Vạn
Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan, họ là ai?
10/10/2022
https://baotiengdan.com/2022/10/10/van-thinh-phat-truong-my-lan-ho-la-ai/
1. Chuyện nước Nhật
Bản
Năm 2011, có chuyện Bộ trưởng Ngoại giao Nhật
Bản Seiji Maehara đã phải xin từ chức vì bị tố cáo đã nhận một khoản tiền quyên
góp (600$) từ một người nước ngoài khi ông vận động góp quỹ bầu cử cho đảng của
ông. Ông Maehara đã xin lỗi người dân Nhật Bản và đã từ chức chỉ sau sáu tháng
nhận chức.
Khoản tiền này tuy nhỏ nhưng luật pháp Nhật Bản
cấm nhận những khoản đóng góp chính trị từ các cá nhân là người nước ngoài.
Trên thực tế, “người ngoại quốc” mà ông nhận
tiền đóng góp là một bà hàng xóm, chủ một quán ăn mà ông quen biết nhiều năm
nay. Chính ông có thể cũng không biết bà vẫn mang quốc tịch Hàn Quốc.
Chuyện không để chính trị bị các thế lực ngoại
bang, nhất là các ngoại bang thù địch hoặc có dã tâm là rất quan trọng và nhạy
cảm. Nó gắn với an ninh quốc gia và uy tín chính trị của nhà cầm quyền.
Ở nước ta, xưa thì có các ông như Trần Ích Tắc,
Lê Chiêu Thống, kể cả góc độ nhất định thì Nguyễn Ánh – Gia Long, sau thì có
các ông như Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, góc độ nhất định cả Phùng Quang Thanh
đều là những tấm gương trong xử lý quan hệ với nước lớn có dã tâm…
2. Vài nét về người
Việt gốc Hoa ở Việt Nam
Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, nhất là ở
Miền Nam, gắn liền với nhiều đợt di dân, thôn tính và cai trị của các triều đại
phương Bắc (Trung Hoa). Tuy nhiên, các dòng tộc, gia đình, có khi ban đầu có xuất
xứ từ Trung Quốc, nhưng sau nhiều thế hệ sống trong môi trường văn hóa Việt, lấy
vợ lấy chồng nhiều đời, đều trở thành người Việt chính hiệu cả về văn hóa và ý
thức chính trị. Nhiều người nổi tiếng dù là gốc gác phương Bắc nhưng trở thành
những anh hùng Việt Nam, tham gia các cuộc kháng chiến của người Việt chống lại
xâm lược của phương Bắc.
Có những dòng họ như dòng Mạc Cửu – người
chinh phục và phát triển vùng đất Hà Tiên, sau khi đầu quân gia nhập về đất Việt,
được tấn phong chức truyền đời Tổng đốc và làm đến 4 đời. Nhiều nhóm người Hoa ở
Việt Nam không còn nói tiếng Hoa hoặc tiếng nơi họ có nguồn gốc, họ đã được Việt
hóa và tự nhận là người Việt. Người Hoa thường chỉ để gọi các nhóm người mới di
cư chưa đầy 3 đời hoặc một số nhóm sống biệt lập thành cộng đồng rất riêng,
không nói tiếng Việt.
Trước năm 1975, người Hoa (Việt gốc Hoa) ở miền
Nam có khoảng 1,5 triệu người, tập trung ở vùng Chợ Lớn. Họ nắm giữ kinh tế của
xã hội miền Nam do tài năng kinh doanh và tinh thần gắn kết bè đảng của họ.
Sau năm 1975, ngoài đợt chạy di tản trước
30-4, có sự kiện “nạn kiều”, tức sự kiện người Hoa ồ ạt di cư về Trung Quốc và
đa phần đi nước ngoài do Việt Nam có chiến tranh với Trung Quốc. Có khoảng trên
dưới 1 triệu người đã ra đi, trong đó có cả những người giỏi về làm ăn, giàu có
về tài sản.
“Nạn kiều” năm 1978-1979 không hẳn là kết quả
chính sách của TQ xúi giục “đội quân thứ 5” làm loạn nước ta, nó còn là biện
pháp rất ngoạn mục của chính Nhà nước Việt Nam để thúc đẩy, ép buộc người Hoa,
Việt gốc Hoa ra khỏi các ngành và địa bàn trọng yếu về an ninh, xã hội…
Kết quả là người Hoa gần như sạch bóng khỏi Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Ở Sài Gòn – Chợ Lớn, người Hoa chỉ còn khoảng gần 1
triệu người, sống tập trung ở Quận 5, 6, 11.
Những nhóm người Hoa bình thường (vốn có quê
hương rất khác nhau và mức độ hòa nhập, “Việt hóa” cũng khác nhau) thường chỉ
chăm chút làm ăn, không thích can dự vào chính trị. Khi Việt Nam gặp khó khăn,
khủng hoảng kinh tế năm 1978-1991, nhiều người Việt gốc Hoa đã được khuyến
khích trổ tài sản xuất, buôn bán, kinh doanh, góp phần không nhỏ vào công cuộc
đổi mới. Nhiều công ty làm ăn chân chính, phát triển đến tận bây giờ như
Biti’s, Kinh Đô, Minh Long… thành những thương hiệu Việt nổi tiếng được Nhà nước
vinh danh.
Nhưng cũng có những công ty của người Hoa lợi
dụng chính sách đổi mới, kinh doanh thao túng thị trường, vi phạm pháp luật như
Minh Phụng một thời. Những công ty này thường được các thế lực tài phiệt Trung
Quốc ở Hồng Kông, đằng sau nữa là Trung Quốc lục địa tiếp tay, thao túng, bơm
tiền và chi phối…
Sau sự kiện tuyên án tử hình Tăng Minh Phụng
năm 2003, ta chỉ thấy còn các công ty người gốc Hoa làm ăn chân chính (sản xuất)
phát triển và chấp hành chính sách tốt. Số buôn bán và thao túng tài chính chỉ
giữ ở quy mô nhỏ, gia đình ở Quận 5, quận 6.
3. Vạn Thịnh Phát?
Vạn Thịnh Phát gắn liền với bà chủ (danh nghĩa
duy nhất ở Việt Nam) là bà Trương Mỹ Lan, xuất thân từ 1 tiểu thương bán vải chợ
Soái Kình Lâm, sau lấy chồng là ông Chu Lập Cơ, người Hồng Kông (ông này sau được
biết là tay chân thân tín và tài phiệt cho trùm tham nhũng và là Bộ trưởng Công
an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang); họ có một con quốc tịch Hồng Kông.
Họ Trương là họ lớn bên Trung Quốc và có di cư
sang Việt Nam nhiều đời, nhiều chi độc lập nhau. Nhóm họ trương (đã Việt hóa) tại
Sài Gòn là 1 trong vài dòng họ có thế lực mạnh nhất Sài Gòn, kể cả thời trước
năm 1975 lẫn bây giờ trong chính thể hiện nay.
Sự thành công và thao túng tài sản mạnh nhất của
Vạn Thịnh Phát gắn liền với 10 năm cầm quyền của Lê Thanh Hải. Ông Hải lại có vợ là bà Trương
Thị Hiền, là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, trước làm đến chức Phó Chủ tịch nước.
Chưa có bằng chứng để nói dòng họ Trương của bà Hoa – Hiền với dòng Trương của
bà Lan có gắn bó về gia tộc hay không, nhưng trong bối cảnh xã hội Việt Nam với
các phong trào dòng tộc, đồng hương rất mạnh thì rất có thể có sự liên hệ đáng
kể ở đây.
Dù cho họ Trương VN Sài Gòn không phải là họ
Trương gốc Hoa của bà Trương Mỹ Lan, nhưng dòng họ Trương đều có nguồn gốc từ
vùng nam sông Dương Tử. Văn hóa dòng họ hiện nay cũng rất phát triển ở Việt Nam
và Trung Quốc.
Bà Lan xuất thân là chủ sạp buôn vải ở chợ
Soái Kình Lâm. Năm 1992, sau khi có chính sách đổi mới, bà thành lập Công ty
TNHH Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng. Quy mô rất
nhỏ và hoạt động thương mại là chính.
Năm 2007, sau khi kết hôn với Chu Lập Cơ, cũng
sau khi Lê Thanh Hải lên cầm quyền Sài Gòn, Công ty của Trương Mỹ Lan chuyển
sang kinh doanh bất động sản là chính, với vốn điều lệ 6.000 tỷ, với tên tập
đoàn. Vạn Thịnh Phát, với khoảng 20 công ty và ngân hàng con đã phát triển như
diều gặp gió, thâu tóm các khu đất vàng vùng Trung tâm Sài Gòn và khu vực lõi của
Chợ Lớn.
Cần biết là lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực
rất lãi nhưng cũng nhiều rủi ro, nhất là rủi ro chính sách (tân quan tân chính
sách) và cần rất nhiều tiền. Những gã khổng lồ nhiều tiền và đi đầu trong kinh
doanh BĐS ở Sài Gòn như Diệp Bạch Dương, Đoàn Nguyên Đức, Cường Đô la, gần đây
là Trịnh Văn Quyết, Tân Hoàng Minh… đều phải ôm đầu máu, kẻ bỏ của chạy lấy người,
kẻ phá sản ôm vòng lao lý…. Những công ty còn tồn tại cũng chỉ giữ quy mô vừa
phải hoặc phải có bao che tiếp tay rất mạnh của hệ thống ngân hàng và cơ quan
quyền lực. Riêng Vạn Thịnh Phát cứ lừng lững gặm hết đất vàng này sang đất vàng
khác. Tất cả đều chỉ xây các khách sạn 5-6 sao hay Trung tâm thương mại hoặc thậm
chí bỏ không cỏ mọc cả chục năm. Nhiều miếng đất sau khi gặm xong để cỏ mọc cả
chục năm mà không có lệnh thu hồi, công ty cũng không lo lắng về hiệu quả.
Tài sản của Vạn Thịnh Phát đến nay cộng dồn đã
lên con số hàng trăm nghìn tỷ. Chỉ 1 tòa nhà thôi tại mặt đường Nguyễn Huệ, Lê
Lợi, Lê Thánh Tôn cũng có giá trị trên 10 ngàn tỷ. Vạn Thịnh Phát có hàng mấy
chục tài sản toàn chỗ đắc địa như vậy.
Nếu ở nước ngoài, có các biện pháp giám sát
tài chính chặt chẽ, hệ thống thuế công bằng, thì Vạn Thịnh Phát không thể phất
lên được hoặc nếu phất thì bị truy thu thuế, phạt tiền hoặc bỏ tù từ lâu…
Nhưng ở Việt nam, nó cứ lừng lững lớn lên, trở
thành tài phiệt tài chính, thao túng sang cả các lĩnh vực tài chính, chứng
khoán, ngân hàng.
Có một chi tiết là vụ bê bối lộ ra khi bị can
Dương Chí Dũng (TGĐ Vinalines) khai tại tòa có mang 1 triệu đô của Vạn Thịnh
Phát đến biếu Tướng Phạm Quý Ngọ để vận động phê duyệt khu cảng Sài Gòn cho Vạn
Thịnh Phát. Tuy nhiên, lời nói của Dương Chí Dũng tại tòa bị cắt ngang ngay và
có sự kiện không biết có liên quan không, nhưng sau đó vài ngày thì tướng CA Phạm
Quý Ngọ nhập viện và chết luôn sau đó tại bệnh viện…
Một TGĐ Tổng công ty Nhà nước như Dương Chí
Dũng còn phải làm đầu sai xách thuê 1 triệu đô cho Vạn Thịnh Phát thì chúng ta
biết Tập đoàn này có thế lực như thế nào?
Vạn Thịnh Phát hầu như không có kinh doanh bất
động sản. Nó chỉ có mua vào thôi, mà toàn mua các khu đất vàng hàng chục ha,
hàng trăm ha… về sau, các hoạt động kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng có
doanh thu thì các doanh thu đó chỉ đủ để trang trải chi phí kinh doanh và các
chi phí khác. Vậy ta có quyền đặt câu hỏi: Nguồn tiền của Vạn Thịnh Phát lấy
từ đâu? Liệu có liên quan gì đến các Cty khổng lồ nước ngoài không? Có liên
quan đến các nguồn rửa tiền của các quan chức tham nhũng bên TQ không?
Trong “Hồ sơ Panama, Trương Mỹ Lan là cái tên
Việt Nam đứng đầu bảng. Trương Mỹ Lan và chồng là Chu Lập Cơ đều có tên trong
danh sách hồ sơ Panama nổi tiếng.
Ở Việt Nam, bà chủ Trương Mỹ Lan rất kín tiếng.
Truyền thông của Vạn Thịnh Phát rất chuyên
nghiệp.
Bề nổi, ta chỉ thấy Vạn Thịnh Phát làm từ thiện
rất nhiều, ủng hộ chính quyền TP HCM rất nhiều. Nhiều đến mức người bình thường
không hiểu nổi…
Năm 2014 (cần nhớ là năm 2015 thì Lê Thanh Hải
sẽ nghỉ chức), bà Trương Mỹ Lan có nộp đơn xin bỏ quốc tịch Việt Nam cùng nhiều
thành viên gia đình (tất nhiên bà ta có quốc tịch nước ngoài rồi). Tuy nhiên,
sau đó vài tháng lại xin rút đơn này.
Chỉ trong đợt chống dịch Covid lần này, VTP
tài trợ rất khủng. Hãy đọc các báo thấy:
– Ủng hộ Quỹ vacxin 1450 tỷ đồng.
– Ủng hộ xây biếu không bệnh viện dã chiến 9A ở
Bình Chánh.
– Xây biếu không bệnh viện dã chiến trên đường
Đào Trí, Quận 7.
– Cải tạo 2 tầng thương mại của Chung cư cao
nhất Chợ Lớn Thuận Kiều Plaza thành Bệnh viện dã chiến số 5.
– Ủng hộ 450 tỷ cải tạo Bệnh viện công An
Bình.
– Mới đây, ủng hộ 1000 tỷ (47 triệu đô) để
Thành phố nhập 5 triệu liều vacxin Vero Cell của Trung Quốc.
Câu hỏi:
– Vạn Thịnh Phát là công ty nghiêm chỉnh hay
là công ty có ý đồ gì khác? Nguồn vốn của ai? Vốn gốc có dính gì với các tập
đoàn mờ ám Hồng Kông không? Con đường thâu tóm đất vàng, đất có ý nghĩa an
ninh, quân sự vùng Sài Gòn có được minh bạch về luật pháp không
– về quy trình đấu thầu, giao đất và định giá?
Kinh doanh của Vạn Thịnh Phát có đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước không?…
KẾT
– Lòng dân là thước đo cho chính trị và các
quyết dịnh chính trị.
– Chính trị, dù là trong chống dịch hay lúc
thái bình cũng phải đo bằng lòng dân.
– Vacxin chưa về và mới về, dân Sài Gòn đã sôi
nổi bàn luận, trong đó có xu hướng muốn tẩy chay vacxin do Vạn Thịnh Phát tài
trợ.
(Các tư liệu trong bài này lấy từ các báo công
khải đã đăng tải).
4. P/S :
Bà Lan bị bắt, lập tức người dân đổ xô đi rút
tiết kiệm trước hạn ở Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB).
.
No comments:
Post a Comment