Saturday 8 October 2022

TỰ HÀO và NHỤC NHÃ KHÔNG CÒN BIÊN GIỚI (Trương Nhân Tuấn)

 



NỘI DUNG :

 

Tự hào và nhục nhã không còn biên giới

Trương Nhân Tuấn

.

Hãng sản xuất phim "Ba chị em" lên tiếng về cáo buộc "bóp méo lịch sử" cuộc chiến Việt Nam

RFA

.

Ba chị em (phim truyền hình Hàn Quốc) – Wikipedia tiếng Việt

 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 

====================================================

.

.

Tự hào và nhục nhã không còn biên giới

Trương Nhân Tuấn

08/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/08/tu-hao-va-nhuc-nha-khong-con-bien-gioi/

 

Vụ bộ phim “Ba chị em” (Little Women) của Hàn quốc trình chiếu trên Netflix bị “rút” ra khỏi “kho dữ liệu” trình chiếu ở VN. Vì bộ Thông tin và Truyền thông ở VN yêu cầu rút ra với lý do “xuyên tạc lịch sử”, vịn theo các điều luật của VN.

 

Một đoạn không dài quá một phút trong bộ phim, được RFA nói lại: “Trong tập 8 của bộ phim, diễn viên nói đến một cựu binh Hàn Quốc từng tham gia tác chiến ở Việt Nam năm 1967 và đề cập đến tỷ lệ khá cao trong việc người lính này hạ những binh sĩ Bắc Việt. Nhân vật nam trong phim nói: ‘Trong trận thắng lợi nhất, tỷ lệ giết so với tử vong là 20:1. Tức là một người lính Hàn Quốc giết 20 người Việt Cộng. Còn tỷ lệ của những người đó là 100:1‘.”

 

Vấn đề là, lịch sử VN khác với lịch sử của các quốc gia khác, như Hàn quốc. Theo tôi, không hề có cái gọi là “xuyên tạc lịch sử”.

 

Trong chiến tranh Việt Nam, chuyện tướng lãnh miền Bắc “thí quân” với chiến thuật “biển người” là chuyện bình thường. 10 đổi 1 hay 100 đổi 1 là chuyện có thật, tuy không phải là trận nào Việt Cộng cũng chết nhiều như vậy. Trận Long Tân, khoảng 100 quân Úc chống lại, và đánh thắng hai trung đoàn Việt Cộng, khoảng 2.000 quân sử dụng chiến thuật biển người. Bên Úc thiệt hại 17 người. Việt Cộng bỏ xác tại trận 250 người, bị thương mang đi khoảng 300 người. Tỉ lệ ở đây (tạm cho) là 1:10. Còn các “chiến công” của quân Nam Hàn (như lời nói của diễn viên ghi lại trong phim), theo tôi cũng là phản ảnh đúng (phần nào) sự thật.

 

Có lần truyền hình Pháp chiếu chương trình về “chiến tranh Việt Nam”, có phỏng vấn tướng Võ Nguyên Giáp. Phóng viên hỏi đại khái trong cuộc chiến, phía CSVN hy sinh trên một triệu quân và ba triệu người dân. Đại tướng nghĩ gì về con số? Ông Giáp trả lời đại khái rằng, hy sinh 1/2 dân tộc VN (để thắng Mỹ và Ngụy) cũng không phải là vấn đề.

 

Một chương trình truyền hình Mỹ có phỏng vấn tướng lãnh Mỹ về chiến tranh VN. Một ông tướng nói rằng, nếu tướng lãnh Mỹ mà “thí quân” như ông Giáp thì không có ai được lên lon tướng hết cả.

 

Chương trình truyền hình bên Pháp có lần phỏng vấn các cựu chiến binh Pháp. Ý kiến của họ là, nếu ông Giáp là người Pháp hay Mỹ, ông này đã bị ở tù (nặng) vì tội thí quân, làm quân chết nhiều quá.

 

(Bởi vậy khi tôi nói hôm trước rằng bà Khánh Ly và ông Trịnh Công Sơn có công lớn trong công cuộc ‘đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào’. Đảng CSVN nên tạc tượng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn để thờ. Nhiều người phản đối, nói là “vớ vẩn”. Theo tôi, làm “lăng” để thờ Khánh Ly và Trịnh Công Sơn còn chưa đủ. Nếu không có thành phần “đâm sau lưng, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” thì 10 ông Hồ, một trăm ông Giáp cũng không làm được gì, ngoài việc giết dân. Thành phần “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” đã khiến ý chí quân dân VNCH tê liệt. Việt Cộng vô tới đâu, quân VNCH chạy tới đó. Thua là phải mà thôi).

 

Lịch sử chiến tranh VN ta chỉ nghe được một bên: Ta luôn thắng, địch luôn thua. Ta luôn đúng địch luôn sai. Nếu “lọc” lại lịch sử VN, với cái nhìn công tâm, ta sẽ thấy lịch sử VN đa phần là “phịa sử”.

 

Bỏ qua vô số các chi tiết “phịa sử”, kiểu anh hùng lê văn tám, đầy dẫy trong các tập chính sử. Cuộc chiến VN, chứng cớ rành rành là một cuộc “nội chiến”.

 

Dân Việt đánh với dân Việt, trên đất Việt, cho dầu có yếu tố ngoại bang chống lưng, hay đứng chung chiến tuyến, thì cuộc chiến đó vẫn là cuộc “nội chiến”. Nhưng sử gia CSVN vẫn không gọi đó là cuộc “nội chiến”, mà gọi đó là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”. Mỹ là thực dân kiểu mới và VNCH là “ngụy”, là tay sai. CSVN cố giành lấy “chính danh”, với quyền “dân tộc tự quyết”, nhân dân miền Nam nổi dậy đánh đuổi Mỹ thực dân (kiểu mới) và chính quyền Ngụy tay sai.

 

Vấn đề “nói láo cho nhau nghe” là một chuyện, còn chuyện ký kết văn bản pháp lý trước trường quốc tế, hay các biện luận có giá trị pháp lý (quốc tế), thì hoàn toàn khác.

 

Liên Hiệp quốc từng nhìn nhận VNCH là “quốc gia”, chính phủ Sài Gòn là đại diện chính thức của quốc gia này (có lãnh thổ từ Nam Quan tới Cà Mau). Quốc gia tên gọi VNCH đó có đại diện ở hầu hết các tổ chức thuộc LHQ (mà Đài Loan hiện nay không có chỗ) như UNESCO, WHO v.v… (Pháp quốc nhìn nhận VNCH là một “quốc gia”, theo một án lệnh của Tòa, đại diện cho dân chúng hai miền Nam, Bắc).

 

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được LHQ nhìn nhận, cũng không hề có ghế đại diện ở bất kỳ tổ chức quốc tế nào. Trên danh nghĩa pháp lý, VNDCCH là một “chính quyền ngụy”, với đầy đủ ý nghĩa (kiểu cộng phỉ ở lục địa Trung Quốc).

 

Thử đọc các văn bản của CSVN trình lên các cơ quan quốc tế về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Thấy gì? Thấy là 99% sử liệu, dữ kiện lịch sử… liên quan đến chuyện “bảo vệ lãnh thổ” có giá trị pháp lý chứng minh chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa, đều xuất phát từ các hành vi của “phong kiến”, hay của VNCH, (hoặc Quốc gia VN, tiền thân của VNCH).

 

Thử đọc các tập nghiên cứu Biển Đông các học giả VN, tất cả các dữ kiện lịch sử, có giá trị pháp lý, đều có dẫn chứng từ VNCH (hay các nhà nước tiền nhiệm).

 

Hành vi của học giả VN chứng minh đồ của “ngụy” lại “tốt” hơn đồ của “ta”.

 

Còn nếu nghiên cứu rộng hơn một chút, đọc các văn kiện của TQ, hay các tập tài liệu của học giả quốc tế nói về về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Ta thấy tất cả các bằng chứng chứng minh chủ quyền của TQ ở Hoàng Sa và Trường Sa đều đến từ phía VNDCCH. Không phải đảng CSVN cung cấp bằng chứng, mà các lãnh đạo nhà nước VNDCCH đã viết những văn bản, đã cho in những bản đồ, các tập tài liệu… Nội dung nhìn nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ta chỉ cần “liếc” qua các văn bản nộp ở Văn phòng Tổng Thư ký LHQ, phần “hồ sơ thềm lục địa mở rộng” thuộc Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ, ta sẽ có đầy đủ chứng cớ. Ai là “chánh” bảo vệ đất nước và ai là “ngụy” bán nước cho Tàu?

 

Nhớ lại vụ bà Khánh Ly qua VN lưu diễn, ở Đà Lạt bà có hát bài “Gia tài của mẹ”. Vụ này đã làm tuyên giáo VN “điên tiết”. Bởi vì lời bài hát đi ngược lại với những gì dối trá mà đảng CSVN đã nhồi nhét vào đầu dân VN từ nhiều thập kỷ đã qua. “Dạy cho con tiếng nói thật thà, mẹ mong con chớ quên màu da…”

 

Tuyên giáo VN dị ứng không chỉ với vụ “nội chiến” mà còn ở “tiếng nói thật thà”. Đảng CSVN “trụ” được ở đỉnh cao quyền lực là vì họ chuyên nói láo. Phịa sử chỉ là phần nổi tảng băng sơn.

 

                                                       ***

 

Trở lại vụ tập phim “Ba chị em”. Ngay cả khi phe Hàn Quốc “nổ” thì chuyện này không ăn thua.

 

Chuyện có “ăn thua” là có nhiều diễn viên VN đóng vai trong các tập phim Hàn Quốc. Họ nói chuyện (trong phim) bằng tiếng Việt. Điều xấu hổ là họ chỉ chuyên đóng các vai “con ở” và “tội phạm”. Không thấy bộ Thông tin tuyên truyền nói gì về vụ này. Vì nó đúng quá đi.

 

Mai này các quốc gia Nhật, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Anh, Đức, Mỹ, Pháp v.v… nếu viết chuyện phim, đoạn nào có liên quan đến VN, thì phải là các chuyện ăn cắp, mãi dâm, buôn lậu, nhập cảnh lậu, chuyển ngân lậu… Riêng Đài Loan, nghe nói đã có cả cuốn phim tài liệu về “cô dâu VN”.

 

“Tự hào quá VN ơi”. Tôi mà có thẩm quyền tôi sẽ cấm tuyệt đối dân VN sử dụng câu “tự hào quá VN ơi”. Tự hào và nhục nhã không còn biên giới.

 

.

14 BÌNH LUẬN  

 

====================================================

,

,

Hãng sản xuất phim "Ba chị em" lên tiếng về cáo buộc "bóp méo lịch sử" cuộc chiến Việt Nam

RFA

2022.10.07

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/production-company-of-little-women-responds-to-claims-of-historical-distortion-of-the-vietnam-war-10072022100718.html

 

Hãng sản xuất phim bộ "Little Women (Ba Chị em)" của Hàn Quốc vào ngày 7/10 ra thông cáo về việc bộ phim bị Hà Nội yêu cầu rút khỏi nền tảng Netfix với lý do "bóp méo lịch sử" cuộc chiến Việt Nam.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/production-company-of-little-women-responds-to-claims-of-historical-distortion-of-the-vietnam-war-10072022100718.html/@@images/135e641c-afa7-47c1-844b-aca4e03ade7c.jpeg

Một cảnh trong phim Little Women .  Báo Lao Động

 

Mạng báo có tên Soompi dẫn thông cáo với lời một đại diện Studio Dragon rằng quan ngại về một phần được dẫn ra trong phim được giải quyết; trong tương lai hãng sẽ cẩn trọng hơn khi sản xuất những nội dung nhạy cảm về văn hóa, xã hội.

 

Vào chiều ngày 6/10, phim bộ “Little Women (Ba chị em)” dường như đã bị gỡ khỏi mạng Netflix Việt Nam sau khi bị Chính phủ Việt Nam cáo buộc là “xuyên tạc lịch sử Việt Nam” và yêu cầu Netflix phải gỡ bỏ phim này.

 

Truyền thông Nhà nước vào ngày 6/10 cho biết cho đến sáng cùng ngày, bộ phim vẫn nằm trong top đầu danh sách các bộ phim được xem nhiều nhất trong ngày tại Việt Nam trên Netflix, nhưng đến gần 16 giờ chiều thì nhiều người dùng đã không còn thấy bộ phim trên ứng dụng xem phim trực tuyến Netflix.

 

Hôm 3/10 vừa qua, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) ra văn bản yêu cầu Netflix gỡ bỏ bộ phim Little Women (tên Việt là Ba chị em).

 

Cơ quan này cho rằng, bộ phim dài 12 tập của điện ảnh Hàn Quốc vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4, điều 9 Luật báo chí về xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc và vi phạm những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh quy định tại khoản 4, điều 11 Luật điện ảnh với nội dung tương tự điều khoản nêu trên ở Luật báo chí.

 

Trong phim, các diễn viên Hàn Quốc có nhắc đến cuộc chiến Việt Nam khi Hàn Quốc có gửi quân đội tham chiến. Trong tập 8 của bộ phim, diễn viên nói đến một cựu binh Hàn Quốc từng tham gia tác chiến ở Việt Nam năm 1967 và đề cập đến tỷ lệ khá cao trong việc người lính này hạ những binh sĩ Bắc Việt. Nhân vật nam trong phim nói: "Trong trận thắng lợi nhất, tỷ lệ giết so với tử vong là 20:1. Tức là một người lính Hàn Quốc giết 20 người Việt Cộng. Còn tỷ lệ của những người đó là 100:1”.

 

----------------------------------

.

Ba chị em (phim truyền hình Hàn Quốc) – Wikipedia tiếng Việt

 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_ch%E1%BB%8B_em_(phim_truy%E1%BB%81n_h%C3%ACnh_H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c)

 

Ba chị em (tiếng Hàn작은 아씨들; RomajaJag-eun Assideul; tiếng Anh: Little Women) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc do Kim Hee-won đạo diễn và Jung Seo-kyung viết kịch bản. Phim được dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1868 của nữ nhà văn Mỹ Louisa May Alcott và có sự tham gia của dàn diễn viên Kim Go-eun, Nam Ji-hyun, Park Ji-hu cùng Wi Ha-joon. Phim được công chiếu trên kênh tvN từ ngày 3 tháng 9 năm 2022 vào mỗi tối thứ Bảy; Chủ nhật hàng tuần lúc 21:10 (KST).[3] Đồng thời, phim cũng được phát trực tuyến trên nền tảng Netflix.[4]

 

Nội dung chính

Ba chị em được làm lại từ tác phẩm Little Women kinh điển nhưng có sự thay đổi cho phù hợp với bối cảnh Hàn Quốc. Bộ phim kể về gia đình có 3 chị em gái là Oh In-joo (Kim Go-eun), Oh In-kyung (Nam Ji-hyun) và Oh In-hye (Park Ji-hu). Biến cố xảy đến khi chị cả In-joo bất ngờ nhận được 70 tỷ Won và phải đối mặt với những thế lực đang truy tìm số tiền này.[5]

 

Dàn diễn viên

 

Diễn viên chính

·         Kim Go-eun vai Oh In-joo, chị cả. Lớn lên trong cảnh nghèo khó cùng cực, In-joo sớm cho rằng tiền là thứ quan trọng nhất để bảo vệ cô và gia đình. Ước mơ ban đầu của cô là được sống một cuộc sống bình thường nhưng rồi lại vướng vào một biến cố khiến cuộc sống đảo lộn.[6]

·         Nam Ji-hyun vai Oh In-kyung, chị hai. Cô là phóng viên tin tức, luôn mong muốn đấu tranh cho công lý. Cũng sống trong nghèo khó nhưng tiền bạc không thể khiến In-kyung khuất phục. Giờ đây, cô bắt đầu đào sâu khám phá vào một vụ án bí ẩn.[7]

·         Park Ji-hu vai Oh In-hye, em út, được vào học tại một trường trung học nghệ thuật danh tiếng nhờ năng khiếu vẽ bẩm sinh.[8]

·         Wi Ha-joon vai Choi Do-il, cấp dưới của Park Jae-sang, anh thu hút mọi người bằng khả năng phân tích và phán đoán nhạy bén.[9]

 

Diễn viên phụ

·         Cho Ja-hyun vai Jin Hwa-young, đồng nghiệp của In-joo

·         Uhm Ji-won vai Won Sang-ah, con gái của một vị tướng, vợ của một chính trị gia và là giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật. Mối quan hệ của cô và ba chị em bắt đầu khi con gái của Sang-ah là Hyo-rin kết bạn với In-hye.[10]

·         Kang Hoon vai Ha Jong-ho, bạn của In-kyung[11]

·         Uhm Ki-Joon vai Park Jae-sang, chồng của Won Sang-ah

·         Gong Min-jung vai Jang Ma-ri, đồng nghiệp của In-kyung

 

Quá trình sản xuất

 

Kịch bản

Trong một cuộc phỏng vấn với Tatler Asia vào ngày 25 tháng 11, biên kịch Jung Seo-kyung tiết lộ: "Tôi đang làm việc với đạo diễn Vincenzo cho bộ phim chuyển thể Little Women của Hàn Quốc. Các nữ diễn viên chính là Kim Go-eun và Nam Ji-hyun còn nam chính là Wi Ha-joon của Squid Game. Tôi đã đọc cuốn Little Women khi tôi còn nhỏ và tôi thực sự rất yêu thích nó. Gần đây, tôi có cơ hội đọc lại khi tiến hành làm việc với bộ phim này và tôi thấy rằng nó hơi nhàm chán và không còn quá thú vị nữa. Những cô chị em gái trong cuốn tiểu thuyết quá tốt và hoàn hảo, tôi không nghĩ ngày nay những người trẻ tuổi cũng giống như vậy. Bản chuyển thể của Hàn Quốc sẽ không giống hoàn toàn trong sách, tất nhiên vẫn sẽ có vài điểm dựa trên đó, sẽ có ba chị em gái và tính cách của họ sẽ vẫn giống nhau".[2]

 

Casting

Vào ngày 23 tháng 12 năm 2021, tvN xác nhận bộ phim truyền hình mới sẽ có tên là Little Women đạo diễn bởi Kim Hee-won, Jung Seo-kyung là biên kịch và do Studio Dragon sản xuất. Bên cạnh đó là sự diễn xuất của các diễn viên chính Kim Go-eun, Nam Ji-hyun và Park Ji-hu.[12] Ngày 19 tháng 10 năm 2021, MS Team Entertainment thông báo rằng Wi Ha-joon đã được mời đóng một vai trong phim.[13] Cùng ngày, có thông báo rằng phim đã hoàn thành xong quá trình casting.[14]

 

Quay phim

Vào ngày 3 tháng 3 năm 2022, Wi Ha-joon có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Anh kết thúc quá trình cách ly vào ngày thứ 8 và xác nhận bắt đầu quay phim.[15]

 

Tranh cãi

 

Xem thêm: Chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam, và Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam

 

Xuyên tạc lịch sử Việt Nam

 

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp.

Phim có nhiều lần nhắc đến chiến tranh Việt Nam nhưng không nêu lên quan điểm gì cho đến tập 5, hay mới đây là tập 7 và 8, không ít khán giả phát hiện và nhận ra rằng bộ phim nhắc đến yếu tố chiến tranh và xuyên tạc lịch sử Việt Nam.[16] Cụ thể là nhắc về chiến tranh Việt Nam và cho rằng những người lính Hàn Quốc với tư cách lính đánh thuê đến Việt Nam khi trở về lại như một anh hùng nên phải được biết ơn và được xem là người hùng. Chưa hết, thoại trong phim còn cho rằng 1 người lính Hàn có thể địch lại 100 lính Việt Nam.[17]

 

Ngày 3 tháng 10 năm 2022, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Netflix gỡ bỏ phim Ba chị em ra khỏi phiên bản Việt Nam của Netflix do có nội dung xuyên tạc lịch sử. Quyết định của Cục được nhiều khán giả đồng tình. Cơ quan này cũng liệt kê cụ thể phân đoạn các phần nội dung bộ phim "Little Women" vi phạm những điều cấm nêu trên khi nhắc về chiến tranh Việt Nam, phim truyền tải nội dung đối thoại giữa các nhân vật ca ngợi tội ác của lính đánh thuê Hàn Quốc trong chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn năm 1967. Những vi phạm này thể hiện ở lời thoại của nhân vật khi nhắc về chiến tranh Việt Nam tại tập 3 và tập 8.[18] Ông Lê Quang Tự Do cho biết phim vi phạm quy định tại khoản 4, điều 9 Luật báo chí về xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc và quy định tại khoản 4, điều 11 Luật Điện ảnh với nội dung tương tự. Các sai phạm xuất hiện trong tập 3 và 8, khi nhân vật nhắc về chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, phía công ty Netflix không bị phạt hành chính do không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam.[19]

 

Ngày 6 tháng 10 năm 2022, Netflix gỡ bỏ phim khỏi nền tảng Việt Nam.[20] Chiều 7-10, báo Insight Korea đưa tin nhà sản xuất Studio Dragon lên tiếng sau vụ phim bị gỡ khỏi Netflix Việt Nam. Studio Dragon cho biết: "Chúng tôi muốn thông tin về những lo ngại liên quan đến phim Little Women, trong các nội dung tương lai, chúng tôi sẽ chú ý hơn đến sự nhạy cảm về văn hóa và xã hội".[21]

 

Tham khảo

 

1.    ^ a b Lee Si-jin (13 tháng 6 năm 2022). “CJ ENM reveals drama lineup for second half of 2022”. The Korea Herald. Herald Corporation. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.

2.    ^ a b Soriano, Jianne (25 tháng 11 năm 2021). “South Korean Screenwriter Chung Seo-Kyung Talks Park Chan-Wook, Hong Kong and What's Next”. Tatler Asia. Tatler Asia Limited (Edipresse). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021. Right now I’m working on a new TV drama, the Korean adaptation of Little Women.

3.    ^ Kim, Sehui (23 tháng 12 năm 2022). 엄지원, tvN '작은 아씨들' 합류김고은·남지현·박지후와 호흡 [Uhm Jiwon joins tvN "Little Women".. keep in step with Kim Go-eun, Nam Ji-hyun, and Park Ji-hoo.]. viva100 (bằng tiếng Hàn). Naver. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.

4.    ^ Robinson, Jacob (9 tháng 8 năm 2022). “New K-Dramas on Netflix in September 2022”. What's on Netflix. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.

5.    ^ “Little Women - (Korean Drama, 2022, 작은 아씨들)”. HanCinema. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.

6.    ^ Kim Jin-seok (24 tháng 9 năm 2021). “[단독]김고은, '유미' 흥행 잇는다… '작은 아씨들' 주인공 [[Exclusive] Go-eun Kim, 'Yumi' continues the box office... The protagonist of 'Little Women]. JTBC (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021 – qua Naver.

7.    ^ Jeon Jae-kyung (23 tháng 12 năm 2021). 김고은·남지현·박지후, 자매 된다…'작은 아씨들' 출연 [Kim Go-eun, Nam Ji-hyun, and Park Ji-hoo become three sisters... Appearing in 'Little Women']. Newsis (bằng tiếng Hàn). Naver. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.

8.    ^ Kang Da-yoon (23 tháng 12 năm 2021). 김고은X남지현X박지후, '작은 아씨들' 캐스팅 확정 [공식]” [Kim Go-eun X Nam Ji-hyun X Park Ji-hoo confirmed for 'Little Women' [Official]]. My Daily (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021 – qua Naver.

9.    ^ Moon Ji-yeon (27 tháng 1 năm 2022). “[공식] 위하준, '작은 아씨들' 합류 확정..김고은과 호흡 [[Official] Ha-jun Wi, confirmed to join 'Little Women'... Breathing with Go-eun Kim] (bằng tiếng Hàn). Sports Chosun. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022 – qua Naver.

10. ^ Park Soo-in (10 tháng 2 năm 2022). 엄지원 '작은 아씨들' 출연 확정, 김고은 남지현 박지후와 호흡 [Uhm Ji-won confirmed to appear in 'Little Women', Kim Go-eun and Nam Ji-hyun and Park Ji-hoo work together] (bằng tiếng Hàn). Newsen. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022 – qua Naver.

11. ^ Jang Jin-ri (16 tháng 2 năm 2022). “[단독]'옷소매' 강훈, 차기작은 '작은 아씨들'…남지현과 호흡 [[Exclusive] ‘Sleeves’ Kang Hoon, his next work ‘Little Women’… Breathing with Nam Ji-hyun] (bằng tiếng Hàn). SPOTV News. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022 – qua Naver.

12. ^ Kim Kyung-hee (23 tháng 12 năm 2021). “'작은 아씨들' 김고은X남지현X박지후, 유력 가문에 맞서는 자매의 이야기에 캐스팅 ['Little Women' Kim Go-eun X Nam Ji-hyun X Park Ji-hoo cast in the story of three sisters who fight against influential families]. iMBC (bằng tiếng Hàn). Naver. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.

13. ^ Seo Ji-hyun Seo (19 tháng 10 năm 2021). 위하준 " 드라마 '작은 아씨들' 제안 받아"…'오징어 게임' 인기 이을까(공식)” [Ha-Jun Wi's side "Received a proposal for a new drama 'Little Women'"... Is 'Squid Game' Popular? (Official)]. Newsen (bằng tiếng Hàn). Naver. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.

14. ^ Moon Ji-yeon (19 tháng 10 năm 2021). “[단독] '오징어 게임' 글로벌 스타 위하준, '작은아씨들' 주인공 [[Exclusive] Ha-Jun Wi, global star of 'Squid Game', main character of 'Little Women]. Sports Chosun (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021 – qua Naver.

15. ^ Kim Seong-hyun (3 tháng 3 năm 2022). 위하준 코로나19 확진… "컨디션 이상 , 8 격리해제"(공식)” [Ha-Jun Wi confirmed COVID-19... "No abnormality, 8 days quarantine lifted" (official)] (bằng tiếng Hàn). YTN. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022 – qua Naver.

16. ^ “Quá khứ đau thương cần khép lại”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.

17. ^ “Khán giả Việt tẩy chay 'Little Women' vì xuyên tạc lịch sử?”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.

18. ^ “Yêu cầu gỡ phim 'Ba chị em' vì xuyên tạc lịch sử Việt Nam”. Báo Tiền Phong. 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.

19. ^ VnExpress. “Phim 'Little Women' của Hàn bị yêu cầu gỡ vì xuyên tạc lịch sử Việt Nam”. vnexpress.net. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.

20. ^ “Phim 'Ba chị em' xuyên tạc lịch sử Việt Nam đã bị gỡ”. Báo điện tử Tiền Phong. 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.

21. ^ ONLINE, TUOI TRE (7 tháng 10 năm 2022). “Nhà sản xuất 'Little Women' nhận sai sau khi phim bị gỡ khỏi Netflix Việt Nam”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.





No comments:

Post a Comment

View My Stats