Việt
Nam, Hàn Quốc phối hợp về hạt nhân Triều Tiên, vực dậy thương mại và đầu tư
23/06/2023
Hàn Quốc và Việt Nam hôm 23/6 nhất trí
tăng cường hợp tác an ninh, viện dẫn mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, và cam
kết tăng cường giao thương và đầu tư song phương bất chấp sự sụt giảm trong năm
nay và việc Việt Nam sắp tăng thuế đối với các đại công ty.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-45e7-08db73f5e567_w1023_r1_s.jpg
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Yoon Suk Yeol
trên cương vị Tổng thống Hàn Quốc
Trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị tổng thống Hàn Quốc,
ông Yoon Suk Yeol thừa nhận những khó khăn về kinh tế nhưng nhắc lại vai trò
quan trọng của Việt Nam đối với chiến lược tăng trưởng của Seoul
Ông đã ký 17 hiệp định với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về một số vấn đề, từ
khoáng sản đến lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, và cho biết Seoul sẽ tăng cường
hợp tác với Việt Nam trước mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có quan hệ gần gũi với Bình Nhưỡng. Việt
Nam ‘sẵn sàng tham gia vào quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên’, ông
Thưởng nói tại buổi họp báo chung với ông Yoon.
Hai nước cũng nhất trí thúc đẩy quan hệ công nghiệp quốc phòng và hợp tác an
ninh ở Biển Đông. Hàn Quốc là một trong nhiều nước thảo luận về khả năng bán vũ
khí cho Việt Nam trong lúc Hà Nội tìm cách hiện đại hóa kho vũ khí của mình.
Hàn Quốc và Việt Nam trong vài thập niên qua đã phát triển mối quan hệ công
nghiệp gần như cộng sinh. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt
Nam. Seoul cũng có khuôn khổ quan hệ ngoại giao cao nhất với Hà Nội là ‘đối tác
chiến lược toàn diện’, cùng với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Các nhà lãnh đạo nhắc lại mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương, bất chấp sự
sụt giảm trong năm nay do nhu cầu toàn cầu thấp hơn đối với điện thoại thông
minh và các mặt hàng điện tử khác mà các tập đoàn Hàn Quốc lắp ráp ở Việt Nam với
nhiều linh kiện được đưa vào từ Hàn Quốc.
“Mặc dù môi trường kinh doanh khó khăn trong những năm gần đây, chúng ta phải
tìm cơ hội mới ở Việt Nam, vốn nằm ngay giữa nỗ lực tái tổ chức chuỗi cung ứng
toàn cầu và là thị trường tiêu dùng mới nổi”, ông Yoon nói.
Trong 5 tháng đầu năm nay, thương mại song phương đã giảm 1/4 so với cùng kỳ
năm 2022. Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm Hàn Quốc của Việt Nam đã giảm gần
30%.
Năm nay, các công ty Hàn Quốc cũng đã đầu tư vào Việt Nam ít hơn nhiều so với
các đối thủ cạnh tranh, và Trung Quốc và Nhật Bản đã dễ dàng vượt xa Seoul, số
liệu của chính phủ Việt Nam cho thấy.
Các đơn mua hàng điện tử giảm đã buộc các công ty Hàn Quốc phải cắt giảm nhân
công tại Việt Nam, nhiều nguồn tin trong ngành cho biết.
Để giải quyết xu hướng đi xuống này, Seoul đã đồng ý hỗ trợ tài chính trị giá
hơn 4 tỷ đô la vào năm 2030, gần như hoàn toàn dưới hình thức cho vay, để giúp
Việt Nam về biến đổi khí hậu, giáo dục và y tế.
Cũng trong chuyến thăm cấp nhà nước này của ông Yoon, các công ty Hàn Quốc cũng
đã ký hơn 100 thỏa thuận với các đối tác Việt Nam về năng lượng, hàng không,
đóng tàu và nghiên cứu.
Tuy nhiên, vấn đề trở nên phức tạp khi Hà Nội dự tính sẽ áp dụng mức thuế mới đối
với các tập đoàn lớn, bao gồm các công ty đa quốc gia lớn của Hàn Quốc, kể từ
năm tới. Kế hoạch này nằm trong cải cách thuế toàn cầu vốn có thể làm giảm sức
hấp dẫn của Việt Nam như là một trung tâm sản xuất.
Samsung Electronics, nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam và LG Electronics nằm trong số
các công ty lớn đang đàm phán các khoản bồi thường có thể để bù đắp cho mức thuế
cao.
“Các công ty Hàn Quốc đang tìm cách quay trở lại quê nhà và đa dạng hóa nhiều
hơn là đầu tư hết vào Việt Nam”, ông James Jung, nhà phân tích tại Hyundai
Motor Securities có trụ sở tại Seoul, cho biết, lưu ý rằng sức hấp dẫn của Việt
Nam đã giảm trong những tháng gần đây, cũng vì mức thuế mới.
Để giải quyết vấn đề này, tháp tùng ông Yoon trong chuyến công du là phái đoàn
doanh nghiệp gồm 205 thành viên.
Trong cuộc họp báo chung, Chủ tịch Thưởng cho biết ông hoan nghênh các công ty
Hàn Quốc đầu tư vào các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và các dự án bán dẫn tại
Việt Nam.
Các công ty Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư chính vào ngành công nghiệp
khí đốt hóa lỏng (LNG) non trẻ của Việt Nam, vốn dự kiến sẽ thúc đẩy sản lượng
điện của nước này và giúp khắc phục tình trạng thiếu điện ở các tỉnh phía bắc
nơi các hãng Hàn Quốc có nhà máy.
-------------------------
LIÊN QUAN
Việt Nam xác nhận chuyến
công du ba ngày của Tổng thống Hàn Quốc
20/06/2023 VOA Tiếng Việt
TTXVN: TT Hàn Quốc hy vọng mở
rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng với VN
21/06/2023 VOA Tiếng Việt
No comments:
Post a Comment