Friday 2 August 2024

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG QUA ĐỜI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ CỤC BIỂN ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO? (BBC News Tiếng Việt)

 



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?

BBC News Tiếng Việt

1 tháng 8 2024, 14:22 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj7d4v2y53yo

 

Báo South China Morning Post ở Hong Kong vừa có bài phân tích những tác động tiềm tàng từ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời đối với tình hình Biển Đông.

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/cd13/live/a2d10e20-4fd6-11ef-aebc-6de4d31bf5cd.jpg.webp

 

Bài viết trên báo South China Morning Post (SCMP) hôm 26/7 dẫn lời ông Trương Minh Lượng, Phó Giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học Kỵ Nam (Quảng Châu), nhận định:

 

"Không như căng thẳng gay gắt của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đã xoay xở để hòa thuận mà không thổi phồng những khác biệt sâu sắc về vấn đề lãnh thổ.

 

"Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã xoay xở để thiết lập mối quan hệ khá thân thiện với Trung Quốc, ít nhất là bề ngoài. Nhưng đồng thời, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Nga cũng được nâng lên mức độ chưa từng có.

 

"Tất cả đều nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc để Việt Nam có thể có một môi trường quốc tế thuận lợi và mối quan hệ tương đối ổn định với Trung Quốc phần lớn nằm trong tầm kiểm soát của Hà Nội."

 

 

Diễn biến gần đây

 

Từ đầu năm đến nay, xung đột giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á diễn ra khá căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas).

 

Hôm 17/6, tàu hải quân Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế gần Bãi Cỏ Mây đã va chạm với cảnh sát biển Trung Quốc, khiến một thủy thủ Philippines mất ngón tay.

 

Trước đó, hồi cuối tháng 3/2024, lực lượng làm nhiệm vụ của Philippines trên Biển Đông cho biết cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng tấn công một tàu dân sự được thuê để tiếp tế cho quân đội.

 

Tuy không xảy ra các sự kiện căng thẳng mới, Việt Nam và Trung Quốc, do lịch sử tranh chấp lâu dài và không thể hóa giải, tiếp tục thể hiện lập trường khác biệt trong nhiều vấn đề.

 

Vào giữa tháng 5/2024, một viện nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Việt Nam đang bồi đắp các đảo "chiếm đóng trái phép".

 

Vào đầu tháng 3/2024, Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình ở Vịnh Bắc Bộ và phía Việt Nam đã lên tiếng "đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và UNCLOS 1982".

 

Giữa Việt Nam và Philippines cũng tồn tại mâu thuẫn liên qua đến Biển Đông, trong đó có vấn đề chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.

 

Vào tháng 8/2023, người biểu tình Philippines đã xé cờ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam tại Manila sau khi truyền thông địa phương đưa tin về cáo buộc “quân sự hóa” của Hà Nội ở Biển Đông.

 

Tuy vậy, hợp tác hàng hải giữa hai quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận những bước tiến, trong đó thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước được ký trong chuyến thăm của ông Marcos tới Hà Nội hồi tháng 1/2024.

 

 

 XEM TIẾP >>>>>  

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats