Cải cách Ruộng đất,
lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại
Joaquin Nguyễn Hòa
Gửi
tới BBC News Tiếng Việt từ San Jose, California, Hoa Kỳ
26
tháng 8 2024, 13:31 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crlrzzj9pr3o
Chính
quyền Việt Nam dù đã thừa nhận sai lầm của Cải cách Ruộng đất nhưng vẫn che giấu
phần lớn sự thật lịch sử. Ở hải ngoại, đang có nhiều nỗ lực để đưa những trang
sử bị chôn vùi này đến với các thế hệ công chúng người Việt.
Bà
Nguyễn Thị Năm (tức Cát Hanh Long), người có công với cách mạng nhưng đã bị đem
ra đấu tố và bị xử bắn đầu tiên trong Cải cách Ruộng đất. Bên phải là hình ông
Hồ Chí Minh khóc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 1 (29/12/1956-25/1/1957) khi
nói về sai lầm trong Cải cách Ruộng đất.
Trong
hai ngày 17 và 18 tháng 8/2024, tại Bảo tàng Bowers, thành phố Santa Ana, miền
Nam California (Mỹ) đã diễn ra hội thảo mang tên: Cải cách Ruộng đất tại
miền Bắc Việt Nam và Di cư 1954, hai sự kiện thay đổi lịch sử Việt Nam hiện đại (North
Vietnam’s Land Reform and the 1954 Exodus: Two Life-changing Events in Modern
Vietnamese History).
Triển
lãm và hội thảo này do Bảo tàng Di sản người Việt (Vietnamese Heritage Museum),
Trung tâm Việt Nam Trường đại học Texas Tech và Trung tâm Việt Mỹ Trường đại học
Oregon đồng tổ chức.
BBC
News Tiếng Việt đã có bài viết về
sự kiện này của tác giả Bùi Văn Phú.
Soi
rọi một lịch sử đẫm máu bị chôn giấu
Người
thực hiện phần lớn nội dung cuộc triển lãm và hội thảo này là Giáo sư Alex-Thái
Võ từ Trung tâm Việt Nam, Đại học Texas Tech.
Điều
đặc biệt trong nghiên cứu về cải cách ruộng đất của giáo sư Alex-Thái Võ là các
kết luận được được rút ra từ chính tài liệu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (miền Bắc Việt Nam), trong đó có tập hợp các văn kiện Đảng dài hàng ngàn
trang.
Chính
trong các tài liệu văn kiện Đảng này mà ông đã phát hiện ra lá thư của viên cố
vấn Trung Quốc La Quý Ba, người cố vấn cho Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi của
Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1951-1976) về Cải cách Ruộng đất.
Ông
Alex-Thái Võ cũng có trong tay một bức thư, trong đó người bộ đội miền Bắc ở
chiến trường hỏi gia đình mình có được chia đất hay chưa. Tức là Cải cách Ruộng
đất cũng được sử dụng để khuyến khích thanh niên nông dân ở miền Bắc đăng lính.
Điều
này cũng từng được nhắc tới trong một hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp về trận
đánh Điện Biên Phủ (Những năm tháng không thể nào quên), trong đó ông có
ghi lại sự sung sướng của người bộ đội, đang ở chiến trường và nghĩ về gia đình
mình đang được chia ruộng đất ở hậu phương. Cải cách Ruộng đất đã được Đảng Lao
động Việt Nam thực hiện trong các vùng đất do họ kiểm soát trong thời kháng chiến
chống Pháp.
Theo
nghiên cứu của Giáo sư Alex-Thái Võ, số người bị giết trong Cải cách Ruộng đất
là hơn 170.000 người, trong đó có hơn 70% bị “nâng thành phần” lên thành “địa
chủ cường hào ác bá”.
Ông
Alex-Thái Võ nói với tôi rằng vào năm 1956, chính quyền miền Bắc đã công nhận
có nhiều sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng Đảng Cộng sản vẫn cho rằng việc
phát động cải cách ruộng đất là đúng.
Theo
ông, việc nhìn nhận sai lầm lúc đó là để đối phó với tình hình hỗn loạn của khối
cộng sản, vào thời điểm có sự phê phán của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Nikita Khrushchev đối với sự sùng bái cá nhân Joseph Stalin, phong trào nổi dậy
của công nhân và trí thức tại Ba Lan và Hungary, chiến dịch Trăm hoa đua nở tại
Trung Quốc…
·
Cải cách Ruộng đất
'tác động mạnh' vào xã hội, Đảng Lao động và Quân đội Bắc VN3 tháng
2 năm 2022
·
Hồ Chí Minh nói gì về
nhục hình trong Cải cách Ruộng đất 1955?4 tháng 1 năm 2022
·
Hội thảo
Oregon: Các thế hệ người Việt hải ngoại nhìn VN có khác nhau2
tháng 11 năm 2023
Sự
tiếp nhận của công chúng
Quang
cảnh buổi hội thảo tại thành phố Santa Ana, miền Nam California (Nguồn hình ảnh : Joaquin Nguyễn Hòa)
Vào
tháng 9 năm 2014, Bảo tàng lịch sử quốc gia của Việt Nam có tổ chức Triển lãm Cải
cách Ruộng đất 1946-1957.
Báo
chí trong nước thoạt tiên hoan nghênh việc tổ chức cuộc triển lãm.
Tờ VnExpress gọi
thời kỳ Cải cách Ruộng đất là "một giai đoạn bi thương và xáo trộn,
trong bài có nhan đề Khoảng lặng bên trong triển lãm Cải cách Ruộng đất.
Tờ Tuổi
Trẻ đăng bài Triển lãm Cải cách Ruộng đất: Cần sòng phẳng với
lịch sử.
Cuộc triển
lãm được dự định kéo dài đến hết năm đó, nhưng chỉ sau 4 ngày mở cửa đã đóng cửa,
viện lý do kỹ thuật và không mở cửa trở lại.
Cuộc
triển lãm ấy có bốn chủ đề: Chủ trương, Thực hiện, Sai lầm và Thắng
lợi. Tuy nhiên, chủ đề Sai lầm chỉ được nói thoáng qua.
Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Thủy Chung, cháu nội bà Nguyễn
Thị Năm, người có công lớn với Đảng Cộng sản nhưng bị đem ra đấu tố và xử bắn đầu
tiên. Ông Chung nói: "...Nội dung thứ ba (Sai lầm) quá khiêm tốn,
nhạt nhòa."
Điểm
qua các bài báo được viết trong những ngày đó ở Việt Nam, thì những người đến
xem và được trích lời đều là những người lớn tuổi.
Trong
các tài liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Santa Ana, có cả một số tác phẩm
về cải cách ruộng đất do các tác giả trong nước viết và xuất bản trong nước,
như Tô Hoài, Tạ Duy Anh, Phan Thúy Hà.
Ông
Tô Hoài (1920-2014), một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam thời cận đại,
tác giả tác phẩm Ba người khác, kể lại câu chuyện của chính ông, một
cán bộ của Đảng thực hiện Cải cách Ruộng đất. Quyển sách này được ông viết vào
năm 1992, nhưng đến năm 2006 mới được xuất bản.
Đáng
chú ý là hiện nay có một tác giả trẻ tuổi trong nước là Phan Thúy Hà (sinh năm
1979), với tác phẩm Gia đình, kể lại những chuyện thật mà cô hỏi những
nhân chứng còn sống, hoặc con cháu của những nhân chứng, về những gì xảy ra thời
kỳ cải cách ruộng đất.
Tuy
nhiên, giáo sư Alex-Thái Võ nói với tôi rằng giới trẻ trong nước hiểu biết rất
sơ sài về Cải cách Ruộng đất.
Hình
các lãnh tụ cộng sản Georgy Malenkov, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông tại một cuộc
đấu tố trong Cải cách Ruộng đất (trái). Bên phải là hình ảnh thường gặp thời Cải
cách Ruộng đất.
Điều
này có lẽ cũng dễ hiểu, vì trong thời gian đằng đẳng 70 năm qua, Cải cách Ruộng
đất chỉ được công khai nói với dân chúng trong duy nhất một cuộc triển lãm, bị
dẹp bỏ ngay sau bốn ngày. Sách giáo khoa lịch sử trong nước, nếu có đề cập đến
Cải cách Ruộng đất, thì chỉ vỏn vẹn một vài dòng, như: "Có một số sai lầm
khi tiến hành cải cách." Tối giản đến mức tối nghĩa.
Trong
cuộc hội thảo tại Santa Ana, California, hai ngày 17 và 18/8/2024, có câu hỏi rằng
làm thế nào để người Việt trẻ tuổi trong nước biết được về câu chuyện Cải cách
Ruộng đất 70 năm trước. Ông Châu Thụy, Giám đốc Bảo tàng di sản người Việt, nói
rằng hoạt động hội thảo được truyền trực tiếp trên mạng xã hội.
Nhưng
còn công chúng người Việt hải ngoại, người Việt ngay tại Little Saigon, miền
Nam California, nơi không có sự kiểm duyệt gì cả, thì thế nào?
Quan
sát số người đến xem triển lãm và vào nghe hội thảo tại Santa Ana, tôi thấy có
khoảng 150 lượt người đến, và rằng dù số người trẻ tuổi có đông hơn so với các
sinh hoạt hội đoàn thường thấy, nhưng vẫn là rất ít so với số người ở độ 60 tuổi
trở lên.
Họa
sĩ Ann Phong có nêu một câu hỏi là làm thế nào để đưa những kiến thức lịch sử
như thời kỳ Cải cách Ruộng đất và Di cư 1954 vào chương trình học cho các em nhỏ
người Việt lớn lên ở Mỹ. Bà được trả lời là người Việt tại các khu học chánh
đang cố gắng làm điều đó.
Trong
vài năm gần đây, các giáo sư Vũ Tường, Alex-Thái Võ, cùng các đồng nghiệp trẻ,
là những người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về Việt Nam, đã có nhiều cố gắng, liên tục
tổ chức các cuộc hội thảo về Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam, về Việt Nam Cộng
hòa,… và mới nhất chính là cuộc triển lãm và hội thảo tại Santa Ana, nhằm mục
đích truyền lại những kiến thức lịch sử ấy cho thế hệ trẻ lớn lên ở Mỹ. Bước đầu
đã có một số thành công nhỏ, như đưa được vài chương trình về người Mỹ gốc Việt
vào các học khu miền Nam California, xuất bản được một số sách.
Nhưng
có lẽ khó khăn vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân của những khó khăn này có thể có
nhiều, chẳng hạn như là khoảng cách thế hệ với văn hóa khác nhau. Những người
Việt lớn lên ở Mỹ có những lo lắng, quan tâm khác về nước Mỹ, chứ không phải Việt
Nam, huống hồ gì là lịch sử Việt Nam. Những người trẻ ấy sống trong một khung cảnh
hoàn toàn khác với không gian ký ức mà cha ông họ vẫn đang sống trong đó, dù
đang ở Mỹ.
Một
người dự hội thảo cho biết rằng gia đình ông đã trải qua cuộc di cư vào Nam vào
năm 1954, và sau đó chính ông lại bỏ chạy sang Mỹ. Tuy nhiên, khi ông nói với
các con ông về Việt Nam Cộng hòa thì họ rất thờ ơ, tệ hơn nữa khi ông nói về
quân đội Việt Nam Cộng hòa thì họ lắc đầu ngao ngán. Ông hy vọng câu chuyện về
Cải cách Ruộng đất và những cuộc di cư khổ ải đó sẽ làm cho những người Việt trẻ
tuổi hiểu rõ lịch sử hơn, xuất phát từ tình yêu thương gia đình.
Trong
hai ngày hội thảo, vào dịp cuối tuần tại Santa Ana, nơi được xem là thủ đô của
người Việt hải ngoại, với rất đông người Việt đảm nhận các chức vụ dân cử từ
khu học chánh, thị trưởng, hội đồng thành phố, cho tới nghị sĩ tiểu bang
California, nhưng tôi không thấy có vị dân cử nào đến dự. Không rõ tôi có bỏ
sót không, hay là họ đến tham dự nhưng quá im lặng?!
Khẩu
hiệu Hồ Chủ Tịch muôn năm tại một phiên đấu tố của Tòa án nhân dân
đặc biệt thời Cải cách Ruộng đất (trái). Bên phải là một cảnh đấu tố.
Tại
cuộc triển lãm ở Việt Nam vào năm 2014, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng
Lịch sử quốc gia, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: “Có những mất mát
không thể nào bù đắp và trở thành nỗi đau kéo dài rất lâu. Và những giá trị bài
học ấy luôn có tính thời sự.”
Trong
buổi sáng ngày thứ hai của cuộc hội thảo tại Santa Ana vào năm 2024, sau khi sơ
lược về cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc vào Nam năm 1954, ông
Alex-Thái Võ nói rằng không ngờ là sau đó, vào năm 1975, lại có một cuộc di cư
thứ hai, lần này tàn khốc hơn.
Ông
xúc động mạnh khi nói điều đó và kết luận rằng mục đích của các nhà nghiên cứu
như ông, khi trình bày lại lịch sử không phải là để kích động sự hận thù, mà để
nhìn rõ lịch sử, như những gì thật sự đã xảy ra.
----------------
Tin
liên quan
·
Lê Duẩn 'thắng Mỹ nhưng
cái giá quá cao'
27
tháng 4 năm 2017
·
William Calley: Cựu
sĩ quan Mỹ đứng sau vụ thảm sát Mỹ Lai qua đời
31
tháng 7 năm 2024
·
Việt Nam tưng bừng
kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 'lần đầu mời Pháp tham dự'
5
tháng 5 năm 2024
·
Tại sao quân đội Mỹ
và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót?
22
tháng 4 năm 2024
·
Phim về Chiến tranh
Việt Nam: Địa ngục dưới làn da
30
tháng 4 năm 2024
·
Dinh Độc Lập tháng
3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế
29
tháng 3 năm 2024
No comments:
Post a Comment