Những
tiếng súng từ câu chuyện Nam tiến
Thứ Sáu, 06/16/2023 -
05:07 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/7672
Vụ Tin Lành Degar những
năm 2001, 2004, 2008 và vụ mới đây nhất, nhiều người đồng bào thuộc tộc người
thiểu số vũ trang tấn công làm chết nhiều cán bộ ở huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lăk,
Tây Nguyên, rồi sau đó là các vụ bắt bớ hàng loạt những người đồng bào thiểu số
vận áo quần rằn ri trên khắp mọi miền Việt Nam, nếu nhìn bề ngoài, đây là một
cuộc truy lùng tôi phạm, nhưng nhìn sâu vào bản chất, đây là một cuộc Nam tiến
hết sức khốc liệt của người miền Bắc và cũng là câu chuyện giữ đất một cách vô
vọng của người bản địa Tây Nguyên, cụ thể ở đây là các tộc người thiểu số.
Trở lại những năm tháng
trước 1975, Tây Nguyên vẫn còn thưa thớt dân cư và những tộc người thiểu số vẫn
còn tự do canh tác trên các nương rẫy, vẫn còn luân chuyển từ rẫy này sang rẫy
khác sau vài năm để “nuôi đất” rồi quay lại canh tác. Người đồng bào thiểu số vốn
dĩ định cư trong căn nhà, bản làng của họ từ rất lâu, họ chỉ luân canh, du canh
chứ không du cư. Chính sách sau 1975 khiến cho các tộc người ở Tây Nguyên bị một
cú sốc quá lớn - kinh tế mới.
Chính sách kinh tế mới
sau 1975 của chế độ mới làm tác động đến diện tích rừng tự nhiên cũng như các rẫy
đất của người thiểu số bản địa. Chưa dừng ở đó, chính những người di cư từ miền
Bắc vào khai thác với giấc mộng lớn, sau đó đưa gia đình, họ hàng của họ vào để
tạo thế lực xã hội cũng như thế lực chính trị ở Tây Nguyên đã khiến cho đời sống
nơi đây thực sự đảo lộn.
Nếu như những năm trước
1975, số người Việt lên Tây Nguyên sinh sống đếm trên đầu ngón tay, họ là những
người dũng cảm và biết làm kinh tế, họ đã tạo ra một chuỗi các sinh hoạt tân tiến
trên vùng đất này, tạo ra hoặc mở rộng các trung tâm, thị tứ, thị trấn và đô thị,
giúp thay đổi đời sống của các tộc người bản địa theo khuynh hướng “hiện đại
hóa trên nền tảng bản địa”. Điều này giúp các tộc người thiểu số không bị sốc,
không bị lạc hậu và không cảm giác bị bỏ rơi, hay nói khác đi, họ không thấy
mình bị người Việt xâm phạm.
Thế nhưng cú sốc “kinh tế
mới” sau 1975 đã khiến diện tích bị co cụm, đời sống thay đổi, nhịp sống đảo lộn,
các tộc người tự thu mình lại. Nhưng, cú sốc này vẫn chưa đủ nặng để gây ra mối
cừu thù sâu nặng của người bản địa như đang thấy. Mà, chính các cuộc Nam tiến
sau này của người bắc di cư vào Tây Nguyên, họ nhanh chóng dựa trên sức mạnh lý
lịch để thiết lập một bộ máy quyền lực từ quyền lực chính trị, thao túng chính
quyền cho đến quyền lực xã hội, thao túng kinh tế và phá vỡ văn hóa Tây Nguyên,
đây là cú sốc quá nặng nề đối với các tộc người bản địa.
Chính sách về tôn giáo
cũng như đất đai của chế độ mới nhanh chóng lấy gần như toàn bộ tự do và các
nương rẫy, lấy mất sinh kế của các tộc người thiểu số, lựa chọn cuối cùng là đi
làm thuê. Nhưng, ngay trong cả việc làm thuê, mặc dù người thiểu số quen chịu đựng
và lao động rất tốt nhưng vẫn bị ép uổng ngày công lao động và bị phân biệt, kì
thị hết sức. Bên cạnh đó, các vố lừa về đất đai của người Việt, phần lớn là người
Bắc đã khiến cho mối thù manh nha trở thành mối thâm thù đối với kẻ đã lừa họ.
Một bữa rượu cũng có thể đổi mất một cái rẫy của người Tây Nguyên (điều này nhà
văn Nguyên Ngọc từng đề cập, và thực tế còn ghê gớm hơn những gì ông đã viết).
Bị lừa, bị ép, bị đủ các
kiểu để đẩy dần về phía rừng già, lòng thù hận ngày càng chồng chất, phía bên
kia biên giới, hoặc ngay ở biên giới là những nhóm quân FULRO một thuở đang
trú ẩn, những tộc người thiểu số nhanh chóng trở thành người đồng hành với
FULRO và đương nhiên họ sẽ thành tay chân, đồng minh, và cả đồng chí hướng với
FULRO để tạo thêm chỗ dựa, để chờ cơ hội. Cơ hội của họ chính là lúc những tay
cán bộ nói giọng bắc hoặc thân Bắc - những kẻ đã đẩy họ đến đường cùng - đang
say sưa hưởng thụ mọi thứ có được nhờ thành quả của việc mượn tay chính trị để
đẩy họ vào rừng.
Và, việc gì đến phải đến,
những người thuộc FULRO (cứ xem họ là FULRO đi, cũng chẳng sao) đã chính thức nổ
súng, bắn vào những kẻ đã gây ra oan khiên cho họ, sự giết chóc đã được chuẩn bị
kĩ lưỡng, với tinh thần một mất một còn và chấp nhận cái chết. Thế nên khi bị bắt,
những “kẻ FULRO” này rất ung dung, tự tại, vẫn cười nói như không có gì xảy ra.
Điều này, nếu nhìn từ bên ngoài, chắc chắn họ là những kẻ máu lạnh (và cũng có
thể là vậy thật, bởi qua quá nhiều bức bách, họ đã biến hình thành máu lạnh để
trả thù, đó là cách phản ứng điển hình nhất từ triệu chứng tuyệt vọng xã hội).
Và có một khuynh hướng chung ở Tây Nguyên, đó là người Việt mà phần đông là người
Bắc càng giàu lên, càng lớn mạnh thì người Thượng càng trở nên khó khăn, nghèo
khổ và thê thảm.
Bởi mọi thứ quyền lợi
phát sinh từ chính trị, người Bắc đã thâu tóm, người ở những khu kinh tế mới có
khá lên chăng thì cũng chẳng đáng kể so với người Bắc mới di cư theo lộ trình
quyền lực sau này. Kể cả người Việt sống ở Tây Nguyên nhiều đời, trước 1975,
cho dù họ có nỗ lực làm giàu thì cũng chật vật, gặp nhiều cản trở và khó khăn
hơn rất nhiều so với những người có quyền lực chính trị. Bởi không có cách gì lấy
nguồn tài nguyên đất đai của người Thượng nhanh hơn việc mượn tay quyền lực
chính trị.
Và, khi các “FULRO Tây
Nguyên” nã súng vào những người trong hệ thống chính quyền, điều đó cũng đồng
nghĩa với việc họ đã nã súng vào quyền lực của một tập hợp người Bắc sống gắn
bó trên đất Tây Nguyên và cũng là động chạm vào thế lực chính trị của Tây
Nguyên. Chính vì lẽ này mà khi những người gây án kia chạy trốn ra hướng Bắc
thì bị tóm gọn hết, đặc biệt là trên địa bàn Nghệ An. Ngược lại, chưa thấy
“FULRO Tây Nguyên” nào bị bắt ở các thành phố phía Nam bởi tay người dân cả.
Điều này cho thấy mối lân
mẫn của những người thuộc phe thua cuộc và thấp cổ bé miệng với nhau, họ đã
chìa tay ra che chở cho nhau. Và ngay cả tại Tây Nguyên, những người đã bắt,
đánh đập dã man các FULRO Tây Nguyên đều đội nón cối, bởi họ thuộc về nhóm thân
Cộng hoặc chính họ là Việt Cộng.
Mấy ngày nay, không khí
truy lùng, bắt bớ rất sôi sục, điều này cho thấy công tác dân vận của nhà nước
Cộng sản rất mạnh và hiệu quả. Đó là nhìn từ bên ngoài, kỳ thực, ngoài cuộc chiến
giữa các tộc người thiểu số với thế lực nhóm trong thể chế, còn một cuộc chiến
truyền thông khác giữa hai phe với nhau, vừa dùng đòn thật, vừa vờn nhau lại vừa
tìm thế thượng phong trong cuộc chiến.
Và, với đà này, chuyện bắt
bớ còn rất dài, bởi để bảo vệ cuộc Nam tiến của các cư dân Bắc có quyền lực và
lợi ích nhóm trên đất Tây Nguyên được suông sẻ, không còn cách nào khác là xô
người bản địa ra khỏi nơi cư trú lâu đời của họ và cưỡng chế họ, biến họ thành
những con cừu đúng chất, làm cho họ chịu sự áp bức và xem sự áp bức ấy là hiển
nhiên.
Những tiếng súng ở Tây
Nguyên, về bản chất sâu xa, đó không phải là tiếng súng của những kẻ man rợ giết
người làm trò vui, cũng không phải là tiếng súng của một nhóm FULRO giết người
cướp của, mà xét cho cùng, có thể xem đây là tiếng súng của các “Hậu FULRO” bắn
vào những cán bộ có yếu tố miền Bắc và bắn vào những đại diện chính trị cũng
như những kẻ đã trực tiếp lấy đi sinh kế và sinh phần của các tộc người thiểu số.
Nói là tiếng súng trả thù cũng đúng, nói là tiếng súng giết người hàng loạt
cũng đúng và nói là tiếng súng cách mạng của các tộc người thiểu số cũng đúng nốt!
No comments:
Post a Comment