Friday 23 June 2023

LIỆU NGA CÓ CHƠI TRÒ HẠT NHÂN Ở UKRAINE? (Steve Rosenberg / BBC News)

 



Liệu Nga có chơi trò hạt nhân ở Ukraine?

Steve Rosenberg

Biên tập viên các vấn đề về Nga, Moscow

22 tháng 6 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/world-65982097

 

Có một câu hỏi mà chúng ta luôn đặt ra kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Trong cuộc chiến tranh này, liệu Kremlin có sử dụng vũ khí hạt nhân?

 

Tổng thống Joe Biden không loại trừ điều này.

 

"Tôi lo ngại về việc Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật," Tổng thống Mỹ nói vào tuần này. Ông tin rằng mối đe dọa là 'thật'.

 

Tổng thống Joe Biden gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là 'độc tài''.

Trung-Mỹ gặp nhau trước thế Chiến Quốc vừa đàm vừa đối?

Dirck Halstead, nổi tiếng với các bức hình về cuộc chiến VN, vừa qua đời

 

Tôi không biết liệu Tổng thống Biden có đọc tạp chí Nga Profile. Nếu có, bạn có thể hiểu vì sao ông ấy lo ngại.

 

Tuần trước, Profile xuất bản một bài báo do chuyên gia chính sách ngoại giao và quốc phòng nổi tiếng người Nga, ông Sergei Karaganov viết. Kẻ săn diều hâu Karaganov là chủ tịch danh dự của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng. Nói ngắn gọn, ông ta có mối quan hệ tốt với những người có quyền lực tại đây.

 

"Kẻ thù cần biết rằng chúng ta sẵn sàng tấn công phủ đầu để trả đũa lại mọi hành động hung hăng trong quá khứ và hiện nay của chúng, để ngăn chặn một cuộc chiến tranh nhiệt hạch toàn cầu."

 

"Nhưng nếu chúng không lùi bước? Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải nhắm đến mục tiêu ở hàng loạt quốc gia nhằm thuyết phục những kẻ mất trí."

 

Từ năm ngoái, chúng ta đã quen với tiếng súng hạt nhân từ Nga.

 

Và Tổng thống Putin đã khẳng định rằng Nga đã bố trí lô vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên ở Belarus, một động thái mà các lãnh đạo Nga nói rằng nhằm nhắc nhở bất cứ ai "nghĩ tới việc gây ra một thất bại chiến lược cho chúng tôi".

 

Nhưng tranh cãi về việc triển khai các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu lên các nước phương Tây? Đó hoàn toàn là một nấc thang mới.

 

Rõ ràng là, không phải tất cả mọi người tại Nga đều đồng tình với ý tưởng này.

 

Hôm nay, nhật báo về kinh doanh Kommersant đăng bài báo với tiêu đề "Chiến tranh hạt nhân là một cách tồi để giải quyết vấn đề."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0818/production/_130127020_screenshot2023-06-17at11.58.47-2.jpg

Cuộc tranh luận ở Nga về việc khi nào hoặc liệu có nên sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến ở Ukraine đã bùng nổ trên phạm vi công cộng

 

Một cách nói giảm nhẹ nhất mọi thời đại, có thể là vậy. Nhưng điều hấp dẫn ở bài báo này là ở chỗ nó cho thấy cuộc tranh luận tại Nga về việc khi nào và liệu có nên sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Ukraine đã bùng nổ công khai.

 

Được viết bởi một nhóm các chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng khác tại Nga, bài báo trên Kommersant giải thích vì sao họ tin Sergei Karaganov đã sai. Sai một cách nguy hiểm.

 

"Ý tưởng rằng sử dụng vũ khí hạt nhân có thể ngăn chặn sự leo thang và giải quyết các vấn đề chiến lược mà các biện pháp quân sự thông thường đã thất bại là vô cùng đáng ngờ và có thể là sai lầm," Alexei Arbatov, Konstantin Bogdanov và Dmitry Stefanovich từ Trung tâm An ninh Quốc tế - một bộ phận của một viện nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Nga - viết.

 

"Trong lịch sử hiện đại, có rất nhiều ví dụ của việc triển khai quân đội dẫn đến các hậu quả không lường trước. Nhưng những sự kiện này không có vũ khí hạt nhân được triển khai. Một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra xung đột trên một bình diện hoàn toàn mới không thể lường trước, và làm tăng nguy cơ đối đầu lên nhiều lần.

 

"Những hậu quả tàn phá của phóng xạ mà 'trò chơi hạt nhân' có thể gây ra là nền tảng tồi tệ nhất cho một tương lai tương sáng. Những kẻ ủng hộ các ý tưởng giật gân và trò chơi nguy hiểm này tốt nhất nên nhớ lấy điều đó."

 

Điều này đưa chúng ta tới một câu hỏi khác mà chúng ta đã hỏi kể từ đầu cuộc chiến tranh Nga-Ukraine: Điều gì đang xảy ra trên trái đất này?

 

Có thể đề xuất của ông Karaganov về một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu quá là gây sốc tới nỗi các học giả người Nga khác cảm thấy họ chỉ có thể im lặng.

 

Nếu đúng vậy, điều này cho thấy dù truyền thông Nga bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, thậm chí trong sự kìm kẹp hiện nay, vẫn còn chỗ ở một vài kênh cho các cuộc tranh luận giới hạn về một số chủ đề nhất định. Đặc biệt là các chủ đề quan trọng như chiến tranh hạt nhân.

 

Hoặc có thể là toàn bộ cuộc tranh luận này được thiết kế để thu hút sự chú ý của phương Tây, và để Tổng thống Putin đóng vai 'cảnh sát tốt' trong khi ông Karaganov thì đóng vai 'cảnh sát xấu'.

 

Và như vậy - cuộc tranh luận tiếp tục - tốt hơn là ngồi xuống và làm hòa với ông ta, trước khi các chính trị gia theo đường lối cứng rắn như Karaganovites thắng thế và nhấn nút hạt nhân.

 

Sau cùng thì, chính bản thân lãnh đạo Điện Kremlin chưa kêu gọi một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu lên các nước phương Tây.

 

Một điều rõ ràng là: với luận điệu chống phương Tây đang gia tăng tại Nga, và với cuộc phản công của quân đội Ukraine, câu hỏi về vũ khí hạt nhân chưa khép lại.

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats