Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và ngôi vị quyền lực : cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
BBC News Tiếng Việt
30
tháng 7 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czvx5j2rqw5o
Nếu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam
khi liên tiếp làm tổng bí thư ba nhiệm kỳ chưa từng có tiền lệ thì cựu Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng từng được coi là nhân vật quyền lực số 1 trước thềm Đại hội
12.
Một
nhà quan sát giấu tên từ Hà Nội nói với BBC rằng, từ sau Đại hội 12 vào tháng 1
năm 2016, quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng khi loại
trừ thành công đối thủ chính trị lớn nhất - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Việc
loại trừ Thủ tướng Dũng không chỉ giúp Đảng giành lại quyền lực từ tay chính phủ
mà còn là phát súng khai hỏa chiến dịch chống tham nhũng, chống xa rời lý tưởng
và chống diễn biến trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một cơ quan mà
ông Dũng đã thao túng suốt nhiều năm."
Thời
kỳ Đảng Cộng sản suy yếu
Trước
Đại hội Đảng 2016, bức tranh chính trị Việt Nam dường như có dấu hiệu ly khai
khi quyền lực của chính phủ trở nên mạnh hơn, từ thời ông Võ Văn Kiệt, ông Phan
Văn Khải và đỉnh điểm là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền từ năm 2006-2016 và ông thực sự được giới quan
sát chính trị, chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là nhân vật quyền lực số
1.
Năm
2015, trước thềm Đại hội 12, trên trang Nghiên cứu quốc tế, tác giả Lê Hồng Hiệp
từng nói về sức ảnh hưởng của ông Dũng đến Ban chấp hành Trung ương là rất lớn,
khi mô tả cơ quan này "phần đông bao gồm các quan chức thuộc chính phủ và
các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh thành, những người mà quyết định bổ nhiệm của họ
đều được đưa ra hoặc chịu nhiều tác động bởi ông Dũng".
"Ông
Dũng có vai trò quan trọng trong phân bổ ngân sách nhà nước đến các chính quyền
địa phương cũng như mối quan hệ tốt giữa ông và giới doanh nghiệp. Ông còn có
ưu thế đối với Bộ Quốc phòng và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông từng giữ chức
thứ trưởng)," Tiến sĩ Hiệp viết.
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất
Còn
ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales
(Úc), từng nhận định với
BBC News Tiếng Việt rằng vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Văn phòng
Chính phủ, bao gồm cả cố vấn cho thủ tướng, đã trở nên quyền lực hơn phe đảng về
mặt chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực.
"Trước
Đổi mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nhiều Ban Đảng song song với các bộ
trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Theo thời gian, số lượng các ban này phải giải
thể và sáp nhập. Quyền lực của thủ tướng mở rộng đến các tỉnh do ông kiểm soát
ngân sách của họ và Đảng thất thế."
Nhiều
ban Đảng đã phải giải thể hoặc sáp nhập và nhiều ứng cử viên do Trung ương Đảng
sắp xếp về làm bí thư thành ủy các thành phố lớn đều thất cử.
Trong
cuốn hồi ký mang tên Không gì là không thể:
Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam (Nothing is Impossible: America's
Reconciliation with Vietnam), Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2017
Ted Osius viết về cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2015 và nhận
định ông Dũng là người "đứng trên chóp kim tự tháp chính trị của Việt Nam
được một thập niên, là nhân vật quyền lực thực thụ tại Việt Nam sau Tổng Bí thư
Lê Duẩn".
No comments:
Post a Comment