Saturday 24 June 2023

CUỘC KHỞI NGHĨA Ở ĐẮK LẮK : NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ và GIẢI PHÁP (Nguyễn Văn Đài, RFA)

 



Cuộc khởi nghĩa ở Đắk Lắk: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Nguyễn Văn Đài  

Thứ Năm, 06/22/2023 - 10:41 — nguyenvandai

https://www.rfavietnam.com/node/7678

 

Cuộc khởi nghĩa của đồng bào người Thượng nổ ra vào rạng sáng ngày 11 tháng 6 năm 2023. Hàng chục nghĩa quân được vũ trang súng, dao đã tấn công vào trụ sở hai xã Ea Ktieu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc.

 

Hậu quả là có 4 công an cấp xã, một bí thư, một chủ tịch và 3 thường dân bị thiệt mạng.

Tính tới ngày 21 tháng 6, đã có khoảng 74 nghĩa quân bị bắt giữ. Theo những nguồn tin không chính thức chưa thể kiểm chứng từ những người dân địa phương cho biết đã có hàng chục nghĩa quân hy sinh trong các đợt càn quét của bộ đội, công an và an ninh tỉnh Đăk Lăk.

 


 

Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa của người dân Tây Nguyên?

 

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng), với diện tích tự nhiên là 54.548 km2, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của Việt Nam.

 

Tây Nguyên được biết đến như là một vùng đất huyền thoại của đồng bào các dân tộc thiểu số.

 

Năm 1976, dân số Tây Nguyên chỉ là 1,225,000 người, trong đó đồng bào người Thượng chiếm 853,820 người, chiếm 69,7% dân số.

 

Ở Tây Nguyên, những người Thượng theo hai tôn giáo chính là Công giáo và Tin Lành.

 

 

Thứ nhất về chính sách đất đai và dân cư:

 

Sau 30 tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện chính sách “đi xây dựng vùng kinh tế mới”.Nhà cầm quyền CSVN vừa kêu gọi vừa cưỡng bức đưa người dân từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam lên các tỉnh Tây Nguyên.

 

Tính tới năm 2021, các tỉnh Tây Nguyên là nơi cùng sinh sống của gần 6 triệu người, trong đó có 52 dân tộc thiểu số, với gần 2,2 triệu người. Những người Thượng từ chiếm đa số đã trở thành thiểu số từ vài thập kỷ trước.

 

Được sự bảo kê của nhà cầm quyền CSVN tại địa phương, những người dân di cư vừa mua, vừa chiếm đoạt đất đai của người Thượng, đẩy họ lùi sâu vào những nơi hẻo lánh.

 

Sau nhiều thập kỷ khai thác và tàn phá thì tài nguyên rừng đã cạn kiệt, đời sống của đồng bào Thượng rất khó khăn, đa số nghèo đói.

 

Họ từ những chủ nhân của núi rừng Tây Nguyên, bỗng trở thành những người làm thuê, làm mướn trên chính những mảnh đất do tổ tiên của khai phá để lại.

 

 

Thứ hai, về chính sách tôn giáo:

 

Từ ngay sau 30 tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền CSVN đã áp dụng chính sách tôn giáo hà khắc với những người đồng bào Thượng theo đạo Tin Lành và Công giáo.

 

Nhà cầm quyền chiếm đoạt các cơ sở tôn giáo, phá huỷ các cơ sở tôn giáo, không cho xây dựng các cơ sở tôn giáo, cấm đoán việc người Tin Lành, Công giáo sinh hoạt tôn giáo. Nhiều Mục sư, Truyền đạo người Thượng bị tra tấn, bị cầm tù, bị mất tích.

 

 

Thứ ba, nhà cầm quyền CSVN thực phân biệt đối xử trong các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội:

 

Ở Tây Nguyên, những khu vực sinh sống của người Việt di cư thì được xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học, nhà văn hoá,…

 

Trong khi nơi sinh sống của đồng bào người Thượng thì không được đầu tư xây dựng.

 

Tất cả các vấn đề trên đã gây ra bức xúc cho đồng bào người Thượng suốt nhiều thập kỷ.

 

Và đã dẫn đến hai cuộc nổi dậy bằng hình thức biểu tình bất bạo động vào các năm 2001 và 2004.

 

Hàng ngàn người đã bị bắt và bị cầm tù từ 3 tới 18 năm. Hàng ngàn đồng bào người Thượng phải chạy tị nạn sang Campuchia, Thái Lan, Mỹ,…

 

Cuộc đấu tranh đòi đất đai, tự do tôn giáo và bình đẳng của đồng bào người Thượng vẫn âm ỉ diễn ra trong suốt những năm sau đó.

 

Những năm gần đây, nhà cầm quyền CSVN tại địa phương bắt tay với doanh nghiệp tư nhân thu hồi đất để làm các khu nghỉ dưỡng sinh thái, thu hồi đất làm đường.

 

Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng do nhà cầm quyền áp đặt cho người dân với mức giá quá thấp, khiến người dân bất bình và phẫn nộ.

 

Người dân đã tổ chức biểu tình, nhưng không được giải quyết thoả đáng, thay vào đó là bị đàn áp, đánh đập, bắt cầm tù.

 

Người xưa có câu “con giun xéo lắm cũng quằn” ám chỉ sức chịu đựng của mọi vật đều có giới hạn. Con người cũng vậy, bị đè nén, đàn áp quá thì có ngày cũng phải đứng dậy chống lại những kẻ đang áp bức mình.

 

 

Những dân tộc bị áp bức đều có quyền lựa chọn các hình thức đấu tranh để đứng lên.

 

 

Thứ nhất là vận động chính trị:

Những cá nhân, tổ chức gửi các kiến nghị, thỉnh nguyện thư tới nhà cầm quyền để yêu cầu sửa đổi pháp luật, chính sách kinh tế xã hội để phù hợp với lợi ích của người dân,..

 

Thứ hai là hình thức đấu tranh chính trị bất bạo động:

Vận động nâng cao dân trí, xây dựng tổ chức, tập hợp lực lượng quần chúng tiến hành cuộc Cách mạng xã hội hay dân chủ để thay đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ.

 

Thứ ba là khởi nghĩa vũ trang:

Khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên cầm vũ khí đánh đổ kẻ thù để lập ra một chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn.

 

Vào năm 2001, 2004, những đồng bào người Thượng đã lựa chọn hình thức đấu tranh chính trị ôn hoà bất bạo động.

 

Ngày 11 tháng 6 năm 2023, đồng bào người Thượng đã lựa chọn hình thức khởi nghĩa vũ trang.

 

Tới thời điểm ngày 22 tháng 6 năm 2023, có thể nói cuộc khởi nghĩa của đồng bào người Thượng tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk đã thất bại.

 

Nguyên nhân thất bại thì ai cũng thấy được đó là lực lượng khởi nghĩa đã không có đủ số lượng, trang bị vũ khí, căn cứ, kỹ năng, chiến thuật,… để đối đầu với các lực lượng đàn áp của nhà cầm quyền CSVN.

 

Trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay thì khởi nghĩa vũ trang không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Và rất khó nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.

 

Trừ trường hợp, quân khởi nghĩa quá mạnh, có trang bị tốt, chiếm được đất đai, có căn cứ, có người dân ủng hộ và có xu thế tấn công các lực lượng vũ trang của nhà cầm quyền.

 

Điều này không thể xảy ra ở Tây Nguyên của Việt Nam.

 

nguyenvandai's blog





No comments:

Post a Comment

View My Stats