NỘI DUNG :
Nhiều
nước Liên Hiệp Châu Âu giao thêm vũ khí cho Ukraina
Thu Hằng - RFI
Pháp
chuẩn bị giao thêm đại bác Caesar cho Ukraina
Thu Hằng - RFI
.
Các câu hỏi xoay quanh
việc Pháp viện trợ vũ khí cho Ukraine
BBC Tiếng Việt
============================================
.
.
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 03/10/2022 - 12:15
Nhiều
nước Liên Hiệp Châu Âu thông báo sẽ cung cấp thêm thiết bị quân sự cho Ukraina.
Ngày 02/10/2022, chính quyền Berlin cho biết Đức, Đan Mạch và Na Uy sẽ giao cho
Kiev 16 khẩu pháo tự hành ngay từ năm 2023. Còn Pháp sẽ cung cấp 20 xe bọc thép
Bastion, sau khi có tin Paris sẽ giao thêm cho Kiev từ 6 đến 12 đại bác Caesar.
Bà Christine Lambrecht, bộ trưởng Quốc
Phòng Đức
trả lời phỏng vấn Reuters tại Berlin, Đức, ngày 14/09/2022 © Reuters
Thông báo
được Berlin đưa ra sau chuyến thăm thành phố cảng Odessa, miền nam Ukraina, của
bộ trưởng Quốc Phòng Christine Lambrecht. Đức, Na Uy và Đan Mạch nhất trí tài
trợ toàn bộ số pháo Zuzana-2, do Slovakia sản xuất, với tổng trị giá 92 triệu
euro. Theo dự kiến, Ukraina sẽ nhận được từ năm 2023.
Về phía
Pháp, sau thông tin sẽ giao thêm đại bác Caesar, trang La Tribune ngày 03/10
cho biết Paris sẽ cung cấp 20 xe thiết giáp Bastion nặng 12,5 tấn, có thể chở
10 người, cho chính quyền Kiev. Bộ Quân Lực Pháp đang hoàn tất hợp đồng với nhà
sản xuất Arquus, thuộc tập đoàn Thụy Điển Volvo. Xe Bastion được quân đội nhiều
nước châu Phi sử dụng.
Ukraina
tìm cách tăng cường kho vũ khí hạng nặng để đẩy lùi quân Nga. Tuy nhiên, Đức vẫn
từ chối giao xe tăng Leopard, theo yêu cầu của chính quyền Kiev, vì cho rằng một
quyết định như vậy phải được thảo luận với các đồng minh phương Tây. Để trấn an
Kiev, bộ trưởng Quốc Phòng Lambrecht khẳng định trên đài truyền hình Đức ARD1 rằng
Berlin « sẽ tiếp tục cam kết bằng nhiều cách khác nhau ».
Về mặt ngoại
giao, theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu sẽ tổ chức một cuộc họp toàn châu Âu ngày
06/10 tại Praha (CH Séc) để phối hợp đáp trả Nga. Tiếp theo, ngày 07/10, lãnh đạo
của 27 nước sẽ họp thượng đỉnh phi chính thức về ba chủ đề : cuộc chiến của
Nga tại Ukraina, năng lượng, tình hình kinh tế. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu
Charles Michel khẳng định « sẽ thảo luận về cách tiếp tục hỗ trợ mạnh
mẽ kinh tế, quân sự, chính trị và tài chính cho Ukraina chừng nào còn cần thiết ».
------------------------------------------
.
Pháp
chuẩn bị giao thêm đại bác Caesar cho Ukraina
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 02/10/2022 - 11:04
Sau những
thông báo của Mỹ viện trợ và giao thêm vũ khí cho Ukraina, đến lượt Pháp cho biết
có thể chuyển thêm cho chính quyền Kiev từ 6 đến 12 khẩu đại bác Caesar. Đây là đợt giao vũ khí chưa từng
có trong khi Paris thường xuyên bị chỉ trích chưa làm đủ trách nhiệm.
Quân
đội Ukraina sử dụng đại bác Caesar của Pháp tấn công các vị trí của Nga trong
vùng Donetsk, Ukraina, ngày 08/06/2022. REUTERS - STRINGER
Theo thông
tin được báo Le Monde đăng ngày 02/10/2022, số pháo trên được trích từ hợp đồng
15 khẩu Caesar giao cho Đan Mạch đang trong quá trình phê chuẩn kỹ thuật,
thậm chí không phù hợp với những tiêu chí mà Đan Mạch yêu cầu, và có thể đã bị
Copenhagen loại bỏ một phần. Sau một thời gian do dự, Ukraina sẵn sàng tiếp nhận
những thiết bị này theo nguyên trạng.
Pháo tự
hành Caesar giao cho Đan Mạch, do công ty Nexter sản xuất, nặng hơn so với loại
hình được quân đội Pháp sử dụng (32 tấn so với 18 tấn) và mạnh hơn : được
đặt trên xe 8 bánh thay vì 6, pháo Caesar của Đan Mạch có thể mang tới 36 quả thay
vì 18 và được trang bị một cabin bọc thép chắc chắn hơn. Theo một nguồn tin
quân sự, « pháo Caesar là công cụ hoàn hảo để phản kích, xác định
vị trí và phá hủy pháo binh kẻ thù trước khi bị phát hiện ».
Vẫn theo
nhật báo Pháp, đây có lẽ là kết quả của một quá trình đàm phán dài trong những
tuần gần đây giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng nhiệm Ukraina Volodymyr
Zelensky và thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Hiện cả điện Elysée và bộ
Quân Lực Pháp không bình luận về thông tin trên.
Pháp đã
giao cho Ukraina 18 pháo Caesar vào mùa Xuân và đầu mùa Hè. Tổng thống Macron
không muốn trích từ số pháo Caesar mới được bổ sung vào kho vũ khí của Pháp để
viện trợ cho Ukraina.
Bộ trưởng Quốc Phòng Đức thăm Odessa
Phía Đức
tiếp tục thể hiện đoàn kết với Ukraina. Ngày 01/10, bộ trưởng Quốc Phòng
Christine Lambrecht bất ngờ đến thăm thành phố cảng Odessa và làm việc với đồng
nhiệm Oleksi Reznikov.
Theo AFP,
từ nhiều tuần nay, chính quyền Kiev kêu gọi chính phủ Đức cung cấp xe tăng để
có thể thay đổi cục diện chiến trường. Tuy nhiên, chưa một nước thành viên
NATO nào cung cấp xe tăng của phương Tây cho Kiev, trừ xe tăng do Liên Xô sản
xuất. Tại Odessa, bộ trưởng Quốc Phòng Đức nhắc lại phát biểu của thủ tướng
Olaf Scholz là không muốn đơn phương hành động về việc giao vũ khí và chỉ đưa
ra quyết định có phối hợp với các đồng minh phương Tây.
---------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
CHIẾN
TRANH UKRAINA - PHÁP- VIỆN TRỢ
Pháp
hứa tăng cường độ giao vũ khí cho Ukraina
PHÁP
- UKRAINA - VIỆN TRỢ QUÂN SỰ
Pháp
gởi đại pháo và xe bọc thép cho Ukraina
=================================================
.
.
Các câu hỏi xoay
quanh việc Pháp viện trợ vũ khí cho Ukraine
BBC Tiếng Việt
3 tháng 10
2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz5n52mn0p2o
https://ichef.bbci.co.uk/news/779/cpsprodpb/1907/live/3df79990-42c9-11ed-b90a-fb3945070cb2.png.webp
Pháp
đóng góp chưa đến 2% số lượng vũ khí viện trợ từ nước ngoài cho Ukraine
Nếu Pháp muốn dẫn dắt châu Âu bước vào
một kỷ nguyên tự trị quân sự mới, vì sao sự đóng góp của Pháp cho nỗ lực chiến
đấu của Ukraine lại quá nhỏ?
Đây là một
câu hỏi bất thường được một số nhà tư duy chiến lược hàng đầu tại Pháp đặt ra,
những người đang hối thúc Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra quyết định khẩn cấp
viện trợ thêm vũ khí cho Kyiv.
Phân tích
gần đây thực hiện tại Ba Lan và Ukraine cho thấy phần viện trợ vũ khí của Pháp
không tới 2%, so với Mỹ là 49%, kém hơn Ba Lan (22%) và Đức (9%).
"Tôi
cũng quan ngại về độ tin cậy của những con số thống kê, cho thấy Pháp có tỷ lệ
đóng góp thấp trong danh sách các quốc gia," François Heisbourg, người có
lẽ là chuyên gia phân tích quốc phòng có tầm ảnh hưởng nhất tại Pháp.
"Vì vậy
tôi đi đến một trung tâm phân phối chính tại Ba Lan để xem bao nhiêu tải trọng
[vũ khí] thật sự đang được giao đến, hơn chỉ là lời hứa."
"Không
may là các con số lại củng cố nỗi lo sợ của tôi. Nước Pháp xếp dưới danh sách -
ở vị trí thứ chín."
Phản ứng
chính thức với vấn đề này tại Paris là: "Vâng, nhưng..."
Vâng, số
liệu thống kê viện trợ không tích cực nhưng cũng còn các nhân tố khác đóng vai
trò ở đây.
Đầu tiên
giới chức quốc phòng cho rằng biện pháp giúp đỡ quân sự thật sự nằm ở chất lượng
không phải số lượng.
Một số quốc
gia đang giao hàng đống những thiết bị lỗi thời. Pháp đã viện trợ 18 đơn vị
pháo kích tự đẩy Caesar, hiện tại đã cho thấy năng lực nổi trội nơi tiền tuyến
tại Ukraine.
Họ nói
thêm, Pháp giống những quốc gia Phương Tây khác trong chuyện đã chỉ trích kho
vũ khí quân sự như một phần của 'cổ tức hòa bình' thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Macron: Putin 'sai lầm nặng,
nhưng đừng làm nhục Nga'
Lệnh trừng phạt Nga: Tại
sao châu Âu không cấm nhiên liệu hạt nhân của Nga?
Các đơn vị
pháo kích tự đẩy Caesar mà Ukraine hiện có chiếm 25% toàn kho pháo di động của
Pháp.
Pháp không
thể cung cấp thêm nhiều hơn mà không khiến chính mình dễ bị tổn hại tại các
vùng quốc gia này đã có cam kết như Sahel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Có
thể trông như chúng tôi xếp sau các quốc gia khác, nhưng Pháp có mọi ý định thực
hiện vai trò của mình," Tướng Jérome Pellistrandi, biên tập viên trang
National Defence Review nói.
Những
tranh luận này không phải là không có giá trị, ông Heisbourg nói. Vấn đề là khi
không hiện diện thêm tại rạp hát thì nước Pháp đối mặt rủi ro bị gạt khỏi câu
chuyện.
"Khi
tôi ở Kyiv, mọi người đều rất lịch sự. Tôi không thấy người dân Ukraine bất đồng
với chúng tôi," ông cho biết. "Theo một cách tệ hơn thì tôi có cảm nhận
rất riêng là chúng tôi đang trở nên không liên quan."
Đối
với ông Heisbourg thì đây là phép tính đơn giản. Ukraine sẽ hội đàm với các quốc
gia mà Kiev biết có thể cung cấp vũ khí mà họ cần. Nước Pháp vào thời điểm này
không thuộc trong số đó.
Thủ tướng Anh Liz
Truss ‘cân nhắc’ ý tưởng của Macron về tổ chức châu Âu mới
EU sẽ ủng hộ thành lập một
quỹ quốc tế để tái thiết Ukraine
https://ichef.bbci.co.uk/news/778/cpsprodpb/8f75/live/87684250-42c9-11ed-b90a-fb3945070cb2.png.webp
Ngoại
trưởng Pháp Catherine Colonna thảo luận về việc cung cấp vũ khí quốc
phòng với Tổng thống Ukraine Zelensky tại Kyiv
Nhưng cũng
có nguy hiểm khác dành cho nước Pháp. Sự hiện diện tương đối tại Ukraine đã làm
tổn hại đến đề xuất lãnh đạo vì nền quốc phòng châu Âu của họ.
Nhiều quốc
gia ở Đông Âu hiện đã lo ngại về Tổng thống Macron, người mà họ tin rằng đã quá
chiều theo ý của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những tháng đầu xảy ra cuộc
xâm lược.
Và câu
chuyện còn bắt nguồn theo điều mà nước Pháp vẫn cảm thấy mâu thuẫn về một chiến
thắng hoàn toàn cho Ukraine.
Đối với Pierre Haroche, người đang giảng dạy
môn an ninh quốc tế tại Đại học Queen Mary University of London thì câu chuyện
này không công bằng - đây không phải là lý do Pháp có mức viện trợ vũ khí thấp
cho Ukraine.
Tuy nhiên,
ông cũng chắc chắn về quan điểm nước Pháp nên tăng cường mức đóng góp càng sớm
càng tốt, để trấn an các quốc gia Đông Âu như Ba Lan rằng "chúng ta vẫn
còn nhìn chung về một hướng".
"Mục
tiêu về nền tự trị chiến lược cho châu Âu của Pháp tập trung chủ yếu trong việc
xây dựng các ngành công nghiệp quốc phòng thông qua quá trình cung ứng phối hợp.
Nhưng nếu bạn muốn tham gia vào quá trình cung ứng phối hợp, bạn phải cho các
quốc gia khác thấy bạn có cùng tầm nhìn về nền an ninh chung," ông nói.
"Để
khiến mục tiêu hợp tác châu Âu của chúng ta trở nên khả thi, chúng ta cần cho
các quốc gia Đông Âu thấy rằng việc hợp tác với Pháp và mua ý tưởng về một nền
tự trị chiến lược không phải là một rủi ro chiến lược."
Tiến sĩ
Haroche đang kêu gọi Pháp gửi 50 chiếc xe tăng chiến trường trọng yếu Leclerc.
Ông Heisbourg thì muốn có các hệ thống phòng không hơn, điều mà ông cho rằng
Ukraine đang cần có hơn.
"Giống như một bình dập lửa,"
Tiến sĩ Haroche nói. "Có một đám cháy ở nhà hàng xóm thì tốt
hơn bạn nên đưa bình dập lửa của mình ngay lập tức, và không chờ cho đến khi lửa
cháy lan đến nhà của chính mình."
"Không phải là một sự rộng lượng.
Mà chỉ là để bảo vệ chính bạn mà thôi."
9 thành viên NATO ủng
hộ đơn xin gia nhập của Ukraine
Lệnh trừng phạt Nga: Tại
sao châu Âu không cấm nhiên liệu hạt nhân của Nga?
-------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Cuộc chiến Ukraine:
Mỹ chuẩn thuận gói viện trợ 2,6 tỷ đô la cho Kyiv và các đồng minh
8 tháng 9
năm 2022
.
9 thành viên NATO ủng
hộ đơn xin gia nhập của Ukraine
3 tháng 10
năm 2022
.
Thủ tướng Anh Liz
Truss ‘cân nhắc’ ý tưởng của Macron về tổ chức châu Âu mới
20 tháng 9
năm 2022
.
Macron:
Putin 'sai lầm nặng, nhưng đừng làm nhục Nga'
4 tháng 6
năm 2022
.
Tại
sao nhiên liệu hạt nhân của Nga thoát được lệnh trừng phạt từ châu Âu?
2 tháng 10
năm 2022
No comments:
Post a Comment