Cuộc
di cư vĩ đại năm 1954: chạy trốn cải cách ruộng đất và đi tìm tự do
RFA
2024.08.22
Năm
2024 đánh dấu 70 năm cải cách ruộng đất (1953 - 1956) và cuộc di cư vĩ đại từ Bắc
vào Nam năm 1954 - 1955. Theo Giáo sư Alex Thái Võ ở Trung tâm Việt Nam,
Đại học Công nghệ Texas, trước đây, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt
Nam, được một số tài liệu ghi lại, hai sự kiện này dường như chỉ được nhắc đến
một cách sơ sài và được nhận định như là "tai nạn" chính trị của
người thực hiện. Nó cũng không được coi là các sự kiện quan trọng, trong tiến
trình lịch sử Việt Nam hiện đại.
Hình
ảnh người dân bỏ làng quê lên tàu di cư vào Nam năm 1954 được Vietnamese
Heritage Museum trưng bày tại Triển lãm Cải cách ruộng đất và Di cư 1954 ở Bảo
tàng Bowers, 17-18/8/2024 (Ảnh minh họa)
Nguồn
: Vietnamese Heritage Museum
Cuộc
triển lãm tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất và di cư 1954 do Viện Bảo tàng
Di sản người Mỹ gốc Việt, Đại học Công nghệ Texas và Đại học Oregon vừa diễn ra
hôm cuối tuần qua, được nói đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong đời sống
chính trị, xã hội, văn hóa Việt Nam hiện đại; đồng thời cũng là sự kiện được
nhiều chuyên gia, sử học đánh giá cao.
Cải
cách ruộng đất và di cư
Trao
đổi với RFA, Giáo sư Alex Thái Võ cho biết "cải cách ruộng đất" mở đầu
năm 1953 kết thúc năm 1956 và "cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc
vào Nam" trong 300 ngày từ 1954 sang đầu năm 1955 có quan hệ nhân quả trực
tiếp.
Điều
này trái ngược với cách hiểu đơn giản lâu nay của giới sử học về hai sự kiện
này. Nhiều nghiên cứu sử học cho rằng cuộc di cư năm 1954 của gần một
triệu người miền Bắc vào Nam là do hoạt động tâm lý chiến của CIA thông qua thả
truyền đơn xuống miền Bắc, những người Công giáo hợp tác với Pháp nên sợ bị Việt
Minh trả thù, ông Ngô Đình Diệm, một người Công giáo, trở thành thủ tướng và
sau đó là tổng thống VNCH, cũng thúc đẩy cộng đồng Công giáo vào Nam, cộng đồng
Công giáo sợ bị đàn áp tôn giáo, các vị tu sỹ Công giáo dụ dỗ giáo dân vào
Nam.
Tuy
nhiên, theo Giáo sư Alex Thái Võ, có khoảng gần một triệu người miền Bắc di cư
vào Nam. Trong số đó, có khoảng sáu trăm ngàn người Công giáo. Như vậy, người
Công giáo chiếm khoảng hai phần ba. Các lý do liên quan đến Công giáo không giải
thích được cho nguyên nhân di cư của khoảng ba trăm ngàn người không theo đạo
Công giáo.
Theo
Giáo sư Alex Thái Võ, những cách giải thích
nêu trên phần nhiều thiếu cơ sở hợp lý. Ông trao đổi với RFA bên lề cuộc Triển
lãm hôm 17 và 18 tháng 8, 2024 như sau:
“Năm
1954 - 1955 có gần một triệu người nông thôn ở Miền Bắc bỏ nơi chôn rau cắt rốn
của mình ở thôn quê để vào Nam. Đối với người nông thôn thời đó thì đó là một
quyết định rất khó khăn chứ không phải dễ dàng.
Có
một số học giả lập luận rằng đa phần khoảng 80 phần trăm người di cư là người
Công giáo. Người Công giáo miền Bắc di cư vào Nam là do các vị linh mục, các vị
Cha đã dụ dỗ họ vào Nam. Chính quyền Mỹ, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng dụ
dỗ họ vào Nam qua các chiến dịch thả truyền đơn của CIA, của ông Edward
Lansdale.
Theo
tôi nghĩ cách giải thích đó quá đơn giản. Một con người đang sống nhiều đời ở
nơi cha mẹ sinh ra mình như vậy không dễ gì chỉ vì cầm một cái truyền đơn mà bỏ
cả quê hương để di cư đến nơi xa lạ.
Có
gần một triệu người phải bỏ nước ra đi. Tác động trực tiếp nhất, có ảnh hưởng mạnh
nhất tới cuộc di cư đó là cải cách ruộng đất.
Cuộc
cải cách ruộng đất được bắt đầu từ 1953, sang 1954 và kéo dài đến 1956. Có
nghĩa là khoảng thời gian người dân được di cư vào Nam 300 ngày sau khi Hiệp định
Geneva được kí kết thì cải cách ruộng đất vẫn đang tiếp diễn. Khi đó, người dân
chứng kiến hoặc nghe những câu chuyện đau thương, đấu tố, mất tài sản, từ đó họ
sợ hãi mà bỏ Miền Bắc ra đi. Đó là lí do chính đưa đẩy gần một triệu người đi.
Vì sao? Vì đa phần người di cư không phải là những người giàu có ở đô thị. Những
hình ảnh người di cư cho chúng ta thấy đa phần họ là nông dân, là người
nghèo.”
Đồng
tình với Giáo sư Alex Thái, Giáo
sư Tường Vũ, Trưởng
khoa Chính trị học, Đại học Oregon, bổ sung thêm rằng mục tiêu của cải cách ruộng
đất giúp chính quyền Việt Minh lúc bấy giờ động viên thêm sức người, sức của từ
nông thôn qua hình thức binh sĩ và lúa gạo cho cuộc kháng chiến vào giai đoạn
cuối cùng. Mục tiêu nữa là lật đổ giai cấp địa chủ ở nông thôn. Tuy nhiên, mức
độ bạo lực tàn khốc của cải cách ruộng đất đã thúc đẩy dòng người di cư vào Nam
và đó là điều những người cộng sản không mong muốn. Ông nói:
“Chính
quyền Việt Minh cộng sản không muốn đẩy quá nhiều người dân miền Bắc chạy vào
Nam vì như vậy sẽ mất mặt. Vì vậy họ đã cố gắng cản trở người Bắc di cư vào
Nam.
Vì
báo chí lúc bấy giờ nói người dân vì ghét và sợ cộng sản nên mới bỏ miền Bắc
mà đi. Vì vậy họ tìm cách giảm bớt cường độ của cuộc cải cách ruộng đất và đấu
tố. Nhưng sau khi hết thời hạn di cư chính thức thì họ tăng cường cải cách ruộng
đất mạnh hơn. Bởi vì họ muốn tăng cường kiểm soát nông thôn mạnh hơn. Nếu thực
sự có cuộc bầu cử năm 1956 thì họ cần kiểm soát nông thôn chặt chẽ để giành thắng
lợi trong cuộc bầu cử.”
Vấn
đề “độc lập” và “tự do”
Trao
đổi với RFA, Giáo sư Tuấn
Hoàng ở
Đại học Peperdine đồng tình với phân tích của GS Alex Thái. Ông Tuấn Hoàng còn
bổ sung thêm một góc nhìn khác là vấn đề nhận thức về "độc lập" và
"tự do" ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20.
“Để
đơn giản hóa một chút lối nhìn của tôi, bây giờ mời quý vị nghĩ tới hai chữ tự
do. Bây giờ nghĩ tới hai chữ tự do, nhiều người Việt Nam và người Mỹ thường
nghĩ tới câu "không có gì quý hơn độc lập, tự do" của ông Hồ Chí
Minh. Nhưng vấn đề này rất là phức tạp chứ không đơn giản. Vì ông Hồ Chí Minh
và ĐCSVN dùng từ "độc lập" để lôi kéo người dân chống lại thực dân
Pháp. Họ đã thành công trong phần đó.
Nhưng
nghĩ rõ ràng hơn thì chúng ta thấy hai chữ tự do, đối với ông Hồ Chí Minh và những
người cộng sản, thì họ chỉ nói vậy thôi. Họ không dùng tinh thần tự do như là một
nguồn gốc, động lực kéo nước Việt Nam đi tới hiện đại hóa.
Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH) có rất nhiều vấn đề. Không ai nói là VNCH không có vấn đề.
Nó có rất nhiều vấn đề. Càng ngày các sử gia nghiên cứu về VNCH thì càng thấy
hai chữ Tự do rất quan trọng với VNCH.
Tuy
nhiên, đối với VNCH thì tự do lại là vấn đề quan trọng. Một ví dụ là họ đổi tên
đường Cabinat thời Pháp thành đường Tự do. Sau 1975 thì chính quyền cộng sản đổi
thành đường Đồng Khởi. Việc đặt tên cho thấy mối quan tâm khác nhau của mỗi chế
độ.”
Về
cải cách ruộng đất, Giáo sư Tuấn Hoàng nhấn mạnh cả hai chế độ đều thực hiện cải
cách ruộng đất vì đó là nhu cầu thực sự của Việt Nam đương thời. Tuy nhiên,
cách thực hiện của miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và miền Nam (Việt Nam Cộng
Hòa) thì hoàn toàn khác nhau. Về cải cách ruộng đất thì cách làm của người cộng
sản là không có tự do. Còn cải cách ruộng đất của Miền Nam thì dựa trên tinh thần
tự do. Ngoài ra, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận ở VNCH cũng phát triển cao hơn
ngoài Bắc, mặc dù vẫn có kiểm duyệt. Việc kiểm duyệt ở thời kỳ đó không có gì lạ,
vì Việt Nam khi đó là một đất nước đang phát triển và đang có chiến tranh,
nhưng đặt trong sự so sánh với miền Bắc thì sự tự do của miền Nam cao hơn hẳn.
Đó là điều rất rõ - vị giáo sư ở Đại học Peperdine nhận
xét.
----------------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Triển
lãm 70 năm Cải cách ruộng đất và cuộc Di cư 1954: giáo dục về “sự kiện lịch sử
bị lãng quên”
Phản
đối xây tượng Tố Hữu tại Huế
Những
nhân sĩ trí thức theo đảng cộng sản sau cách mạng tháng Tám
Triển
lãm cải cách ruộng đất, thất bại của sự tuyên truyền
Đóng
cửa triển lãm “Cải cách ruộng đất” vô thời hạn
No comments:
Post a Comment