Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường
23
tháng 8, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/viet-nam-truoc-cac-nguy-co-tiem-an-kho-luong/
Trong
bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi như Việt
Nam càng phải nhạy bén và linh hoạt, để tránh bị động và bất ngờ trước những
nguy cơ tiềm ẩn như “thập diện mai phục.”
Không
phải chỉ có Biển Đông căng thẳng như “thùng thuốc súng,” mà biên giới phía Bắc
và phía Tây/Tây Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kênh đào Funan là một ví dụ.
Không gian sinh tồn của Việt Nam phụ thuộc không chỉ vào bức tranh địa chính trị,
mà còn các nguy cơ tiềm ẩn khác rất khó xác định để đối phó.
Nguy
cơ Hán hóa
Người
Việt thường tự hào là trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, Việt Nam không bị Hán
hóa. Đó là một sự thật. Nhưng liệu sự thật đó có tồn tại vĩnh viễn như một hằng
số hay sẽ thay đổi như một biến số, còn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra, và
khả năng ứng phó của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy cơ Hán hóa vẫn
còn tiềm ẩn. Ngay sau sự kiện Thành Đô (9/1990) cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch
nói “một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu.” Hơn ba thập kỷ đã trôi qua, đủ để
Trung Quốc “diễn biến hòa bình.”
Trung
Quốc không muốn Việt Nam ngả theo một cường quốc khác (dù là Pháp hay Nga hay Mỹ).
Họ muốn buộc chặt Việt Nam vào Trung Quốc bằng “Vành đai, Con đường” (như cái bẫy
nợ) và “Cộng đồng chung vận mệnh” (như cái bẫy hệ tư tưởng). Việt Nam không muốn
chấp nhận, nhưng không thể chống lại, nên phải chọn giải pháp nửa vời (cộng đồng
“chia sẻ tương lai”) để làm vừa lòng Trung Quốc. Alexander Vuving gọi đó là
“tân chư hầu” (Neo-Tributory). Đó là cái giá phải trả để nâng cấp quan hệ với Mỹ
lên CSP.
Nền
văn hoá Hán có sức đồng hoá rất mạnh, nhưng sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, tiếng
Việt vẫn không bị mất đi mà càng thêm giàu sức sống, dần trở nên thích hợp với
xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá. Tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, có
thể mượn từ ngoại lai để làm giàu thêm kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ
Hán-Việt) mà tiếng Việt ngày càng phong phú. Dù người Việt có mượn bao nhiêu chữ
Tàu thì vẫn có thể tiêu hoá và hội nhập được. Người Việt không chỉ mượn chữ
Tàu mà còn mượn cả chữ Tây.
Học
giả Phạm Quỳnh nói: “Tiếng Việt còn thì nước Nam còn.” Ông đã nhận thức đúng
vai trò vô cùng quan trọng của ngôn ngữ đối với dân tộc. Con người tư duy bằng
ngôn ngữ, và tư duy không thể tách rời ngôn ngữ. Người Việt không bị Hán hoá về
ngôn ngữ như các bộ tộc Bách Việt ở Hoa Nam, và không trở thành một dân tộc ít
người của Trung Quốc. Ông nói: Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu,
ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng
Tàu. Lời nói tuy là cái áo của tư tưởng, nhưng tư tưởng phát biểu ra được cũng
nhờ ở lời nói; tư tưởng không thể rời lời nói được.
Phạm
Quỳnh và thế hệ nhân sĩ cùng thời đã ra sức đề cao chữ Quốc ngữ và đi đầu phong
trào dùng chữ Quốc ngữ. Đó là thời kỳ “khai sáng” khi giới trí thức Việt bắt đầu
hình thành và du nhập văn học lãng mạn của Pháp và phương Tây. Kết quả là sự ra
đời của “Tự lực Văn đoàn” và các tờ báo tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói: chữ Quốc ngữ
là công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ của người Việt Nam, là cái bè cứu vớt
chúng ta trong biển trầm luân. Học giả Dương Quảng Hàm nhận xét: các bài viết bằng
chữ Quốc ngữ của Phạm Quỳnh đã luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các
lý thuyết và ý tưởng triết học, khoa học mới.
Trải
qua một thế kỷ, tiếng Việt đã phát triển không ngừng như một ngôn ngữ trẻ đầy sức
sống. Đó là “hệ quả không định trước” của quá trình hội nhập và giao thoa văn
hóa Đông-Tây, từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21. Ngôn ngữ đã góp phần quan trọng
vào quá trình dựng nước và phát triển. Nhưng gần đây, tiếng Việt (cả nói và viết)
đang đứng trước các thách thức mới do “tác động phụ” của phát triển và ngộ nhận
về cải cách giáo dục. Một số người đề xuất “bỏ môn sử,” trong khi GS Bùi Hiền đề
xuất “cải tiến chữ viết tiếng Việt.”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/08/vn_dac_khu.jpg
(Hình:
Facebook)
‘Diễn
biến hòa bình’
Joseph
Goebbels (bộ trưởng Bộ Giác Ngộ Quần Chúng và Tuyên Truyền của Đức Quốc Xã,
1933-1945) vận dụng nguyên lý tuyên truyền “cái gì nói mãi cũng phải tin.” Thực
ra, người Trung Quốc mới là bậc thầy của nguyên lý đó. Bắc Kinh tuyên truyền
“Việt Nam xâm lược Trung Quốc” trong chiến tranh biên giới. Nay Bắc Kinh đang
tuyên truyền “Biển Đông là của Trung Quốc” (theo đường chín đoạn). Cùng với chiến
tranh tâm lý và pháp lý, tuyên truyền là một vế của “Tam chủng Chiến pháp”
(Three Warfare Doctrine).
Người
Trung Quốc đã tiến rất xa trong thế giới mạng. Họ đã sản xuất hàng loạt phim giải
trí và tuyên truyền với chất lượng ngày càng cao để thống trị thế giới mạng, thậm
chí vượt Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện nay, với điện thoại thông minh ngày càng rẻ
và sẵn, cả trẻ em lẫn người lớn Việt Nam suốt ngày cắm mặt vào điện thoại di động
như những con nghiện. Thay vì khai thác các ứng dụng tích cực của thế thế giới
mạng, họ đang trở thành nạn nhân tự nguyện của các sản phẩm độc hại khó lường
mà không biết.
Không
thể phủ nhận người Trung Quốc rất thông minh, đã sáng tạo nội dung và ứng dụng
công nghệ vào sản xuất hàng loạt sản phẩm nghe nhìn với chất lượng cao. Những bộ
phim chưởng Kim Dung hấp dẫn của Đài Loan và Hong Kong đã trở thành dĩ vãng.
Nay người Trung Quốc khéo lồng ghép nhiều thứ vào các bộ phim mới, từ phim hành
động kungfu cổ trang ứng dụng công nghệ để “xuyên khung”, đến phim “bong bóng
xà phòng” (soap Opera) để khoe giàu sang phú quý, và phim kích động tinh thần
dân tộc chống Nhật.
Một
khi người Việt đã mê phim Tàu (với các “Tổng tài”, “Long Soái”, hay “Phú Nhị đại”)
như “món ăn tinh thần” không thể thiếu, Bắc Kinh sẽ dễ dàng lồng ghép các nội
dung tuyên truyền cần nhồi sọ như “Đường Chín đoạn”, “Vành đai Con đường”, “Cộng
đồng Chung vận mệnh”. Thời hậu chiến, an ninh văn hóa Việt Nam rất cảnh giác với
các phim “bom tấn” về chủ đề MIA như “Rambo”, “The Deer Hunters”, “Full Metal
Jacket”, mà Hollywood sản xuất hàng loạt, với mục đích “đánh tráo khái niệm và
hình ảnh (re-imaging).
Lúc
đó, vấn đề MIA là rào cản chính đối với quá trình Mỹ bỏ cấm vận và bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam. Nay Trung Quốc chỉ cần “đánh tráo khái niệm và hình ảnh.”
Cái gì người Mỹ làm được thì người Trung Quốc cũng làm được. Liệu an ninh văn
hóa Việt Nam còn cảnh giác với các bộ phim có nội dung tuyên truyền độc hại như
trước hay không? Trong cuộc chiến không cân sức (asymmetry) bộ máy tuyên truyền
khổng lồ của Trung Quốc (Charm Offensive) có thể làm thay đổi nhận thức bằng
“diễn biến hòa bình.”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/08/101985867_protest188415639552_n.jpg
(Hình:
Facebook)
Nâng
cao dân trí
Nhà
văn Trung Quốc Bá Dương (Bo Yang) viết cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” theo ý tưởng
“Người Mỹ xấu xí” (The Ugly American, William Lederer & Eugene Burdick,
Norton, 1958). Tuy cuốn sách đó gây tranh cãi, nhưng đã được phát hành ở Trung
Quốc vào thập niên 1980. Tờ New York Times ví Bá Dương như Voltaire của văn học
Trung Hoa. Ông nói “sở dĩ người Trung quốc xấu xí như ngày nay vì họ không hề
biết mình xấu.” Trong khi đó, người Việt chỉ thích được khen và tâng bốc mình để
tự sướng.
Trong
khi cố Giáo Sư Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Hạo có ý định viết một cuốn về thói
xấu của người Việt, thì nhà văn Vương Trí Nhàn dũng cảm viết cuốn “Thói hư, tật
xấu của người Việt” (2006). Ông thận trọng trích dẫn các cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm
Quỳnh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Huyên. Ông
Nhàn nói: “Thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của
mình.” Điều đó làm ta nhớ lời cụ Tản Đà: “Dân hai lăm triệu ai người lớn / Nước
bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”
Tại
một khóa đào tạo về soạn thảo văn bản do UNDP tài trợ cho chương trình “Cải
cách Hành chính” tại Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Thứ Trưởng Tô Tử
Hạ lúc đó đã nhận xét: từ thập niên 1970 trở về trước, công tác soạn thảo văn bản
khá nghiêm túc, và văn phong khá chuẩn. Nhưng từ đó về sau, viết ngày càng ẩu
và kém. Kỹ năng cơ bản yếu kém vì quá trình đào tạo tại các trường đại học có
những lỗ hổng. Các trường chỉ chú trọng dạy lý thuyết mà thiếu thực hành. Bằng
cấp rất nhiều nhưng tay nghề rất yếu.
Cách
đây không lâu, có một thanh niên Canada thông minh và hóm hỉnh tên là “Dâu Tây”
(Joe Ruelle) rất thạo tiếng Việt (cả nói và viết), có thể làm MC và viết blog.
Có lần Joe bức xúc vì các bạn thuyết minh thể thao hồn nhiên dừng vô tội vạ trước
chữ “của” (một liên từ). Trong tiếng Anh, nếu dừng không đúng chỗ thì không ai
hiểu. Nhưng trong tiếng Việt, chắc họ… nói sai mãi thành quen, nên không thấy
ai lên tiếng, kể cả các nhà ngôn ngữ. Nhưng vì quá yêu tiếng Việt nên Joe chỉ ước
rằng mình “có nắm lá ngón để tự tử.”
Sau
bốn năm, hiện tượng đó nay còn tệ hơn nhiều, nhưng vẫn không thấy ai lên tiếng.
Người ta nói “im lặng là đồng lõa với cái sai.” Một số giọng thuyết minh tiếng
Việt trên mạng nghe như robot, vì dừng không đúng chỗ, rất phản cảm. Sự xuất hiện
của điện thoại thông minh làm người Việt càng lười đọc và lười viết, nhất là giới
trẻ. Họ có thể phát cuồng trước các thần tượng K-Pop, và hâm mộ cả Khá Bảnh,
trong khi thích dùng các từ lóng như “vãi.” Sau hơn một thế kỷ, dân trí của người
Việt không hơn mấy so với thời Phan Châu Trinh.
Lời
cuối
Việt
Nam muốn độc lập, nhưng khó thoát Trung. Phải giữ hòa hiếu với Trung Quốc để
nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật lên CSP, nhằm tranh thủ cơ hội phát triển
nhanh. “Ngoại giao cây tre” là nước cờ thế để chờ thời (hedging). Nhưng chống
tham nhũng quyết liệt đang làm các quan chức và doanh nghiệp lo ngại co lại
không dám làm gì. Đó là một nghịch lý cần tháo gỡ. Nâng cấp “nhảy cóc” quan hệ
với Mỹ tuy là bước ngoặt mở ra cơ hội mới, nhưng Việt Nam phải tháo gỡ các nút
thắt về thể chế đang cản trở đà phát triển đột phá.
Với
dân số hơn trăm triệu người, có nhiều tài nguyên khoáng sản như đất hiếm và vị
trí địa chiến lược xung yếu ở khu vực, Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng bỏ lỡ
không ít.
Hiện
nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với bảy nước, trong đó có
Mỹ và Nhật. Việt Nam đang có cơ hội hợp tác phát triển công nghệ cao như bán dẫn
và chuyển đổi số, để phát triển nhanh, nhưng phụ thuộc vào khả năng đào tạo nguồn
nhân lực tay nghề cao (như 50,000 kỹ sư bán dẫn). Nói cách khác, đó vừa là cơ hội
vừa là thách thức.
No comments:
Post a Comment