Saturday, 24 June 2023

GIẢI MÃ THÔNG ĐIỆP PHẢN CHIẾN THU NHỎ CỦA NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH Ở NGA (New York Times)

 



Giải mã thông điệp phản chiến thu nhỏ của những người biểu tình ở Nga  

New York Times

Cù Tuấn biên dịch

23-6-2023  02:14    

https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid0rwrxr5tPUJhC2x3sfV8EnBAj9dyxWAy1f8Emw6grrbfTrUgsMxc4nzLG9GXQjbFql

 

Tóm tắt: Với việc Putin đàn áp các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Ukraine, người dân Nga đã tìm ra nhiều cách để bày tỏ sự phản đối của mình thông qua những biểu tượng phản kháng nhỏ.

 

Con cá, dấu hoa thị, tin nhắn trống và chữ Z bị gạch chéo: Tất cả những thứ này là biểu tượng phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Ở một đất nước mà sự chỉ trích công khai về chiến tranh đi kèm với mối đe dọa tống giam, những người biểu tình đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để ẩn danh và sử dụng một ngôn ngữ bí mật để truyền đạt sự bất đồng đối với Điện Kremlin.

 

Năm ngoái tại St. Petersburg, một nghệ sĩ đã tải lên Instagram một vài hình ảnh về những bức tượng nhỏ bằng đất sét ở một không gian công cộng với tài khoản Malenkiy Piket, nghĩa là Cuộc biểu tình nhỏ. Trong một bài đăng riêng biệt, anh đã mời những người khác tham gia cùng anh bằng cách thể hiện sự biểu tình thầm lặng của mình.

 

Kể từ bài đăng đó, người nghệ sĩ này đã nhận được gần 2.000 hình ảnh có chứa các bức tượng nhỏ tự chế, trong ảnh các bức tượng nhỏ này cầm các áp phích phản đối với các ký hiệu gây tò mò. Những người đóng góp ảnh có thể duy trì tính ẩn danh của họ bằng cách gửi tin nhắn riêng tư trong ứng dụng cho nam nghệ sĩ, sau đó anh ta sẽ đăng hình ảnh của họ. Vào lúc cao điểm, tài khoản này nhận được khoảng 60 hình ảnh mỗi ngày, nghệ sĩ nói với The Times.

 

Gửi những bức ảnh như vậy, kể cả ở chế độ riêng tư, là việc rủi ro rất lớn: Chia sẻ thông điệp phản chiến có thể là nguyên nhân dẫn đến án tù. Việc giấu các bức tượng nhỏ trong không gian công cộng có thể bị camera giám sát ghi lại. Cảnh sát đã sử dụng đoạn phim CCTV để theo dõi và bắt giữ một người đóng góp vào năm 2022.

 

Sử dụng những hình ảnh mơ hồ có tính chiến lược để phản đối các chính phủ độc tài không chỉ có riêng ở Nga: những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông giơ cao các tờ giấy không có chữ như một hình thức phản đối, và những người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc đã sử dụng biểu tượng cảm xúc ngọn nến để kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn.

 

Nam nghệ sĩ nói với phóng viên rằng điều quan trọng là mọi người phải thấy rằng người Nga cũng phản đối chiến tranh. “Không phải ai cũng ủng hộ Putin. Chúng tôi biết các phương tiện truyền thông đã bỏ qua các hình ảnh này, cắt bỏ mọi thứ cho thấy người dân Nga chống lại chiến tranh."

 

Thông điệp trong hình ảnh:

 

1. Cá

Vào năm 2022, một phụ nữ đã bị bắt vì viết “нет в***e” bằng sơn xì ở quảng trường công cộng, viết dấu hoa thị thay vì một số chữ cái. Cảnh sát cho rằng cô ấy định viết từ “война” chỉ chiến tranh, nhưng người phụ nữ này nói rằng cô viết chữ “вобла,” (vobla) một loại cá có nguồn gốc từ Biển Caspi mà người Nga thường ăn với bia hoặc rượu vodka.

 

Câu chuyện đã lan truyền, tạo ra hàng tấn meme và thậm chí là một bài hát. Người phụ nữ cuối cùng đã bị cảnh sát phạt, nhưng sau đó, câu chuyện của cô ấy đã biến con cá vobla và dấu hoa thị (*) thành biểu tượng phản đối chiến tranh.

 

2. Tờ giấy trắng

Tờ giấy trắng nhấn mạnh cách mà nước Nga đã hình sự hóa tự do ngôn luận. Trong những tháng đầu năm 2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine, nhiều người Nga đã xuống đường với những tờ giấy trắng tinh và cảnh sát vẫn bắt giữ họ.

 

3. Lá cờ phản chiến

Được công nhận là biểu tượng phản chiến, lá cờ trắng có sọc xanh ở giữa được những người Nga phản đối cuộc xâm lược Ukraine và không tán thành chính phủ của Putin tạo ra.

 

4. Chữ Z bị gạch bỏ

Các thành viên của quân đội Nga trang trí xe tăng và xe tải của họ bằng chữ Z để phân biệt họ với quân Ukraine trên chiến trường. Nhiều hình ảnh của Malenkiy Piket có chữ Z bị gạch chéo.

 

5. Hòa bình

Khoảng một trăm hình ảnh được Malenkiy Piket đưa lên cho thấy dấu hiệu hòa bình.

 

6. Lời nhắn bằng tiếng Nga

Hầu hết các bức tượng nhỏ đều chứa thông điệp được viết bằng tiếng Nga. Malenkiy Piket nói rằng hầu hết các hình ảnh anh nhận được là từ những người sống ở Nga, nhưng nhiều hình ảnh được gửi từ Ukraine và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác.

 

7. Hỗ trợ của cộng đồng quốc tế

Hàng trăm hình ảnh cho thấy lá cờ Ukraine. Hàng trăm người khác có tin nhắn được viết bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và các ngôn ngữ khác.

 

“Những mô hình người nhỏ bé này đã làm điều mà chúng tôi không thể làm một cách công khai. Và tôi thấy rằng có những người, giống như tôi, phản đối cuộc chiến này,” một người đóng góp, một nhà hoạt động sống ở Nga cho biết.

 

Cô ấy giải thích rằng cô sẽ tìm kiếm một nơi công cộng không có camera và chờ đợi thời điểm không có ai xung quanh. “Tôi chụp ảnh rồi nhanh chóng rời đi. Đôi khi nó giống như một trò chơi,” cô nói. “Và trò này sẽ rất vui nếu không có chiến tranh.”

 

Một người đóng góp khác cho biết cô ấy được truyền cảm hứng để gửi hình ảnh cho Malenkiy Piket vì cô nói rằng hình ảnh của cô chụp có thể tồn tại lâu hơn là các cuộc biểu tình trên đường phố, vốn đã bị cảnh sát dẹp từ lâu.

 

“Điều quan trọng đối với những người như tôi là thấy rằng tôi không đơn độc,” cô nói.

 

HÌNH :

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362400902384&set=pcb.6591408667564424

Một trong những hình ảnh đầu tiên

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6591362447569046&set=pcb.6591408667564424

Xin đừng im lặng

https://www.facebook.com/photo?fbid=6591362480902376&set=pcb.6591408667564424

Không cá vobla/không chiến tranh

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6591362467569044&set=pcb.6591408667564424

Ở chân tượng đài

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6591362620902362&set=pcb.6591408667564424

Trong bụi cây

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362630902361&set=pcb.6591408667564424

3 dấu *, sau đó là 5 dấu *, ám chỉ chữ “нет войне” (không chiến tranh)

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362697569021&set=pcb.6591408667564424

Một nhà sư không có miệng ngồi trên một hàng rào.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362760902348&set=pcb.6591408667564424

Tấm dán gắn vào đèn đường ở Bolotnaya Naberezhnaya, Matxcơva.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362777569013&set=pcb.6591408667564424

Cạnh một con đường

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362830902341&set=pcb.6591408667564424

Bên bờ sông

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362930902331&set=pcb.6591408667564424

Cờ Ukraine kèm cờ phản chiến.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363040902320&set=pcb.6591408667564424

Hình người giấy gắn vào một bức tường graffiti

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591362994235658&set=pcb.6591408667564424

Hàng rào bên cạnh một tòa nhà chính phủ Nga.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363150902309&set=pcb.6591408667564424

Hai người nhỏ ôm nhau, với áo là 2 lá cờ

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363100902314&set=pcb.6591408667564424

Áo cờ Ukraine.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363190902305&set=pcb.6591408667564424

Trên ghế băng ngoài phố.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363250902299&set=pcb.6591408667564424

Hình người được gắn vào tường

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363290902295&set=pcb.6591408667564424

Biểu tượng hòa bình ở nơi công cộng

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363307568960&set=pcb.6591408667564424

Đặt trên đất.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363440902280&set=pcb.6591408667564424

Tại trạm dừng xe buýt

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363450902279&set=pcb.6591408667564424

Tại bờ sông Maskva

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363460902278&set=pcb.6591408667564424

"Putin còn thì chiến tranh còn"

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363597568931&set=pcb.6591408667564424

"Không chiến tranh"

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363624235595&set=pcb.6591408667564424

"Hãy ngừng giết hại trẻ em"

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363630902261&set=pcb.6591408667564424

“Không”

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363710902253&set=pcb.6591408667564424

"Hòa bình cho thế giới. Đả_đ_ảo độc tài"

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363750902249&set=pcb.6591408667564424

"Hòa bình cho Ukrane, tự do cho Nga"

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363927568898&set=pcb.6591408667564424

"Nước Nga ≠ Putin. Putin = chiến tranh"

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363854235572&set=pcb.6591408667564424

Búp bê Anh cầm cờ Ukraine.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363887568902&set=pcb.6591408667564424

Cuộc xâm lược vô cớ

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591363990902225&set=pcb.6591408667564424

Rome, Colloseum.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6591364017568889&set=pcb.6591408667564424

"Hòa bình"

 

.

3 BÌNH LUẬN    

 

Nguyễn Trung Thành

Link gốc: 

https://www.nytimes.com/.../russian-anti-war-protesters.html

NYTIMES.COM

Decoding the Antiwar Messages of Miniature Protesters in Russia

Decoding the Antiwar Messages of Miniature Protesters in Russia

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats