Xem
ảnh tư liệu cầu Kerch bị sập, liên hệ cầu Thăng Long do Nga làm để suy ra trình
độ công nghệ Nga
09/10/2022
https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/10/kim-van-chinh-xem-anh-tu-lieu-cau-kerch.html
1. Người Nga từ lâu đã có xu hướng phát triển
nền văn minh có giao lưu quốc tế nhưng rất khép kín do bản
chất người Nga vừa thông minh, ngạo mạn, nhưng lại vừa tự ti.
Kết quả là
đa số các sản phẩm người Nga làm ra (có khi phải theo đuổi bằng cách ăn cắp
công nghệ, ăn cướp công nghệ, hoặc học mót, làm nhái), cũng đáp ứng nhu cầu
phát triển của xã hội Nga có cái mà dùng. Nhưng không thể cạnh tranh quốc tế,
bán được ở nước ngoài.
Nga đã áp
mô hình này cho Liên Xô trước đây cùng toàn bộ khối SEV gồm 11 thành viên xã hội
chủ nghĩa cũ (trong đó có Việt Nam ta). Mô hình này thích hợp khi có một quy mô
thị trường, dân số và tài sản đủ lớn cách biệt được với thế giới còn lại bằng bức
màn sắt kinh tế chính trị, tài chính và lưu chuyển thương mại.
Thế giới
làm được cái gì quan trọng thì Nga cũng làm được, kể cả bom A, bom H, chứ ô tô,
xe máy, quần áo, giày dép, thì khó gì?
Chỉ có điều:
Thế giới họ làm ra cái quạt máy nhẹ tênh tênh, chỉ nặng 1 kg thì Nga họ làm cái
quạt công suất hữu dụng như vậy nhưng điện năng tiêu thụ gấp 2 lần, số gang,
thép cho nó gấp 4 lần (ai kiểm chứng lấy “quạt tai voi” của Nga ra mà so với quạt
Nhật.
Thế giới
làm ra ô tô Mercedes, Toyota, Lexus… thì Nga cũng làm ra Chaika, Lada,
Moskovich đi được ngoài đường dù kêu lọc xọc và ngốn xăng gấp 2 lần… (ai muốn so sánh thì lấy cái xe máy Minsk với
xe Honda-Future ra so thử).
Duy chỉ có
những hàng hóa dịch vụ vô hình và tinh vi, nhất là từ thời 3.0 thì Nga chịu chết.
PC Personal Nga chịu chết, TV plasma cũng chịu, dịch vụ thì còn không có khái
niệm nữa cơ. Nga bèn lấy tư duy và lý luận AQ ra biện hộ: Mẹ nó, tất cả các dịch
vụ đều là vô nghĩa, không có giá trị, không được coi là hàng hóa, không được
tính vào phúc lợi của nhân dân.
Tuy nhiên,
một số thứ không cần công nghệ tích hợp, chỉ là sắt thép thuần tùy, Nga làm ra
tốt phết: Nồi áp suất Nga tôi thấy tuyệt vời, nồi nhôm Nga luộc bánh chưng chẳng
có nước nào sánh được. Một số thứ Nga làm ra rất độc đáo đến mức bất ngờ: như
cái aptomat điện đen đen tự nhảy, công tắc điện cần gạt không dùng lò xo…
Sau 1991,
nhiều hãng công nghệ lớn nước ngoài phải cử chuyên gia lang thang ở Nga để tìm
hiểu về các đồ vật của Nga và các kỹ sư Nga nữa. Họ “ăn cắp ngược” được khối
phát minh sáng chế có giá trị, phát hiện được khối nhà phát minh giỏi mà chính
người Nga không biết hết giá trị.
2.
Người Nga đã từng giúp làm ở Việt Nam 2 công trình có ý nghĩa: Thủy điện Hòa
Bình và cầu Thăng Long.
Họ giỏi
hơn người Việt Nam chúng ta nhiều. Dù sao đến nay họ vẫn là bậc thầy, nhưng
không phải vì thế mà người Việt không có quyền bình loạn về họ. Họ giỏi nhưng
thế giới còn có nhiều người giỏi hơn, nhiều nước giỏi hơn.
Cầu Thăng
Long họ phải làm trên cơ sở thiết kế gốc của Trung Quốc, và Trung Quốc đã làm
xong 7 trụ cầu thì bỏ cuộc do 2 nước giận nhau, thù địch nhau.
Phần chịu
lực và mặt cầu hoàn toàn do Nga tự chủ.
Họ đã chọn
phương án kết cầu dầm thép (một phần do cầu tích hợp đường sắt đi bên dưới). Bản
đế mặt cầu cũng là thép lá hàn gắn trên các thanh dầm thép bắt bu lông gắn kết
nhau kê trên các mố cầu bê tông chắc chắn.
Sự kết hợp
mố cầu (cứng) bê tông với hệ dầm gối giằng ngang thép gia cố bu lông (linh hoạt)
với mặt cầu thép hàn (cứng) và mặt bê tôn nhựa (mềm) tạo ra hệ chịu lực và kết
cấu ổn định cho cây cầu.
Cầu Thăng
Long một thời là niềm tự hào của Việt Nam và tình hữu nghị Việt Xô.
Sau một thời
gian sử dụng, cầu trở thành của tội nợ cho ngành giao thông Việt Nam.
(tôi dã có
bài riêng cho chủ đề này khi phải làm đi làm lại dự án láng lại mặt cầu xô lệch).
Tốn kém quá nhiều tiền để tu sửa.
Không thể
sửa chữa để đáp ứng nhu cầu vận tải hiện đại do cái kết cấu thép tấm mặt cầu
không được tính toán chu đáo. Các tấm thép lá mặt cầu bị võng 4 phía. Độ trơn
trượt giữa lớp bê tông thảm nhựa với lớp thép không thể bền vững, không chịu nổi
trong tải cho xe chạy. Sửa xong lại hỏng nhanh.
Cuối cùng,
dự án mới nhất đã làm hết hơn 100 tỉ, phải dùng vật liệu chuyên dùng công nghệ
Mỹ kết hợp hàn các thanh sắt tăng độ bám dính bề mặt và keo đặc biệt, hy vọng mặt
cầu sử dụng được trên 10 năm. Nếu không, phải thay lại toàn bộ hệ chịu lực mặt
cầu, hoặc bỏ phần đi ô tô, chỉ dùng cầu cho tàu hỏa.
3.CẦU
KERCH
Cầu Kerch
chi phí 4 tỉ $ là rất đắt.
Xem tốc độ
xây dựng và kết quả cây cầu xe và tàu hỏa chạy ngược xuôi hai chiều , rồi thấy
Nga họ tuyên truyền quá xá về niềm tự hào của nước Nga… tôi cũng đã thầm khen
trình độ làm cầu của Nga.
Nhưng sau
vụ nổ sập cầu vừa rồi, thấy hình ảnh cầu sập 2 nhịp liền nhau vì vụ nổ lớn, lộ
rõ kết cầu dầm chịu lực, tôi thấy cần nói đôi điều:
- Hóa ra gần
40 năm nay trình độ công nghệ làm cầu của Nga không có tiến bộ mấy. Điều này dễ
hiểu vì trình độ làm ô tô, xe máy, quạt điện, của họ cũng vậy, 40 năm nay gần
như giậm chân tại chỗ.
Cầu lớn hiện
nay đa phần làm dầm chịu lực bê tông gối trên hệ trụ dự ứng lực, kể cả các cầu
dây văng lớn và dài. Nga vẫn làm cầu kiểu xưa: dầm thép nối nhau, giằng nhau, bề
mặt trải thảm nhựa. Vòm cao chịu lực người ta làm dây văng thì Nga vẫn làm vòm
thép giằng bulon river như cầu Long Biên xưa.
Nếu không
có chiến tranh thì cầu như vậy sau khi sử dụng một thời gian (như cầu Thăng
Long), nó rất khó sửa chữa.
Còn chiến
tranh xảy ra như hiện nay: chỉ cần một vụ nổ gây ra từ một quả tên lửa hoặc “ô
tô cảm tử” như Nga nghi vấn, lại đúng vào đoạn mố cầu, chỉ cần sức phá không lớn
cũng có thể làm cho toàn bộ hệ khung thép dầm cầu xô lệch rời khỏi đầu trụ cầu,
làm nhịp cầu gẫy rơi xuống nước. Đó là lý do tại sao cầu Kerch bị gãy 2 nhịp rất
khó khắc phục như hiện nay.
Nhiều người
so sánh với cầu Antonov do Ukraina xây dựng với hệ dầm bê tông, bắn đến hơn 100
quả Himars thủng lỗ chỗ mà kết cấu cầu hầu như không suy suyển, xe vẫn lách đi
được. Còn cầu Kerch, chỉ cần một vụ nổ, 2 nhịp cầu bay dưới biển luôn.
Vậy nó là
niềm tự hào được không?
Hay nó là
chứng tích cho một nền sản xuất và công nghệ lạc hậu của những anh Ivan chui
rúc rừng sâu, chuyên tự sướng rằng mình giỏi nhất Thế giới?
Sau vụ sập
cầu, chính phủ Nga còn ra lệnh cho dân Nga về thông tin không được nói gì về cầu,
chỉ được nói rằng cầu bị hư hại một tuyến đường bộ và có cháy phần đường sắt,
đã được khắc phục thông xe và tăng cường chạy phà giao thương bình thường.
Rất là hài
!
KIM VĂN
CHÍNH 09.10.2022
Publié par
Thụy My RFI à 16:51
No comments:
Post a Comment