Việt Nam có đánh mất
cơ hội trong chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ do bất ổn chính trị?
BBC News Tiếng Việt
8
tháng 8 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn49y8xx2epo
Việt
Nam đã trải qua nhiều lần chuyển giao lãnh đạo “Tứ Trụ” trong gần 40 năm tiến
hành cải cách kinh tế, nhưng trong vòng 20 tháng qua, Hà Nội đã trải qua những
bất ổn chính trị chưa từng có tiền lệ.
Kể
từ tháng 12/2022, 7 trong số 18 thành viên của Bộ Chính trị khóa 13 (tức 39%)
đã mất chức, trong đó có hai nhà kỹ trị là cựu Phó Thủ tướng Phạm
Bình Minh và cựu Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc, những người thường xuyên đối thoại với cộng đồng
doanh nghiệp.
Bản
án tử hình dành cho doanh nhân Trương Mỹ
Lan trong vụ án kinh tế lớn nhất lịch sử Việt Nam hồi tháng
4/2024, cùng với các lãnh đạo cấp cao liên tiếp từ chức đã khiến một số công ty
và nhà đầu tư nước ngoài lo lắng.
Đại
diện từ một công ty năng lượng nước ngoài trao đổi với BBC với điều kiện ẩn
danh để không làm phật lòng chính phủ Việt Nam cho biết sự ra đi đột ngột của
các quan chức hàng đầu khiến ông và các nhà đầu tư khác đắn đo hơn trong việc
xúc tiến các kế hoạch kinh doanh.
Vị
này giải thích rằng nguyên nhân là do các quan chức chính phủ cảnh giác với các
cuộc điều tra tham nhũng sẽ không phê duyệt các văn bản pháp lý hoặc xử lý các
quy định mới theo theo đúng tiến độ.
Theo
các chuyên gia, những biến động trên chính trường Việt Nam mà diễn biến mới nhất
là sự ra
đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô
Lâm lên nắm quyền đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài “quan sát và chờ
đợi”.
Liệu
điều này có ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của Việt Nam, quốc gia đang được hưởng lợi
từ chính sách "Trung Quốc + 1" mà các tập đoàn quốc tế áp dụng để
tránh chỉ đầu tư vào đất nước 1,4 tỷ dân?
·
Hoa Kỳ từ chối
nâng cấp Việt Nam lên 'nền kinh tế thị trường'
2 tháng 8 năm 2024
·
Việt Nam để tuột
mất hàng tỷ đô la đầu tư do thiếu ưu đãi
6 tháng 7 năm 2024
·
Tăng tốc phát
triển kinh tế dựa trên công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy kinh tế tư nhân
13 tháng 7 năm 2024
Bỏ
lỡ hàng tỷ đô la
“Trung
Quốc+1” (China plus One) là chiến lược kinh doanh quốc tế được các tập đoàn đa
quốc gia triển khai trong vài năm trở lại đây.
Theo
đó, các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển nhà máy gia công của mình ra khỏi
Trung Quốc hoặc mở thêm cơ sở ở các nước khác để giảm rủi ro từ việc quá phụ
thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là sau bài học zero Covid ở Trung Quốc và
thương chiến Mỹ-Trung.
Việt
Nam và Ấn Độ được đánh giá là hai nước hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chạy đua dịch
chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy
Việt Nam chưa tận dụng tốt nhất cơ hội này.
Cuối
tháng 6/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết nhiều tập đoàn lớn đến
tìm hiểu cơ hội đầu tư tại quốc gia Đông Nam Á nhưng sau đó lại quyết định chuyển
sang các nước khác vì Việt Nam thiếu các biện pháp khuyến khích đầu tư phù hợp,
dẫn đến bỏ lỡ hàng tỷ đô la.
No comments:
Post a Comment