Sunday, 18 June 2023

MỸ, NHẬT, PHI NHẤT TRÍ TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ AN NINH (AP)

 



Mỹ, Nhật, Philippines nhất trí tăng cường quan hệ an ninh

AP

17/06/2023

https://www.voatiengviet.com/a/my-nhat-philippines-nhat-tri-tang-cuong-quan-he-an-ninh/7140960.html

 

Các cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines tổ chức cuộc hội đàm chung đầu tiên ngày 16/6 và đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng, trong lúc Washington và các đối tác củng cố liên minh của họ để thích ứng với căng thẳng gia tăng về Triều Tiên, Trung Quốc và Ukraine, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-645e-08db639b72da_w1023_r1_s.jpg

Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan

 

Ông Sullivan nói ông và những người đồng cấp Nhật Bản và Philippines đã thảo luận về “môi trường an ninh khu vực hỗn loạn và cách chúng ta có thể cùng nhau hợp tác để tăng cường hòa bình và ổn định” trong các lĩnh vực bao gồm tự do hàng hải và an ninh kinh tế.

 

Các ông Sullivan, Takeo Akiba của Nhật Bản và Eduardo Ano của Philippines cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác ba bên, dựa trên các liên minh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ và giữa Philippines và Hoa Kỳ để duy trì hòa bình và ổn định trong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Eo biển Đài Loan.

 

Ông Sullivan nói khuôn khổ mới ba bên “mang tính đột phá” là một phần của nhiều liên minh có sự tham gia của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm hợp tác ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như đối thoại an ninh bộ tứ Quad với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

 

“Tôi muốn nói rằng các nhóm khác nhau có thể có những điểm ưu tiên và trọng tâm khác nhau, nhưng thực tế những gì chúng tôi đang tìm thấy là, chương trình nghị sự đang mở rộng bởi vì theo một cách nào đó, thế giới đang bị thu hẹp lại. Và tất cả các vấn đề ở khắp mọi nơi đang chạm đến mọi quốc gia trong khu vực này,” ông Sullivan nói.

 

Ông Sullivan cho biết Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken dự kiến sẽ không tạo ra bước đột phá đáng kể trong chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 18/6, trong khi chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Washington vào cuối tuần “sẽ đánh dấu một thời điểm chuyển đổi trong quan hệ Hoa Kỳ-Ấn Độ.”

 

Ba cố vấn an ninh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đã thảo luận về cơ hội tập trận hải quân chung ở vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đồng ý tăng cường hợp tác quân sự trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

 

Trong chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vào tháng 2 năm nay, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã cam kết viện trợ phát triển và đầu tư tư nhân trị giá 4,3 tỷ đô la. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý để quân đội của họ hợp tác trong các hoạt động cứu trợ thiên tai ở Philippines, được coi là một bước tiến tới hiệp ước cho phép lực lượng của họ đến thăm và huấn luyện trên lãnh thổ của nhau.

 

Hôm 15/6, ông Sullivan và Akiba đã tổ chức một cuộc gặp ba bên riêng với người đồng cấp Hàn Quốc, Cho Tae-yong, mà ông Sullivan cho biết đã có “tác động sâu sắc” đến việc tăng cường hợp tác của họ sau những cải thiện gần đây trong quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc.

 

Vào tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản đã thông qua Chiến lược An ninh Quốc gia mới, trong đó đặt mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng lên 310 tỷ đô la trong 5 năm tới để tài trợ cho việc xây dựng quân đội, bao gồm phát triển khả năng tấn công, một bước đột phá lớn từ chính sách chỉ để tự vệ được tuân thủ từ lâu theo hiến pháp hòa bình sau Thế chiến Thứ hai.

 

Theo chiến lược mới, Nhật Bản bắt đầu hỗ trợ an ninh cho quân đội của các quốc gia đang phát triển, chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và có khả năng cung cấp các thiết bị phi sát thương do Nhật Bản sản xuất như radar, ăng-ten, tàu tuần tra nhỏ và cải tiến cơ sở hạ tầng như bến cảng. Philippines là một ứng viên lớn tại khu vực.

 

Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đang vướng vào các cuộc đối đầu căng thẳng về lãnh thổ trên Biển Đông. Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này, nhưng nói rằng quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên tuyến đường thủy quốc tế quan trọng là vì lợi ích quốc gia của họ.

 

Ông Sullivan cho biết ông cùng với hai ông Akiba và Ano quyết định gặp lại nhau trong những tháng tới để mở rộng hợp tác và chia sẻ thông tin.

 

=============

LIÊN QUAN

 

Ngoại trưởng Blinken tới Bắc Kinh với hy vọng xoa dịu nỗi lo về rạn nứt Mỹ-Trung

Khảo sát: Các nước châu Á quan tâm căng thẳng Mỹ-Trung

Tại sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?

Mỹ, Trung Quốc lời qua tiếng lại tại hội nghị an ninh Châu Á

Đặc phái viên Trung Quốc kêu gọi ‘dừng đưa vũ khí ra chiến trường’

Tư lệnh Tuần duyên Mỹ kết thúc chuyến thăm Việt Nam, cam kết đảm bảo an ninh hàng hải

Mỹ ký hiệp ước thương mại với Đài Loan, Trung Quốc phản đối

 

==================================================

.

.

Mỹ - Nhật - Philippines dự kiến thường xuyên tập trận chung ở Biển Đông

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 17/06/2023 - 11:53

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230617-my-nhat-philippines-du-kien-thuong-xuyen-tap-tran-ba-ben

 

Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, Nhật Bản và Philippines lần đầu tiên họp tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/06/2023. Ba bên thảo luận nhiều kế hoạch nhằm tăng cường sức răn đe đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Một văn bản chiến lược chính thức sẽ được công bố từ nay đến cuối năm, trong đó có khả năng tổ chức các cuộc tập trận chung thường xuyên ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

 

https://s.rfi.fr/media/display/de9974f0-0cf3-11ee-b17c-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23157280325003.webp

Lực lượng hải cảnh Nhật Bản, Mỹ, Philippines huấn luyện chung ở ngoài khơi tỉnh Bataan, Philippines, ngày 06/06/2023. AP - Aaron Favila

 

Ba cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan của Mỹ, Takeo Akiba của Nhật Bản và Eduardo Ano của Philippines nhất trí là các cuộc tập trận chung sẽ diễn ra trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương « vì tự do hàng hải và trật tự dựa trên luật pháp » trong bối cảnh liên tục xảy ra « những ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng sức mạnh hoặc cưỡng ép », dù không nêu đích danh Trung Quốc. Ba quan chức cũng « tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan ».

 

Trong khuôn khổ chiến lược chính thức, dự kiến đúc kết từ giờ đến cuối năm, ba nước Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ lập kế hoạch tổ chức thường xuyên các cuộc tập trận chung có quy mô lớn ở Biển Đông. Khả năng tập trận chung ở biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền, cũng được xem xét. Đây là điểm mới, vì cho đến nay, Mỹ và Nhật Bản hợp tác riêng với Philippines và các cuộc tập trận thường diễn ra dưới hình thức song phương.

 

Ngoài ra, lực lượng tuần duyên của ba nước cũng sẽ tập huấn chung để xử lý các tình huống như tầu nước ngoài thâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền. Cuộc tập huấn ba bên gần đây nhất diễn ra đầu tháng 06/2023 ở Philippines. Hoạt động này được cho là nhằm đối phó với đội tầu dân quân biển Trung Quốc, ngày càng hùng hậu và hung hăng, thường xuyên thâm nhập và neo đậu nhiều ngày ở các vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

 

Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp quân đội Philippines cải thiện năng lực, khả năng tác chiến và trang thiết bị, ví dụ Tokyo sẽ thông qua cơ chế hỗ trợ chính thức về an ninh (OSA) được triển khai vào tháng 04/2023. Nhật Bản cũng kêu gọi thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận ba bên về an ninh.

 

Hãng tin Nhật Nikkei Asia nhắc lại Trung Quốc coi khu vực đảo phía nam từ Nhật Bản, qua Đài Loan đến Philippines là « chuỗi đảo thứ nhất » và là tiền đồn quân sự quan trọng để làm suy yếu khả năng thâm nhập của Mỹ cũng như những nước khác từ Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Nhật Bản và Philippines là hai đồng minh trong khu vực của Mỹ, rất gần với Đài Loan và đều phải đối phó với mối đe dọa tương tự.

 

-------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Mỹ, Nhật, Philippines chuẩn bị một cơ chế đối thoại ba bên về an ninh ở Biển Đông

 

Úc, Nhật Bản có thể tuần tra chung với Philippines và Mỹ ở Biển Đông

 

TT Marcos : Căn cứ quân sự Philippines có thể « hữu ích » nếu Đài Loan bị tấn công

 

 

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats