Monday 12 August 2024

NHẬT BẢN GIA TĂNG QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM & PHILIPPINES, TRUNG QUỐC CẢNH GIÁC (Người Việt Online)

 



Nhật gia tăng quan hệ với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc cảnh giác  

Người Việt online

https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/bac-kinh-canh-giac-quan-he-quoc-phong-nhat-voi-viet-nam-va-phi/

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các hành động gia tăng hợp tác mới đây của Nhật Bản với Việt Nam và Philippines đương nhiên làm Trung Quốc cảnh giác.

 

Báo South China Morning Post (SCMP) ở HongKong ngày Chủ Nhật 11 Tháng Tám dẫn lời bình luận của giới chuyên viên an ninh quốc phòng tại nhiều quốc gia nhận xét về chuỗi sự kiện này. Người ta hiểu Bắc Kinh không bao giờ bỏ sót một dấu hiệu nào dù lớn dù nhỏ.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/08/VN-Phan-Van-Giang-bat-tay-Minoru-boQP-080624.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng CSVN bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru khi ông này đến thăm Việt Nam ngày 6 Tháng Tám 2024. (Hình: Bộ Quốc phòng CSVN)

 

Gần đây, Nhật Bản tích cực quan hệ an ninh quốc phòng với nhiều nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc có thể nghĩ ra những biện pháp để đối chọi lại, theo giới chuyên gia quốc tế khi theo dõi các chuyến đi của Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Minoru Kihara.

 

Ngày 6 Tháng Tám, Bộ Trưởng Minoru đến Hà Nội, họp bàn với Bộ Trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang. Báo chí tại Việt Nam chỉ thuật lại lờ mờ là hai ông bộ trưởng thảo luận “làm sâu sắc hơn về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.”

 

Báo chí tuyên truyền của CSVN lờ chuyện ông Minoru loan báo chính phủ Nhật tặng cho Việt Nam hai xe vận tải quân sự. Món quà này nhỏ bé, chẳng là gì so với nhu cầu trang bị an ninh quốc phòng quá lớn của Việt Nam. Nhưng thật ra, nó có thể là một trong những quả bóng ném dò đường mở ra cho những hành động quan trọng hơn.

 

Tuần lễ trước khi ông Minoru đến Hà Nội, hải quân Nhật lần đầu tiên đã tập trận chung với hải quân Philippines trên Biển Động, không xa khu vực mà lực lượng Philippines phải đối phó trong thế yếu trước lực lượng Trung Quốc hùng hậu tại khu vực Bãi Cỏ Rong (Second Thomas Shoal).

 

Bộ Quốc Phòng Philippines ra một bản tuyên bố nói cuộc tập trận vừa kể “là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cho một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Tới lúc này, sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila dịu xuống nhưng không biết bao giờ bùng lên trở lại.

 

Collin Koh, chuyên viên tại Trung Tâm Nghiên Cứu của đại học Nanyang ở Singapore, nhận định rằng việc Nhật tặng Việt Nam hai xe vận tải quân sự không có gì đáng ngạc nhiên, vì Nhật đã từng tặng Việt Nam một số tàu cho Cảnh Sát Biển và Kiểm Ngư. Nhưng dù sao, nó cũng là điều đáng nói bởi vì nó lại được chuyển giao từ Cục Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản JICA (Japan International Cooperation Agency). Xưa nay, JICA chỉ đóng vai trò viện trợ cho các nước khác về mặt kinh tế và xã hội mà nay lại tham dự cả vào lãnh vực quốc phòng.

 

Bởi vậy, ông Koh cho rằng Nhật đang ném quả bóng dò đường để chuyển giao những loại tinh vi hơn trong tương lai. Chính vị vậy, theo ông Koh, Bắc Kinh sẽ đề cao cảnh giác vì một ngày kia Nhật có thể chuyển giao võ khí sát thương cho Việt Nam.”

 

Tuy nhiên, ông nói mọi chuyện cuối cùng sẽ phải dựa trên sự tính toán của Hà Nội là cân bằng giữ những lợi ích chính yếu của mình với mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh.

 

Greg Poling, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung Tâm CSIS ở Washington, cũng cho rằng những gì mới xảy ra là dấu hiệu gia tăng hợp tác giữa Hà Nội và Tokyo và các đối tác ngoài khu vực về mặt an ninh quốc phòng nhằm cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

 

Chuyện hải quân Nhật mới tập trận với hải quân Philippines cũng là một dấu hiệu mới nhất trong chuỗi sự kiện quan hệ an ninh quốc phòng gia tăng. Cả Tokyo và Manila đều đối diện với những đe dọa từ Bắc Kinh. Trước đó, Phi đã tham dự cuộc tập trận hải quân bốn bên gồm Úc, Nhật, Phi và Mỹ, rồi sau đó lại còn ký thỏa thuận cho Nhật tiếp cận các căn cứ quân sự trên đất Phi.

 

Theo ông Poling, nếu Bắc Kinh muốn những họat động hợp tác quốc phòng ngày một gia tăng giữa Philippines với các nước khác chấm dứt, cách tốt nhất là họ phải chấm dứt dùng võ lực và đe dọa các nước khác trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo. Nhưng ông nói điều đó khó xảy ra khi Tập Cận Bình vẫn làm chủ tịch Trung Quốc.

 

Prashanth Parameswaran thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Wilson ở Washington cho rằng mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa Nhật và các nước Đông Nam Á gia tăng khi họ thấy vai trò an ninh ở khu vực gia tăng. Điều đó sẽ làm phức tạp thêm cho tham vọng muốn làm trùm của Bắc Kinh.

 

Lyle Morris, một phân tích gia tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phân Tích Trung Quốc gọi thỏa hiệp giữa Việt Nam với Nhật rất đáng kể vì càng ngày Nhật đóng vai trò gia tăng trong việc cung cấp kỹ thuật quân sự cho các nước ASEAN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Theo ông, Bắc Kinh thấy việc đó như sự can thiệp của các thế lực “bên ngoài” vào việc giữa ASEAN với Trung Quốc.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/08/VN-CSB-6001-tiep-nhan-Nhat-vien-tro-CSB-021515.png

Viên chức Cảnh Sát Biển CSVN chụp hình trên chiếc tàu Cảnh Sát Biển CSB 6001 được Nhật Bản viện trợ hồi năm 2015, (Hình: CSB)

 

Ông Koh cho rằng trước những biến chuyển đó, một mặt Bắc Kinh đả kích sự can thiệp của các “thế lực bên ngoài,” một mặt tăng cường sự hiện diện của các lực lượng quân sự và hải cảnh tại Biển Đông, nhất là các khu vực tranh chấp.

 

Zhou Bo, một nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Chiến Lược và An Ninh tại đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng sự gia tăng quan hệ an ninh quốc phòng của Nhật Bản với các nước ASEAN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc phản ảnh sự chuyển hướng chiến lược ngoại giao ở Tokyo. Ông này cho là Nhật sợ Trung Quốc sẽ sử dụng võ lực với Đài Loan và các nước tranh chấp Biển Đông mà ông ta gọi là lo sợ quá đáng.

 

Nhưng ông ta lại cho rằng chuyện Nhật tặng Việt Nam mấy cái xe tải quân sự cũng chẳng có gì để phải để ý. “Đó chỉ là một giọt nước trong một thùng nước nên Trung Quốc chẳng cần phải phản ứng.” (NTB) [kn]







No comments:

Post a Comment

View My Stats