Tuesday, 11 October 2022

VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ (RFA, BBC)

 



Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp các phản đối của quốc tế

RFA

2022.10.11

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-elected-to-hr-council-despite-protests-from-hr-groups-10112022135143.html

 

Việt Nam vừa trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 sau phiên bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 11/10, bất chấp những phản đối của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế trước đó.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-elected-to-hr-council-despite-protests-from-hr-groups-10112022135143.html/@@images/3143534a-20a5-4a49-86d4-1a5e64d40dae.jpeg

Phiên họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 10/10/2022 (hình minh họa).   AFP

 

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin nhận định rằng: “kết quả của cuộc bỏ phiếu cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và cam kết mạnh mẽ cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và tin tưởng”.

 

Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) và các nhóm về môi trường đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cam kết về nhân quyền trong cương vị mới của mình. Đó là trả tự do ngay lập tức cho bốn nhà hoạt động môi trường bị Hà Nội bắt giam trong vòng hai năm qua với các cáo buộc tội trốn thuế mà quốc tế cho là vô lý.

 

Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ, bước đầu tiên ngay lập tức mà Chính phủ Việt Nam nên làm là chứng minh cam kết về nhân quyền của mình bằng cách trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh – người nhận giải thưởng môi trường Goldman – cùng các nhà bảo vệ môi trường khác bị bỏ tù trong hai năm qua” – ông Michael Sutton – Giám đốc điều hành của Quỹ Môi trường Goldman được trích lời trong thông cáo báo chí.

 

Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ Việt Nam nên cho thấy là mình đã chuẩn bị để tôn trọng các quyền con người thay vì vi phạm chúng.” – ông Phil Robertson, Giám đốc Phân ban Châu Á của Human Rights Watch phát biểu.

 

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, một nhóm các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Article 19, Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy ban Luật gia Quốc tế -ICJ đã đưa ra thông cáo đòi hỏi Việt Nam phải có những cải thiện về tình hình nhân quyền để đáp ứng yêu cầu trở thành thành viên Hội đồng.

 

Theo thông cáo này, kể từ khi Hà Nội tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền vào ngày 22/2/2021, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, hoặc bỏ tù ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và những người lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ với các tội danh như “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, “Tuyên truyền chống Nhà nước” và “Trốn thuế” trong Bộ Luật hình sự.

 

Theo thống kê của RFA, kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt bỏ tù ít nhất 29 người với các cáo buộc như vừa nêu.

 

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho 14 nước vào Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia.

 

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có sáu ứng cử viên cho bốn ghế. Các nước Bangladesh, Kyrgyzstan, Maldives và Việt Nam đã đánh bại hai nước khác là Nam Hàn và Afghanistan để vào Hội đồng.

 

Louis Charbonneau, Giám dốc của HRW tại Liên Hiệp Quốc nhận định: “Việc bầu cho các chính phủ đàn áp như Việt Nam vào Hội đồng chỉ phá hỏng uy tín của Hội đồng Nhân quyền”.

 

Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Lần đầu tiên Việt Nam trúng cử vào Hội đồng là vào nhiệm kỳ 2014 – 2016.

 

----------------------

Tin, bài liên quan

 

TIN VIỆT NAM

 

Theo dõi Nhân quyền: Việt Nam sẽ là "nhân tố phá hoại" nếu được bầu vào Hội đồng Nhân quyền!

 

Kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

 

Mỹ khuyến nghị Việt Nam thả 4 tù nhân lương tâm và thành viên Hội Anh em dân chủ

 

=============================================

.

.

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

BBC Tiếng Việt

11 tháng 10 2022, 17:36 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyxynkg21ydo

 

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên bỏ phiếu ngày 11/10 với 145 phiếu ủng hộ.

 

Các thành viên khác được bầu vào lần này gồm có: Algeria, Bangladesh, Bỉ, Chile, Costa Rica, Grudia, Đức, Kyrgyzstan, Maldives, Maroc, Romania, Nam Phi và Sudan.

 

Việt Nam lần thứ hai tham gia ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023 - 2025 và là ứng viên duy nhất của ASEAN tham gia lần này.

 

Cuộc bỏ phiếu bầu 14 thành viên mới diễn ra vào hôm 11/10 tại New York.

 

Năm 2013, Việt Nam từng trúng cử dù sở hữu một hồ sơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

 

Việt Nam cần tích cực thay đổi nếu muốn là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Nhân quyền Việt Nam: Tại sao phương Tây và Mỹ 'mềm mỏng' với Hà Nội?

Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2022

Luật sư Võ An Đôn nói gì sau khi bị hoãn xuất cảnh đi Mỹ?

Phúc thẩm Phạm Đoan Trang: Y án chín năm tù và 'lời nhắn tới lãnh đạo VN'

 

'Không đủ chuẩn'

 

Trong một tuyên bố hôm 10/10, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đưa ra các nhận định về tư cách Việt Nam khi tham gia ứng cử.

 

"Kể từ khi công bố tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 22/02/2021, Việt Nam đã giam giữ, bắt giữ, hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và các lãnh đạo tổ chức phi chính phủ với các tội danh bị kết án tuỳ tiện."

 

HRW cáo buộc những vi phạm của Việt Nam về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu đạt.

Việt Nam đã ban hành Dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trước đó là Nghị định 58 để quản lý các tổ chức phi chính phủ.

 

Luật sư Võ An Đôn nói gì sau khi bị hoãn xuất cảnh đi Mỹ?

Phúc thẩm Phạm Đoan Trang: Y án chín năm tù và 'lời nhắn tới lãnh đạo VN'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/82de/live/d4e4d210-493a-11ed-9ae9-959994b8a64c.png.webp

6 tù nhân chính trị nỗi bật ở Việt Nam

 

Human Rights Watch tố cáo nhà hoạt động Trịnh Bá Tư bị đánh đập và cùm chân trong tù khi thực hiện bản án 8 năm.

 

Họ chỉ trích việc ông Phạm Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị kết án 15 năm tù vào tháng 01/2021, và nhà báo Phạm Đoan Trang bị y án 9 năm tù sau phiên phúc thẩm hôm 25/08 tại Hà Nội.

 

Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư 'bị đánh đập' và 'tuyệt thực': Gia đình kêu cứu

Phúc thẩm Phạm Đoan Trang: Y án chín năm tù và 'lời nhắn tới lãnh đạo VN'

 

Đầu tháng 10, Việt Nam bị ba tổ chức nhân quyền gồm UN Watch, Human Rights Foundation, và The Raoul Wallenberg Center for Human Rights phản đối vì "không đủ tiêu chuẩn".

 

Một báo cáo chung của ba tổ chức này công bố vào tháng 10 cho rằng Việt Nam "đã có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" và "không đủ chuẩn" để ứng cử.

 

Theo báo cáo này, trong bảy ứng viên ở khu vực châu Á thì Afghanistan, Kyrgyzstan và Việt Nam bị đánh giá là "unqualified" (không đủ chuẩn), Hàn Quốc là "qualilfied" (đạt chuẩn). Bahrain, Bangladesh, Maldives thì bị đánh giá là "questionable" (nghi vấn).

 

Tuyên bố của Việt Nam

 

Cụ thể, ngày 04/08, phái bộ Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc gửi công văn cho Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công bố ứng cử và cung cấp bản cam kết để vận động phiếu bầu.

 

Văn bản nói: "Nhân dân Việt Nam đang thật sự tận hưởng được các quyền và sự tự do tốt hơn bao giờ hết."

 

Cho đến nay, Việt Nam phản đối những báo cáo hay nhận định từ các tổ chức nhân quyền quốc tế về tư cách ứng cử thành viên, và cho rằng "đã bị chống phá".

 

Ngày 22/09, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình Việt Nam."

 

"Như đã nhiều lần khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao", bà Thu Hằng khẳng định.

 

Việt Nam cần tích cực thay đổi nếu muốn là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Nhân quyền Việt Nam: Tại sao phương Tây và Mỹ 'mềm mỏng' với Hà Nội?

Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2022

 

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 30/09 cho rằng "Vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng chống phá, ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025."

 

Hôm 04/10, Việt Nam cho rằng việc lần thứ hai ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc "minh chứng rất mạnh dạn cho những nỗ lực trước những thành quả bảo đảm quyền con người trong thời gian qua".

 

Luật sư Võ An Đôn nói gì sau khi bị hoãn xuất cảnh đi Mỹ?

Phúc thẩm Phạm Đoan Trang: Y án chín năm tù và 'lời nhắn tới lãnh đạo VN'

 

Thành lập năm 2006, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) có 47 ghế phân bổ như sau: 13 ghế cho các quốc gia Châu Phi, 13 ghế cho Châu Á - Thái Bình Dương, 8 ghế cho các quốc gia Nam Mỹ và vùng Caribe, 7 ghế cho các quốc gia Tây Âu, và 6 ghế cho các quốc gia Đông Âu.

 

47 thành viên sẽ được đa số thành viên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu trực tiếp và không công khai.

 

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét đóng góp của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, cũng như những lời hứa tự nguyện và những cam kết về vấn đề này.

 

Một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ nắm nhiệm kỳ ba năm và không được ứng tuyển lại sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.

 

Tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đi kèm với nghĩa vụ tôn trọng các quy chuẩn về nhân quyền theo Nghị quyết 60/251 năm 2006 lúc UNHRC được thành lập.

 

Việt Nam cần tích cực thay đổi nếu muốn là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Nhân quyền Việt Nam: Tại sao phương Tây và Mỹ 'mềm mỏng' với Hà Nội?

Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2022

 

------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

VN ‘cần thay đổi nếu muốn là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ’

20 tháng 9 năm 2022

.

Phúc thẩm Phạm Đoan Trang: Y án và 'lời nhắn tới lãnh đạo VN'

25 tháng 8 năm 2022

.

Luật sư Võ An Đôn nói gì sau khi bị hoãn xuất cảnh đi Mỹ?

29 tháng 9 năm 2022

.

Giới hoạt động liên tiếp vào tù: Vì sao phương Tây và Mỹ 'mềm mỏng' với VN?

17 tháng 12 năm 2021

..

Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2022

15 tháng 7 năm 2022

.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư 'bị đánh đập' và 'tuyệt thực': Gia đình kêu cứu

22 tháng 9 năm 2022

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats