ
đơn xin nghỉ, vì nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân”. Tại cuộc họp
báo hôm 3/8 sau khi được bầu làm Tổng bí thư, ông Tô Lâm đã khẳng định rằng ông
sẽ tiếp tục công tác phòng, chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, với phương châm
như cũ là ‘không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể
người đó là ai, xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực’, theo tường thuật
của báo chí trong nước (11).
Với
cái chết đầy bất ngờ của Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung
tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng mạng rộ lên tin đồn có liên quan đến vợ chồng
cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và vợ là Trần Thị Nguyệt Thu. Tờ Thời Báo từ
Đức loan tin vợ chồng ông Phúc bị cấm xuất cảnh, vì có liên quan đến việc nhận
hối lộ từ bà Trương Mỹ Lan và từ Việt Á. Ông Vũ Tiến Lộc hồi bấy giờ là người dắt
mối cho ông Phúc và bà Lan phát triển mối quan hệ lợi ích. Ông Lộc được bà Lan
nhiều lần nhờ chuyển tiền và quà cho ông Phúc. Theo trang mạng này, ông Vũ Tiến
Lộc có thể đã tự sát sau lần gặp Nguyễn Xuân Phúc mới đây, vì biết mình sẽ
“lành ít dữ nhiều”, nếu không lánh đi đâu đó một thời gian, theo lời khuyên của
ông Phúc (12). Ông Phúc được cho là sẽ bị khởi tố vì tội nhận hối lộ, còn bà vợ
ông vì tội lũng đoạn thị trường chứng khoán. Tài liệu cho thấy từ 2016 – 2020,
bà Thu đã thu lợi 12.000 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD). Còn ông Phúc thì chưa
rõ là đã được hưởng lợi bất chính và nhận hối lộ bao nhiêu.
Nếu
tân TBT—CTN cho “bộ đôi củi gộc” Phúc – Thu vào lò, mũi tên của Tô Đại tướng sẽ
găm được nhiều đích. Thứ nhất, người đứng đầu ĐCS vừa trúng cử sẽ được lòng đại
bộ phận dân chúng, vốn oán hận ngút trời, vì Đảng/Nhà nước đến tận bây giờ vẫn
chưa chịu công bố ai là “trùm cuối” của các vụ đại án rúng động toàn quốc. Thứ
hai, Tô Đại tướng sẽ ghi điểm tuyệt đối cho tuyên bố hôm 3/8 và những tuyên bố
trước đó rằng, ông sẽ chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ...
xử một vụ, cảnh tỉnh cả vùng”. Thứ ba, dự luận xã hội cho rằng, cố TBT Nguyễn
Phú Trọng trước đây cùng tuyên bố như ông Tô Lâm. Tuy nhiên, ông Trọng vẫn chừa
ra một số “vùng né”, đó là, ngoại trừ trường hợp Đinh La Thăng, Đảng các ông vẫn
chưa dám truy tố hình sự các Ủy viên Bộ Chính trị và các thành viên trong “Tứ
Trụ”; nay Tô Đại tướng sẽ nêu gương, nói đi đôi với làm. Nếu không, một sự bất
tín, vạn sự bất tin!
----------------------
*
Bài viết không phản ánh quan điểm của Đài Á châu Tự do
----------------------
Tham
khảo:
(5
& 6) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgrlzqvyz6o
(11) https://vnexpress.net/trung-uong-cho-thoi-chuc-mot-bi-thu-3-uy-vien-4776985.html
(12) https://vietnamthoibao.org/vntb-lieu-to-lam-co-cho-khoi-to-vo-chong-nguyen-xuan-phuc/
No comments:
Post a Comment