So
sánh 'lá phiếu trắng' của Việt Nam và Thái Lan tại Đại hội đồng LHQ
BBC Tiếng Việt
18 tháng
10 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1j27221llo
Hôm
12/10, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ nằm trong 35 nước bỏ phiếu trắng
về việc lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine tại Đại hội đồng LHQ (UNGA).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a8a0/live/c962dab0-4ea6-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Kết quả bỏ phiếu về việc lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở
Ukraine tại Đại hội đồng LHQ (UNGA) hôm 12/10
Khác với
Việt Nam, ở Thái Lan, lá phiếu trắng được đem ra bàn luận sôi nổi và Đại sứ
Suriya Chindawongse tại LHQ đã gửi văn bản giải thích về quyết định bỏ phiếu
này của mình. Trong khi Việt Nam chỉ bình luận nói chung về cuộc bỏ phiếu.
Việt Nam bỏ phiếu
trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
Việt Nam bỏ phiếu
trắng vụ lên án Nga sáp nhập bốn vùng Ukraine: Hệ lụy khó lường
Nga-Ukraine: 'Phiếu của
Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean'
Nhà báo Pravit Rojanaphruk của trang
Khaosod English bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 18/10:
“Đây không
phải là cuộc chiến của Thái Lan vì vậy nhiều người cho rằng Thái Lan không nên
can dự quá sâu và bị kẹt giữa Nga và các nước phương Tây. Hơn nữa, Thái Lan
không muốn thành một con cờ khác của cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Mỹ và Nga ở
Ukraine vì nhiều người bảo thủ ở Thái Lan có học thức hoàn toàn tin rằng,
Ukraine bị Mỹ sử dụng như một cuộc chiến uỷ nhiệm để kiềm chế và đối đầu với
Nga.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16e5/live/47ffcbf0-4ea5-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Cuộc
bỏ phiếu tại ĐHĐ LHQ về việc phản đối Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Trong đó, Trung Quốc, Việt nam và Thái Lan bỏ phiếu trắng
Sự minh bạch của Thái Lan và Việt Nam
Nếu đưa ra
so sánh, Việt Nam được cho là kém minh bạch hơn Thái Lan trong việc giải trình
lá phiếu của mình tại Đại hội đồng LHQ về việc phản đối Nga sáp nhập bốn khu vực
của Ukraine.
Đơn cử,
sau khi bỏ phiếu trắng, đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng đại diện phái đoàn thường
trực của Việt Nam tại LHQ chỉ nói rằng Việt Nam "không can thiệp vào
công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế,
giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế, và đặc
biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc
gia”.
Trong khi
đó, người đồng cấp Thái Lan đã phải gửi văn bản chính thức giải thích cho hành
động này.
Bill Hayton hỏi trong cuộc
chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
Việt Nam thực chất đã chọn
phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?
Văn bản ghi:
“Thái Lan
đã chọn bỏ phiếu trắng về Nghị quyết vì nó diễn ra trong một bầu không khí và
tình hình cực kỳ bất ổn và nặng nề về mặt cảm xúc, và do đó loại trừ cơ hội
dùng ngoại giao để giải quyết khủng hoảng nhằm lại một giải pháp đàm phán hòa
bình và thiết thực cho cuộc xung đột có thể đẩy thế giới đến bờ vực của chiến
tranh hạt nhân và sự sụp đổ kinh tế toàn cầu ”.
Đại sứ
Suriya cũng nói thêm rằng Thái Lan có sự thấu hiểu với Ukraine và gọi tình thế
này là một "thảm kịch tuyệt đối" nhưng không đề cập trực tiếp đến kẻ
xâm lược.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cad1/live/a2826ba0-4ea5-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp
Văn bản giải thích lá phiếu trắng của
Đại sứ Suriya Chindawongse tại LHQ
Một điểm
khác biệt nữa giữa Thái Lan và Việt Nam sau phiếu bầu ở Đại hội đồng LHQ đó là
báo chí ở Thái Lan đưa tin và bình luận rất sôi nổi về quyết định này của chính
phủ.
Nhà báo
Pravit đã tweet lên án lá phiếu trắng của Thái Lan và người phát ngôn Bộ ngoại
giao, ông Tanee Sangrat đã phản hồi lại tweet trên.
Từ đó, mở
ra cuộc thảo luận rộng rãi. Nhiều người tỏ ra hoài nghi tính trung lập của Thái
Lan và chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng, đối với những vấn đề như chiến
tranh xâm lược, biến đổi khí hậu, tội ác diệt chủng.. mà vẫn giữ lập trường
trung dung, không lên án quyết liệt thì quá sai trái, là tâm lý của những kẻ nhược
tiểu.
Trong khi
đó, ở Việt Nam, truyền thông dòng chính hầu như không nhắc hay bình luận gì về
lá phiếu trắng này.
Báo Tuổi
Trẻ hôm 13/10 viết "Liên Hiệp Quốc lên án động thái sáp nhập bốn khu vực Ukraine
của Nga" và nhắc đến 35 quốc gia bỏ phiếu trắng cũng như gọi tên Trung Quốc
nhưng tờ Tuổi Trẻ không đề cập Việt Nam.
Tương tự,
VnExpress cũng đưa tin về sự kiện bỏ phiếu nhưng không để cập tới Việt Nam bỏ
phiếu màu gì, dù nhắc tên Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
Còn những
trang như Thanh Niên Online, Zing.news thì trích dẫn lời đại sứ Đặng Hoàng
Giang, lặp lại lập trường “chọn chính nghĩa” của Việt Nam và không đả động gì tới
lá phiếu trắng của Việt Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/005a/live/eecee420-4ea5-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Đại
sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhắc lại
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia của
Việt Nam
Việt Nam 'bị đặt vào thế khó'?
Nhà báo Pravit nhận định:
"Đối với Việt Nam, rõ ràng Việt
Nam có mối quan hệ rất đặc biệt với Nga khi còn Liên Xô trong khi thực tế Mỹ là
kẻ thù lịch sử của mình. Việt Nam cũng đã phát triển mối quan hệ nồng ấm với Mỹ
trong nỗ lực chống lại, hoặc ít nhất, cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, một
kẻ thù lịch sử khác, trong khu vực."
Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét: “Việt Nam bỏ phiếu trắng, không lên án Nga sáp nhập Ukraine bất hợp pháp
có thể gây hại cho Việt Nam."
"Lá phiếu làm xói mòn lòng tin của
Mỹ và EU đối với Việt Nam như một đối tác tin cậy và thành viên xây dựng của cộng
đồng quốc tế. Nếu cuộc chiến Ukraine trở thành một cuộc xung đột kéo dài, Việt
Nam có thể bị coi là một phần của vấn đề, vì đã tiếp tay cho Nga”.
Trang "UK in Vietnam" viết:
"Cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc vào tuần trước là một minh chứng mạnh mẽ về sự đoàn kết của cộng
đồng quốc tế chống lại thế lực đang tìm cách làm mất ổn định các chuẩn mực quốc
tế đang bảo vệ tất cả chúng ta. Các quốc gia trên toàn cầu đã cùng nhau bảo vệ
Hiến chương Liên Hiệp Quốc, các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
cũng như đoàn kết với Ukraine."
Nhiều nhà
quan sát cho rằng, bài viết trên của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam là một hình
thức "nắn gân" Việt Nam, khi Việt Nam trở thành nước ngoài lề 143 quốc
gia "đoàn kết" bỏ phiếu ủng hộ việc lên án Nga sáp nhập bốn vùng của
Ukraine.
Báo Hà Nội Mới 'rút
hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?
LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội
đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
Dù mang
tính biểu tượng, nhưng cuộc bỏ phiếu 12/10 vừa rồi có số phiếu chống Nga cao nhất
kể từ cuộc xâm lược. Nhiều
người Việt Nam bình luận, gọi đây là "chiến
thắng của lương tri".
Trước đó,
nhận xét với BBC News Tiếng Việt, nhà
báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng nhận định về thái độ chính trị của Hà Nội
"rất dở" sau việc Nga cho quân xâm lược Ukraine.
Ông Tạo
cũng đưa ra gợi ý rằng, chính phủ Việt Nam đến lúc cân nhắc lại nguồn cung vũ
khí của mình vì cuộc chiến Nga-Ukraine đã cho thấy vũ khí Nga thất thế so với Mỹ
và Châu Âu.
Theo Viện
Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong 5 năm qua, Việt Nam là
khách hàng quân sự lớn thứ năm của Nga. Những vũ khí này sẽ không hoạt động nếu
không có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn cung cấp phụ tùng thay thế từ Nga.
Tuy vậy,
những bàn luận nói trên chỉ xuất hiện trên mạng xã hội hoặc báo chí nước ngoài
chứ trên các trang báo chính thống ở Việt Nam, cán cân thiệt - hơn của lá phiếu
trắng không được nhắc đến hay phân tích gì.
Lá phiếu gây chia rẽ ở Thái Lan
Theo lời
nhà báo Pravit, cũng như nhiều vấn đề chính trị, ngoại giao khác, lá phiếu trắng
này của Thái Lan cũng tạo nên hai luồng dư luận gây chia rẽ sâu sắc trong nước.
Lý giải về
lá phiếu trắng của Thái Lan cho BBC, nhà báo Pravit nói có nguồn tin xác nhận Tổng
thống Putin sẽ đến Bangkok tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2022 trong khi Tổng
thống Mỹ Biden sẽ không đến Thái Lan. Vì vậy, đây có thể là một cử chỉ thân thiện
mà Thái Lan gửi đến nhằm xoa dịu cái tôi của Putin.
“Thêm nữa,
Thái Lan có một điểm yếu lịch sử và mối quan hệ nồng ấm với Nga. Vị Sa hoàng cuối
cùng, Nicolas II đến thăm Bangkok với tư cách là khách quý của vua
Chulalongkorn khi Nicolas II còn là Thái tử và ông trở thành nhà lãnh đạo châu
Âu duy nhất trong thời kỳ thuộc địa đã làm như vậy. Nhiều người Thái bảo thủ
tin rằng, vị Sa hoàng cuối cùng của Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc
ngăn chặn cả Anh, nhưng đặc biệt là Pháp trực tiếp chiếm đóng Thái Lan.
Tư liệu: Hoàng thái tử nước
Nga đến thăm Đông Dương vào năm 1891
Thái Lan: Tòa yêu cầu
thêm bằng chứng khi xem xét chấm dứt nhiệm kỳ thủ tướng
“Vào cuối
thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhiều người tin rằng Liên Xô cuối cùng đã tha cho
Thái Lan thông qua đất nước ủy nhiệm của họ khi ấy là Việt Nam, nhờ đó tránh
cho Thái Lan một cuộc chiến với Việt Nam. Tôi đã ở Moscow sáu tháng trong những
năm cuối thời Gorbachev khi cha tôi là Trưởng phái bộ Thái Lan ở Nga vào thời
điểm ấy nên quan sát được Thái Lan từ từ bình thường hóa quan hệ với Liên Xô,”
nhà báo của trang Khaosod English lý giải.
Một vài lý
do khác mà ông Pravit nhắc đến là kinh tế và du lịch của Thái Lan đón một lượng
lớn khách từ Nga.
`
“Thái Lan
không muốn đặt hết trứng vào một giỏ của Mỹ. Chọn cách không đứng về phía nào,
Thái Lan tiếp tục đường lối ngoại giao cây tre của mình. Quên đi nhân quyền,
nguyên tắc chủ quyền quốc gia của các quốc gia khác, những vấn đề này ở phía dưới
cùng những ưu tiên của Thái Lan.
“Bằng cách
bỏ phiếu trắng để lên án Nga nhưng cũng đề cập đến thảm kịch ở Ukraine, chính
phủ của Prayut Chan-o-cha hy vọng sẽ xoa dịu cả Nga và Ukraine và cố gắng đảm bảo
rằng đôi bên không biến xung đột giữa họ thành xung đột của Thái Lan,” ông
Pravit nói với BBC.
--------------------------
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam bỏ phiếu
trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
13 tháng
10 năm 2022
.
Việt Nam bỏ phiếu
trắng vụ lên án Nga sáp nhập bốn vùng Ukraine: Hệ lụy khó lường
15 tháng
10 năm 2022
.
Bỏ phiếu về Nga: 'Việt
Nam đã gần Trung Quốc hơn là Asean'
11 tháng 4
năm 2022
.
Cuộc chiến Ukraine: VN chọn
đúng hay sai khi bỏ phiếu 'vì Nga'?
12 tháng 4
năm 2022
.
Báo Hà Nội Mới 'rút
hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?
6 tháng 10
năm 2022
No comments:
Post a Comment