Nhà nước công nông đẩy người lao động
ra khỏi lãnh vực công
Thứ Hai,
10/03/2022 - 01:22 — nguyenngocgia
https://www.rfavietnam.com/node/7360
Gần 40.000
cán bộ - công chức trong khu vực nhà nước đã bỏ việc gần 3 năm qua, được báo Tuổi
Trẻ ra ngày 3 tháng Mười năm 2022 gọi tên "lời cảnh báo nghiêm túc
cho khu vực công" [1]. Trong khi đó, cùng đề tài, báo Vietnamnet phỏng vấn
[2] ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên
Thứ trưởng Bộ Nội vụ - lại cho rằng "anh
ra thì lại có chị vào".
Báo Tuổi
Trẻ chỉ ra "lời cảnh báo", kèm theo hai giải pháp ghi nhận từ đông đảo
ý kiến trên các diễn đàn: Tăng lương và cải cách bộ máy (kèm theo tinh giản
biên chế và tính toán lại áp lực công việc đối với giới nhận lương từ nhà nước).
Trong khi đó, báo Vietnamnet ghi nhận ý kiến của nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần
Tuấn Anh với kết luận "...người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sẽ phải
đi tìm, kiếm và mời người có tâm, có đức, có năng lực, trình độ và sẵn sàng cống
hiến, phục vụ đất nước về làm việc".
Tư tưởng
cũ - Nhà nước công nông - không thể sửa đổi
Bộ máy nhà
cầm quyền CSVN tính từ 1945 cho đến khi gọi là "thống nhứt đất nước"
vào năm 1975 là sự kế thừa từ mô hình "nhà nước công nông" - Mô hình
mà Liên Xô áp dụng, cho đến khi đi dần vào bế tắc và sụp đổ vào thập niên 90 thế
kỷ trước. Mô hình này tỏ ra hiệu quả trong giai đoạn sau Đệ nhị Thế chiến, với
sự phân cực của thế giới rõ rệt. Mô hình này giúp cho "chính quyền nhân
dân" của Liên Xô từ trạng thái vững vàng kể từ 1917 - kéo dài khoảng 50
năm - rồi dần dần chuyển qua trạng thái cầm cự tồn tại, cho đến đầu thập niên
80 thế kỷ trước. Mô hình "nhà nước công nông" vốn không đòi hỏi pháp
trị và kỹ trị nhưng "quyết tâm chính trị" là yếu tố buộc phải trở
thành căn bản nhứt.
Vì không đặt
nặng khái niệm "Pháp Trị" và "Kỹ Trị", cho nên mô hình
"nhà nước công nông" cũng không cần tuân theo các quy luật kinh tế,
cũng như không cần quan tâm đến các học thuật - chuẩn mực xoay quanh kinh tế thị
trường.
Tư tưởng
đơn nguyên - độc đảng sanh ra "nhà nước công nông". Lenin - người được
coi là khai phá và đưa ý tưởng "nhà nước công nông" vào áp dụng đầu
tiên trên thế giới [3]. Và nhà cầm quyền CSVN tự gọi họ là "nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Á" [4] với bản Hiến pháp 1946.
Một nền
kinh tế sống và hoạt động cần phải có 2 yếu tố căn bản: Con người - Nguồn vốn
(gồm tất cả các nguồn vốn: từ nội tại (thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, đất
đai, khoáng sản v.v...) cho đến ngoại tại (vốn đầu tư trong và ngoài nước,
vốn vay v.v...).
Suốt chiều
dài chiến tranh, từ 1945 kéo cho tới 1975 và tiếp tục xảy ra chiến tranh với
Tàu Cộng trong thập niên 70 - 80 thế kỷ trước mới tạm yên, bằng việc ký kết
bình thường hóa quan hệ đôi bên [5] vào năm 1990, sau đó, nhà cầm quyền CSVN
cho ra đời bản Hiến pháp 1992 nhưng xét trên lãnh vực kinh tế, họ vẫn loay hoay
về "Chế độ kinh tế" tại Chương 2 điều 15 với sự giảng nghĩa không rõ
ràng. Cho đến Hiến pháp 2013, tại Chương 3 điều 51, việc giảng nghĩa về chế độ
kinh tế cũng không khá hơn, chủ yếu vẫn toát lên ý nghĩa "kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo". Chính
vì nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, do đó, nhà cầm quyền CSVN
cho tới nay vẫn chưa được Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây công nhận có nền
kinh tế thị trường. Đồng thời, "nhà nước công nông" mà Lenin
sáng lập đã mặc định "Trí thức là cục phân" [6].
Vì vậy, với
hai yếu tố quan trọng nhứt cho một nền kinh tế (Con người - Nguồn vốn) cho đến
nay, đủ để khẳng định: Mô hình quản trị nhà nước của nhà cầm quyền CSVN vẫn
là "nhà nước công nông", với sự thay đổi chỉ là lớp áo bên ngoài.
Tăng lương - cải cách bộ máy không giải quyết
được
Với phân
tích ngắn gọn về "nhà nước công nông" như phần trên, đủ cho thấy, việc
tăng lương và cải cách bộ máy (tinh giản biên chế - thu hút nhân tài) tỏ ra vô
nghĩa, với các lý do sau:
1. Vì
"nhà nước công nông" coi thường, thậm chí phải gọi là khinh rẻ trí thức,
cho nên không thể nào thu hút được nhân tài. Thực tế hàng chục năm qua, với
hàng chục ngàn tiến sĩ và hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, nền kinh
tế Việt Nam cũng không hề khả quan hơn. Nhiều trí thức và doanh nhân người việt
hoặc gốc Việt đã từ biệt lãnh vực nhà nước (Lê Nguyễn Minh Quang [7] - Tiến sĩ
ngành Xây dựng tại Pháp) hay doanh nhân người Hà Lan gốc Việt - Trịnh Vĩnh Bình
với vụ kiện đình đám mà ngay cả các trang báo trong nước không hề dám nhắc tới,
với chiến bại thuộc về nhà cầm quyền CSVN cùng hàng chục triệu đô la Mỹ đền bù.
Và còn khá nhiều những tên tuổi trí thức người Việt và gốc Việt cũng đã rời khỏi
khu vực công cũng như môi trường đầu tư - kinh doanh, dường như đầy chông gai,
thay vì là thảm hoa hồng dành cho họ.
2. Vì
" nhà nước công nông" vốn đặt quyết tâm chính trị (nói thẳng ra là
"duy ý chí") lên trên tất cả quy luật tự nhiên - quy luật kinh tế,
cho nên biến tất cả cán bộ - công chức trở thành những cỗ máy xơ cứng, hoạt động
trong một xã hội nghiêng hẳn về tính "Công Xã" (vốn luôn luôn kêu gọi
với đặc trưng dễ nhận thấy - lợi ích Cộng Đồng phải được đặt lên trên hết). Một
bộ máy cầm quyền - từ vĩ mô đến vi mô - theo hình ống, được đóng khuôn rất chặt
chẽ, dù hữu ý hay vô tình, chính nó đã xóa bỏ gần như tất cả sự linh hoạt -
sáng tạo - phong phú - cải tiến - phát minh v.v... trong hoạt động của xã hội
loài người ( vốn dĩ do tạo hóa ban sẵn thuộc tính TỰ DO). Bởi bất cứ tư tưởng
hoặc hành vi nào có vẻ đi ra khỏi khuôn khổ "nhà nước công nông", đều
được xem là nguy hiểm cho chế độ độc đảng toàn trị và cần phải ngăn chận ngay lập
tức, bằng cách này hay cách khác.
3. Làm sao
có thể tăng lương cho gần 3 triệu người ăn lương nhà nước, khi mà "nhà nước
hình ống" đó với cương vị cao nhứt, như: Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, họ vẫn đang lãnh lương không quá 20.000.000 đồng Việt Nam mỗi tháng?!
Nghịch lý này đã lý giải cho người dân những khái niệm, dù rất khó hiểu nhưng rất
mỉa mai và rất đáng phì cười, như buộc phải xem một vở hài kịch chán ngắt hàng
chục năm qua: Từ "sống nhờ lương" (thời bao cấp) cho đến "sống bằng
lương" (thời KTTT định hướng XHCN) - mãi mãi không bao giờ thay đổi được.
Tóm lại,
còn tồn tại mô hình "nhà nước công nông", dù dưới trạng thái này hay
trạng thái khác, nhà cầm quyền CSVN vẫn loay hoay bế tắc trước thực trạng hàng
ngàn cán bộ - công chức bỏ việc và có lẽ họ vẫn duy trì tư thế như ông Trần Anh
Tuấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã khẳng định ""anh ra thì lại
có chị vào".
Còn người
Việt Nam sẽ xoay sở ra sao với bộ máy cai trị hiện nay? Cứ từ từ, bởi
"không mợ thì chợ cũng đông". Thật ngao ngán...
_____________________
[1] https://tuoitre.vn/giu-nhan-tai-cho-khu-vuc-nha-nuoc-20221003082035161.htm
[2] https://vietnamnet.vn/gan-40-000-cong-chuc-vien-chuc-thoi-viec-anh-ra-th...
[3] https://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=21958
[4] https://baohanam.com.vn/ho-so-tu-lieu/ban-hien-phap-lich-suacua-nha-nuoc...
[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_Trung_Qu%E1%BB%91c_%E2%80%...
[6] https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-51211733
[7] https://vietnamnet.vn/ong-le-nguyen-minh-quang-da-duoc-cho-thoi-viec-549...
No comments:
Post a Comment