Thể
thao VN - Từ hào quang ở “ao làng” SEA games đến thất bại ở Olympics
RFA
10/08/2024
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-olympics-2024-seagames-08102024121911.html
Olympics
Paris 2024 là lần thứ hai liên tiếp đoàn thể thao Việt Nam không đạt được
bất kỳ một tấm huy chương nào, phải ra về trắng tay. Các nước khác thuộc khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Philippines đều đã có huy
chương.
Trong khi
đó, ở hai kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA games lần thứ 31 và 32 thì đoàn
thể thao Việt Nam đã liên tiếp đứng đầu.
Dù đạt được
thành tích cao trong các kỳ SEA games nhưng cái tên Việt Nam gần như mất hút ở
đấu trường Châu Á và Thế giới. Ở Đại hội thể thao Châu Á mới nhất vào năm 2023,
Việt Nam đứng thứ 21/38 quốc gia Châu Á tham gia, và xếp sau cả Thái Lan,
Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore.
Chạy
theo thể thao thành tích
Ông Hoàng
Hùng, một người thường xuyên quan sát tình hình chính trị - xã hội Việt Nam,
cho biết khi theo dõi kỳ Thế vận hội này, ông không ngạc nhiên khi ban đầu
không có nước nào trong khu vực Đông Nam Á đạt huy chương vì đây được coi là
“vùng trũng” của thể thao Thế giới. Tuy nhiên, đến khi lần lượt các nước như
Thái Lan, Indo, Malaysia và Philippines lần lượt có thành tích khiến ông Hùng
không khỏi hoài nghi:
“Vậy
thì cái kết quả
của cái
giải của
Đông Nam Á liệu có
trung thực hay không? Và việc mà Việt Nam bơi ở trong cái “ao làng” như thế thì được đứng nhất, trong
khi đó ra quốc
tế thì lại không đoạt được huy chương nào thì đấy
là một cái vấn đề.
Theo
tôi thì là cái vấn đề đấy là cần phải là xem xét và nghiên cứu và phải có biện pháp, chứ sự tụt hậu so với cả các nước như thế là một sự yếu
kém
trong thể thao và yếu kém
trong nhiều lĩnh vực khác nữa.”
Một nhà
báo hiện đang ở trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, nhận
định rằng ở sân đấu như SEA games (thường được nhiều người ví như ao làng)
thì quốc
gia nào đăng cai tổ chức cũng đều đưa bộ môn thế mạnh của mình vào tổ chức thi
đấu nhằm nâng cao thành tích, chứ không chỉ riêng Việt Nam:
“Nhìn
chung, không chỉ riêng thể thao, ngành nào của Việt Nam cũng nhiễm bệnh thành
tích, nên muốn đạt kết quả
cao.”
Theo vị
nhà báo giấu tên này, nói
một cách công bằng thì thể thao Việt Nam có phong trào thi đấu rộng, nhiều bộ
môn từ các giải ở địa phương, từng ngành, cho tới toàn quốc, như hội khỏe Phù Đổng các cấp, các
giải bộ môn:
“Nhưng
các vận động viên Việt
Nam nói
chung thiếu sự giao lưu quốc
tế, nên kinh nghiệm thi đấu quốc
tế ít hơn, và nguồn lực cho ngành thể dục thể thao còn ít và dàn trải, nên chế
độ đãi ngộ cho vận động viên còn thấp.”
Một vấn đề
nữa, cũng theo nhà báo này, các khoản tài trợ từ các doanh nghiệp cho thể thao
chỉ nhắm vào các
môn thu hút sự chú ý của đông người dân
như bóng
đá, bóng
chuyền, còn các bộ môn như điền kinh thì rất ít tài trợ, do ít mang lại lợi thế quảng cáo.
Trong một
lần trả lời truyền thông trong nước, ông Park Hang Seo, khi ấy còn làm huấn luyện
viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam từng phát biểu rằng “Người Việt Nam yêu bóng đá cuồng nhiệt nhưng phải là bóng đá chiến thắng”.
Để
đẩy mạnh tự hào dân tộc?
Mỗi lần thể
thao Việt Nam giành chiến thắng, dù chỉ trước đối thủ yếu hơn, các tờ báo nhà
nước như được dịp “nở rộ” đăng tải các bài viết với nội dung ca ngợi, tán dương
không tiếc lời.
Điển
hình như mạng báo của Ban Tuyên giáo từng có bài “SEA Games 31: Ấn tượng và thành công”, báo Quân đội nhân
dân có bài “Thể thao Việt Nam và kỳ SEA Games 32 thành công ngoài mong đợi”,
hay Cổng thông tin Chính phủ cũng ca ngợi với bài viết “SEA Games 32: Thể thao Việt Nam lập kỳ tích lịch sử”.
Năm 2021,
Việt Nam giành chiến thắng trước Indonesia với tỉ số 4-0 ở vòng loại thứ hai
World cup 2022. Mặc dù khi đó đội tuyển bóng đá Việt Nam được đánh giá cao hơn
hẳn đối thủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gởi thư
chúc mừng với nội dung “chiến thắng này là kết quả của tinh thần
đoàn kết, đấu pháp, chiến thuật hợp lý, trình độ kỹ thuật cá nhân, bản lĩnh, ý
chí, nghị lực và tinh thần thể thao cao thượng, được hun đúc từ nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc và là ý chí vươn lên mạnh mẽ qua các thời kỳ của con người
Việt Nam ở từng lĩnh vực.” Các
trận đấu sau đó, đội Việt Nam phải đối đầu với các đối thủ hàng đầu châu Á nên
không tiến được vào vòng loại thứ ba World cup 2022.
Về hiện tượng
báo chí và các lãnh đạo tâng bốc thành tích của các đoàn thể thao nước nhà, nhà
báo giấu tên cho rằng:
“Việc
các lãnh đạo phát biểu như trên có ý muốn nâng vị thế quốc gia lên để qua đó nâng thành tích
trong nhiệm kỳ của họ. Một ý khác là qua lời nói đó để cố kết tình đoàn kết trong quốc
gia với “tinh thần dân
tộc”, “tự hào dân
tộc”.”
------------------
Tin,
bài liên quan
Thời Sự
·
Xuống
đường cổ vũ bóng đá là cách để người dân giải tỏa tâm lý
·
Dự
đoán kết quả chung kết U23
·
Nghiên
cứu mới: Người Việt Nam lười vận động
·
World
Cup 2014: Những đội bóng đại diện cho CONCACAF
No comments:
Post a Comment