Những
câu hỏi từ vụ bắt Trương Mỹ Lan
Nguyễn Lan
- Saigon Nhỏ
8 tháng 10, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nhung-cau-hoi-tu-vu-bat-truong-my-lan
Sự kiện
bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt giam gây chấn động dữ
dội dư luận trong nước không chỉ vì bà Lan là người đàn bà giàu nhất Việt Nam,
Vạn Thịnh Phát là chủ sở hữu nhiều khu đất kim cương tại trung tâm thành phố lớn
nhất nước mà còn vì nó có thể báo hiệu nhiều chuyển biến lớn sắp tới mà chưa ai
biết chắc được.
Trương Mỹ Lan là ai?
Theo truyền
thông trong nước sáng ngày 8 tháng Mười, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an
đã bắt giữ và khám xét nhà riêng bà Trương Mỹ Lan, sinh năm 1956, Chủ tịch hội
đồng quản trị Công ty cổ phần Vạn Thịnh Phát. Ba đồng phạm cùng bị bắt là
Trương Huệ Vân sinh năm 1988 (cháu bà Lan), Tổng giám đốc công ty cổ phần Tập
đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng sinh năm 1984, Trợ lý
công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương, sinh năm 1972, nguyên
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ
trách tài chính công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bà
Trương Mỹ Lan là người Việt gốc Hoa, tên khai sinh là Trương Muội, xuất thân là
người bán vải ở chợ An Đông ở Quận 5 Sài Gòn. Do mối quan hệ nào đó, bà kết
thân với bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải (tức Hai Nhựt), lúc ông Hải
còn là Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Quận 5, sau này là Ủy viên Bộ
Chính trị , Bí thư Thành ủy TP.HCM. Bà Hiền cũng là em gái của bà Trương Mỹ
Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam. Không biết có phải do đánh bóng tên tuổi
hay không mà bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan cho giống bà Trương Mỹ
Hoa, làm bán tín bán nghi rằng bà ta cũng là em của bà phó chủ tịch nước.
Khởi đầu,
bà Lan mở công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát (VTP) vào năm 1992, hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhưng không mấy
thành công. Vào năm 2007, công ty này mở rộng sang lĩnh vực đầu tư và phát triển
bất động sản, thành lập thêm công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công
ty CP Đầu tư An Đông. Bà có chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân
trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong.
Tập đoàn
VTP của bà Lan đã và đang sở hữu những bất động sản được cho là đắc địa bậc nhất
ở Sài Gòn, trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Cách làm của VTP là thâu tóm những “công
sản” – tức những khu nhà ở, dinh thự có giá trị lớn nằm ở những đường phố trung
tâm, vốn là dinh thự của chế độ miền Nam cũ bị nhà nước cộng sản tịch thu và quản
lý; sau đó huy động vốn thực hiện dự án và đẩy giá lên ngất ngưởng như Union
Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton; cao ốc căn hộ dịch
vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông-Windsor, khu dân cư
Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp
Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…
Đường dẫn tới “hung thần” Lê Thanh Hải?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/7.jpg
Lê
Thanh Hải (trái) và Trương Mỹ Lan trong một sự kiện khen thưởng, Ảnh trên mạng.
Phần lớn
những bất động sản mà VTP thâu tóm được diễn ra trong 15 năm, thời ông Lê Thanh
Hải làm lãnh đạo Sài Gòn. Ông Hải làm chủ tịch thành phố từ 2001 đến 2006 và
làm bí thư thành ủy từ 2006 đến 2015.
Tuy chưa
có bằng chứng công khai về quan hệ cấu kết giữa tập đoàn VTP và gia đình Lê
Thanh Hải, nhưng theo thực tế Việt Nam, việc mua các bất động sản do nhà nước cộng
sản sở hữu và quản lý là chuyện vô cùng khó; bao giờ cũng phải có sự đồng thuận,
thậm chí hợp tác ăn chia của giới chức chóp bu của thành phố và cấp cao
hơn.
Là một
nhà kinh doanh gốc Hoa, vợ chồng bà Lan rành sáu câu các thủ đoạn hối lộ, mua
chuộc chính quyền để giành lợi thế kinh doanh. Tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng
đầu năm 2014, với tư cách là một nhân chứng, Dương Chí Dũng khai đã nhận của bà
Lan 20 tỷ đồng ($1 triệu) để chuyển cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ
Công an lúc đó, để xin cho Công ty VTP được thực hiện dự án trên khu đất Cảng
Nhà Rồng, ở Khánh Hội, Quận 4 sau khi cảng Sài Gòn được di dời về Cát Lái.
Dư luận về
sự thông đồng hối mại quyền thế giữa công ty VTP của bà Lan và ủy viên bộ chính
trị, bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải để bòn rút của công là hoàn toàn có cơ sở nhưng
cho tới nay vẫn bị guồng máy cai trị của ĐCSVN giấu nhẹm, không công khai điều
tra xử lý dù trong mắt đảng trưởng ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Lê Thanh Hải cùng với
“Ba X” Nguyễn Tấn Dũng là những mối thâm thù, chết cũng phải hiện hồn mà báo
oán.
Nhiều người
dự đoán bắt giữ bà Trương Mỹ Lan là bước đầu dẫn tới việc tóm cổ Lê Thanh Hải,
một hung thần gây ra bao oan khuất của người dân bán đảo Thủ Thiêm, một con sâu
thuộc loại bự nhất trong bầy sâu tham nhũng của chế độ Hà Nội.
Tin đồn bà
Trương Mỹ Lan bị bắt đã râm ran trên mạng nhiều ngày trước, ngay sau khi ông đảng
trưởng ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng có chuyến kinh lý bí mật tới Sài Gòn hôm 23 Tháng
Chín.
Trong chuyến
đi, ông Trọng dẫn theo đến bốn ủy viên bộ chính trị phụ trách các lĩnh vực tổ
chức, tuyên giáo, quân đội và công an – một phái đoàn không đông nhưng quyền lực
rất lớn. Tin tức nội bộ cho biết, một phái đoàn hùng hậu như vậy cất công từ Hà
Nội vào không phải để “thăm và làm việc với lãnh đạo Sài Gòn” như tuyên truyền
công khai mà là để đập nát một đế chế thao túng nền kinh tế, chuẩn bị bắt vô lò
một số cựu lãnh đạo cao cấp của thành phố.
Ngoài “bố
già” Lê Thanh Hải, những kẻ có thể bị biến thành củi do câu kết với VTP dự báo
sẽ là Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch TP.HCM, Nguyễn Văn Đua, cựu Phó Bí thư đều nằm
trong phe cáo già đầu sỏ Lê Thanh Hải chủ trương bán tài sản cho gian thương để
ăn chia và gây ra thảm án Thủ Thiêm kéo dài nhiều năm qua. Một cựu chủ tịch
khác của Sài Gòn, Nguyễn Thành Phong, vừa bị loại khỏi ban chấp hành trung ương
ĐCSVN đầu Tháng Mười vừa qua, dự kiến sẽ cùng chung số phận.
Nhưng cái
lò của Trọng có đốt được củi gộc như vậy hay không là chuyện chưa chắc.
Ngân hàng có là máy ATM của bất động sản?
Ngoài quan
hệ với gia đình Lê Thanh Hải và phe lãnh đạo Sài Gòn, bà Trương Mỹ Lan còn có
quan hệ với giới kinh doanh bất động sản Hong Kong và Trung Quốc qua vai trò của
doanh nhân Eric Chu Nap Kee, người Trung Quốc, chồng bà Lan.
Thị trường
và cung cách kinh doanh bất động sản ở Việt Nam không khác nhiều so với Trung
Quốc, từ việc hối lộ và câu kết với quan chức cầm quyền tới huy động tiền gửi
tiết kiệm của dân chúng thông qua các ngân hàng tư nhân, phát hành cổ phiếu của
các công ty đầu tư và tiền ứng trước của người mua nhà. Một số công ty bất động
sản lớn của Việt Nam đồng thời là chủ sở hữu ngân hàng tư nhân hoặc là cổ đông
lớn, nắm quyền điều hành một số ngân hàng tư nhân nào đó, sử dụng ngân hàng để
thu hút tiền gửi của người dân và sử dụng nó như một máy ATM riêng của công ty
bất động sản. Công ty VTP của bà Lan không ngoại lệ mà được biết đã vận dụng
nhuần nhuyễn những thủ thuật này để thống trị thị trường bất động sản nóng sốt
của Sài Gòn.
Đằng sau
các dự án triệu đô, tỷ đô của VTP là các công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh
Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông. Tin “Bộ Công an quyết định khởi tố vụ
án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông” đã
làm cho người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) như ngồi trên chảo lửa.
Hàng ngàn người đã tập trung tại các điểm giao dịch của ngân hàng này trong mấy
ngày qua, chầu chực để rút lại những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi của họ, sau khi
một bản tin trên báo Công An Nhân Dân hôm 7 Tháng Mười nói công ty Vạn Thịnh
Phát và bà Trương Mỹ Lan “được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng
SCB”.
Hiện tượng
người dân xếp hàng rồng rắn để rút tiền tại ngân hàng SCB đã buộc chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục ra thông cáo trấn an rằng SCB không liên
quan và không bị ảnh hưởng từ việc bà Lan bị bắt giữ, khẳng định “sẽ có
giải pháp bảo đảm SCB hoạt động bình thường”, nhưng tình trạng đổ xô đi rút
tiền vẫn chưa giảm bớt.
Trương Mỹ Lan liên kết với tình báo Hoa
Nam?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/6230-1665205545.jpg
Hai
bị can Nguyễn Phương Hồng (trái) và Hồ Bửu Phương, Ảnh Bộ Công an.
Cũng đã có
tin đồn rằng, bà Trương Mỹ Lan và công ty VTP có mối liên kết bí mật với Cục
Tình báo Hoa Nam của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đổ tiền bạc và ảnh hưởng vào công
ty VTP, sử dụng nó như một công cụ để thao túng thị trường bất động sản Sài
Gòn, lũng đoạn bộ máy chính quyền và gây bất ổn xã hội. Một công cụ tương tự hoạt
động ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam là tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh
Văn Quyết; ông Quyết hiện đã bị tạm giam chờ xét xử.
Tin đồn đó
lan truyền mạnh sau năm 2014, khi bà Trương Mỹ Lan và chín thân nhân trong gia
tộc là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh
Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát, và Lâm Thị Hòa đồng loạt
xin thôi quốc tịch Việt Nam để xin nhập tịch một nước khác. Tuy nhiên đến tháng
Sáu năm 2015, những người này đã “hồi tịch”, trở lại quốc tịch Việt Nam vì một
lý do đơn giản: không có quốc tịch Việt Nam thì không được sở hữu và kinh doanh
nhà đất ở Sài Gòn.
Đành rằng
bàn tay lông lá của Trung Quốc, của Cục Tình báo Hoa Nam khét tiếng của nước
này, đã và đang thò sâu vào mọi mặt kinh tế-xã hội và chính trị của Việt Nam, dựa
vào “mối quan hệ anh em” giữa hai đảng và hai chính phủ cùng thể chế cộng sản,
nhưng vẫn chưa có nhiều bằng chứng khả tín cho thấy Tình báo Hoa Nam đứng đằng
sau các công ty bất động sản VTP và FLC.
Nếu quả thực
những công ty này là công cụ của tình báo Trung Quốc thì ĐCSVN của ông Nguyễn
Phú Trọng vuốt mặt phải nể mũi, nếu không muốn bị Bắc Kinh trả đũa. Câu chuyện
“công cụ của tình báo Hoa Nam” ở đây có màu sắc của thuyết âm mưu hơn là biểu
hiện thực tế.
Chưa phải là thực tâm chống tham nhũng
Cho đến
nay, thông tin từ Bộ Công an Việt Nam, đăng trên báo Công an Nhân dân ngày 7 và
8 Tháng Mười chỉ cho biết bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố, bị tạm
giam để điều tra tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Công an cũng cho biết, kết quả điều tra
ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua
bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của
người dân trong thời gian 2018 – 2019.
Thông báo
của Bộ Công an không nhắc gì tới các hành vi vi phạm pháp luật của bà Lan và
VTP trong việc hối lộ hoặc câu kết với quan chức để trục lợi hay những sai phạm
trong các dự án bất động sản của VTP. Do vậy, có khả năng đây chỉ là một vụ án
kinh tế có quy mô lớn, hậu quả trầm trọng – tương tự như các vụ án Trịnh Văn
Quyết, Đỗ Anh Dũng, Dương Thị Bạch Diệp… hơn là một cuộc chống tham nhũng, làm
trong sạch môi trường kinh doanh ở trung tâm kinh tế lớn nhất nước như kỳ vọng.
Suy cho
cùng, tham nhũng là thuộc tính nằm trong bản chất của chế độ chuyên chế; chừng
nào ĐCSVN vẫn có quyền lực vô đối thì chừng đó tham nhũng còn lộng hành. Vụ bắt
giữ một bà trùm bất động sản như Trương Mỹ Lan, thậm chí một cựu ủy viên bộ
chính trị, “vua” Thành Hồ như Lê Thanh Hải vẫn chưa phải là dấu hiệu cho thấy
ĐCSVN thực tâm chống tham nhũng.
Biết đâu
đây chỉ là một đòn thanh trừng mà nhóm thế lực “công an trị” dưới quyền ông Tổng
Trọng và Bộ trưởng Công An Tô Lâm rắp tâm thực hiện để triệt hạ một phần những
thủ túc của cựu vương Nguyễn Tấn Dũng và tân thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc
đấu đá gay gắt ở Ba Đình mà chúng tôi đã trình bày trong một
bài trước.
---------------
Đọc
thêm:
·
Chủ
tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị bắt
·
Kỷ
luật ủy viên trung ương và đống phân cộng sản
No comments:
Post a Comment