Thursday, 1 June 2023

BẮC TRIỀU TIÊN THẤT BẠI TRONG VIỆC PHÓNG VỆ TINH DO THÁM QUÂN SỰ ĐẦU TIÊN (Trần Công / RFI)

 



NỘI DUNG :

Bắc Triều Tiên thất bại trong việc phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên

Trần Công  /  RFI

.

Bắc Hàn nói vệ tinh do thám bị rơi xuống biển sau khi phóng

Jean Mackenzie từ Seoul & Oliver Slow từ London  /  BBC News

.

Triều Tiên quyết sẽ phóng thêm các vệ tinh do thám

Reuters

.

================================================

.

.

Triều Tiên quyết sẽ phóng thêm các vệ tinh do thám

Reuters

01/06/2023

https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-quyet-se-phong-them-ve-tinh-do-tham/7118115.html

 

Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, khẳng định vệ tinh do thám quân sự của Bình Nhưỡng sẽ sớm đi vào quỹ đạo và tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực do thám quân sự, truyền thông nhà nước KCNA đưa tin hôm 1/6.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-841b-08db490f923a_w1023_r1_s.jpg

Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

 

“Kẻ thù sợ nhất là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp cận với các phương tiện do thám và phương tiện thông tin tuyệt hảo bao gồm cả vệ tinh do thám và do đó, chúng tôi nhận thức được rằng chúng tôi nên nỗ lực hơn nữa để phát triển các phương tiện do thám”, bà Kim tuyên bố.

 

Phát biểu này được đưa ra sau vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng hôm 31/5 thất bại

 

Cùng ngày 31/5, một số quốc gia nói với một cơ quan của Liên hiệp quốc rằng các vụ thử phi đạn của Triều Tiên đang gây nguy hiểm cho sự an toàn của hàng hải thương mại trên các tuyến đường biển bận rộn ở Đông Bắc Á.

 

Vụ phóng vệ tinh lần thứ sáu của Triều Tiên hôm 31/5 đã thất bại nhưng nó vẫn dẫn đến cảnh báo khẩn cấp và cảnh báo sơ tán ở một số vùng của Hàn Quốc và Nhật Bản.

 

Một nghị quyết được đa số hơn 100 quốc gia tham gia ủy ban an ninh của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thông qua, “mạnh mẽ” lên án các vụ thử phi đạn này “đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của những người đi biển và vận chuyển quốc tế.”

 

Triều Tiên đã bác bỏ nghị quyết và một tài liệu do các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đệ trình. Đáp lại, nước này nói rằng các vụ thử phi đạn “cấu thành các biện pháp tự vệ thường xuyên và có kế hoạch được thực hiện bởi một quốc gia có chủ quyền để bảo vệ an ninh quốc gia.”

 

“(Triều Tiên) không trong vị thế có thể đưa ra thông báo trước về các cuộc tập trận và các biện pháp tự vệ của mình”, nước này nói một bản đệ trình đưa lên ủy ban IMO.

 

Triều Tiên nói thêm rằng các vụ phóng phi đạn “dựa trên tính toán khoa học chính xác và xem xét điểm va chạm cũng như lộ trình của các tàu di chuyển trong vùng biển”.

.

===============================================

.

.

Bắc Triều Tiên thất bại trong việc phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên

Trần Công  /  RFI

Đăng ngày: 31/05/2023 - 11:23

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230531-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i-trong-vi%....BA%A7u-ti%C3%AAn

 

Bình Nhưỡng đã thất bại trong việc phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên. Vụ phóng được thực hiện sáng nay, 31/05/2023. Theo các chuyên gia Bắc Triều Tiên, động cơ đẩy ở tầng hai tên lửa đã không khởi động. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/b40059fc-ff6a-11ed-8044-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP23150842125273.webp

Hình ảnh Bắc Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh, được phát trên truyền hình Hàn Quốc, tại nhà ga xe lửa ở Seoul, ngày 31/05/2023. AP - Ahn Young-joon

 

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công cho biết thêm thông tin:

 

“Theo thông tấn xã chính thức Bắc Triều Tiên KCNA, vào lúc 6 giờ 27 phút hôm nay, 31/05/2023, vệ tinh trinh sát quân sự 'Malligyeong-1' đã được gắn trên một tên lửa đẩy 'Chollima-1 (hay còn được gọi là phương tiện phóng không gian) và được phóng từ Trạm phóng vệ tinh Seohae ở huyện Cholsan , tỉnh Bắc Pyongan. 

 

Sau khi hoàn thành việc tách rời tầng một, tên lửa đẩy 'Chollima-1' gặp sự cố khi khởi động động cơ ở tầng hai. Do vậy, tên lửa bị mất lực đẩy và rơi xuống vùng biển Hoàng Hải. Người phát ngôn của cơ quan phát triển vũ trụ quân sự của Triều Tiên cho biết đang tiến hành điều tra và làm rõ các lỗ hổng nghiêm trọng và sẽ phóng lại "càng sớm càng tốt". Một số nguồn tin dự đoán có thể Bắc Triều Tiên sẽ phóng tên lửa tiếp theo vào ngày 11/06/2023, hạn chót cho vụ phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên.

 

Theo hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Hàn, tên lửa đã  bay qua vùng biển phía tây đảo Baengnyeong và rơi cách đảo Eocheong hơn 200km về phía tây do đường bay bất thường. Hiện tại quân đội Hàn Quốc đã thu thập được một số mảnh vỡ còn sót lại của tên lửa đẩy và có thể sẽ kiểm tra nguồn gốc các thành phần của tên lửa và trình độ công nghệ của tên lửa đẩy này.

 

Sáng hôm nay vào lúc 6 giờ 41 phút, toàn bộ còi cảnh báo của thành phố Seoul vang lên, các tin nhắn khẩn cấp yêu cầu sơ tán được gửi liên tục vào điện thoại của người dân. Sau đó là chuỗi tin nhắn xác nhận cảnh báo không chính xác vì lý do Bắc Triều Tiên đã thất bại trong vụ phóng tên lửa vũ trụ lần này.”

 

Còn tại Nhật Bản, chính quyền tỉnh Okinawa cũng đã phát lệnh báo động kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn, nhưng 30 phút sau đã bãi bỏ báo động này. 

 

Theo AFP, hôm nay, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã “mạnh mẽ” lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên, xem đây là một hành động vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ cũng đã lên án vụ phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên, vì vụ phóng này “sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo” và “có nguy cơ gây mất ổn định an ninh của khu vực và thế giới”.

 

----------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN[GH1] 

ĐÔNG BẮC Á - AN NINH

Bắc Triều Tiên xác nhận tháng 6 phóng vệ tinh do thám

 

NHẬT BẢN - BẮC TRIỀU TIÊN

Nhật Bản điều động tên lửa bắn chặn đề phòng vụ "phóng vệ tinh" của Bắc Triều Tiên

 

.

======================================================

.

.

Bắc Hàn nói vệ tinh do thám bị rơi xuống biển sau khi phóng

Jean Mackenzie từ Seoul & Oliver Slow từ London

BBC News

31 tháng 5 2023, 11:09 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n5ly05rmro

 

Bắc Hàn nói một tai nạn đã xảy ra khi nước này tiến hành phóng vệ tinh không gian đầu tiên, khiến vệ tinh này lao xuống biển.

 

Bắc Hàn trước đó tuyên bố lên kế hoạch phóng vệ tinh trước ngày 11/06 để do thám các hoạt động quân sự của Mỹ.

 

Giờ đây Bình Nhưỡng nói sẽ cố gắng phóng lần thứ hai càng sớm càng tốt.

 

Vụ phóng đã kích hoạt một báo động giả ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, còn ở Nhật Bản, một cảnh báo được phát ra cho người dân Okinawa, ở miền nam.

 

Đã có sự hỗn loạn và hoang mang ở Seoul khi mọi người thức giấc vì tiếng còi hụ báo động và một thông báo khẩn cấp yêu cầu chuẩn bị sơ tán - chỉ 20 phút sau mới có thông báo rằng đó chỉ là báo động nhầm.

 

Nguy cơ đang gia tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, nơi căng thẳng đã kéo dài giữa hai quốc gia trong suốt 70 năm qua. Cảnh báo sai này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lòng tin của người dân đối với hệ thống cảnh báo.

 

Bắc Hàn đã tạo nên mối đe dọa đối với Hàn Quốc. Nếu trong tương lai có cảnh báo vang lên, câu hỏi được đặt ra là liệu người dân có coi đó là chuyện nghiêm túc hay làm ngơ vì cho rằng chỉ là một sai sót.

 

Cô Kim, 33 tuổi sống tại Seoul nói với BBC là bản thân đã "rất sợ hãi" khi nhận được cảnh báo khẩn cấp và bắt đầu thu gom đồ đạc để di tản.

 

"Tôi không tin là sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh Ukraine khiến tôi nghĩ rằng Bắc Hàn hoặc Trung Quốc có thể xâm lược Hàn Quốc," cô Kim nói, và cho biết cô nghĩ Bình Nhưỡng đã "mất trí" và tiến hành một cuộc xâm lược.

 

Nhật đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trong tình trạng báo động khi Bắc Hàn cảnh báo phóng vệ tinh

Bắc Hàn phóng tên lửa, Hàn Quốc lên án 'sự khiêu khích nghiêm trọng'

Seoul đáp trả khi Bắc Hàn bắn nhiều tên lửa, tạo ra đe dọa 'khẩn cấp'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a3de/live/50dc1840-ff63-11ed-92cc-b3a9bf1f67e9.jpg

Người dân theo dõi diễn biến trên màn hình TV ở Seoul

 

Quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa có thể đã bị vỡ giữa không trung hoặc bị rơi sau khi nó sớm biến mất sớm khỏi màn hình radar, đồng thời cho biết thêm rằng quá trình phân tích đang được tiến hành, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

 

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Bắc Hàn dường như đã bắn một tên lửa đạn đạo và chính phủ đang phân tích chi tiết.

 

Ông nói thêm rằng hiện không có báo cáo về thiệt hại sau vụ phóng. Nhật Bản trước đó tuyên bố sẵn sàng bắn hạ bất cứ thứ gì đe dọa lãnh thổ của mình.

 

Hôm thứ Ba 30/05, Ri Pyong-chol, phó chủ tịch ủy ban quân sự trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh, nói rằng đó là sự đáp trả trước "các hành động quân sự liều lĩnh" của Mỹ và Hàn Quốc.

 

Ông cáo buộc các nước "công khai để lộ tham vọng xâm lược liều lĩnh".

 

Cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ lên án vụ phóng của Bắc Hàn, gọi đây là "sự vi phạm trắng trợn" nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

 

"Cánh cửa ngoại giao không khép lại nhưng Bình Nhưỡng phải ngay lập tức dừng những hành động khiêu khích và thay vào đó chọn cùng tham gia," Adam Hodge, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ cho biết.

 

Ông Adam cũng cho biết thêm Mỹ sẽ tiến hành "tất cả các biện pháp cần thiết" để tự bảo vệ mình và các đồng minh.

 

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng lên án vụ thử, và cho biết bất kỳ vụ phóng nào của Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là "trái ngược" với những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

 

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un đã xác định phát triển các vệ tinh quân sự là một yếu tố trọng yếu trong nền quốc phòng.

 

Leif-Eric Easley, giáo sư từ Đại học Ewha ở Seoul, cho biết chính phủ Bắc Hàn "có thể thấy mình đang trong một cuộc chạy đua vào không gian", và cho dù sứ mệnh vệ tinh hiện tại của họ có thành công hay không, thì "có thể sẽ là sự tuyên truyền chính trị về khả năng không gian của quốc gia này".

 

Bắc Hàn: Chúng ta có thể chứng kiến điều gì từ Kim Jong-un trong năm 2023?

Bắc Hàn lần đầu đưa ra bằng chứng có vũ khí hạt nhân tầm ngắn

 

=============================================

TIN LIÊN QUAN

 

Nhật đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trong tình trạng báo động khi Bắc Hàn cảnh báo phóng vệ tinh

29 tháng 5 năm 2023

.

Bắc Hàn: Chúng ta có thể chứng kiến điều gì từ Kim Jong-un trong năm 2023?

3 tháng 1 năm 2023

.

Mỹ và Hàn Quốc ký thỏa thuận mới về vũ khí hạt nhân

27 tháng 4 năm 2023

.

Seoul đáp trả khi Bắc Hàn bắn nhiều tên lửa, tạo ra đe dọa 'khẩn cấp'

2 tháng 11 năm 2022

.

Bắc Hàn phóng tên lửa, Hàn Quốc lên án 'sự khiêu khích nghiêm trọng'

13 tháng 4 năm 2023

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats