NỘI DUNG :
Nga
sẽ triển khai 9.000 binh sĩ và 170 xe tăng tại Belarus
Minh Anh - RFI
.
Cảnh báo của tình báo Đức
về Nga 'bị các chính khách bỏ ngoài tai nhiều năm qua'
BBC Tiếng Việt
Chiến
tranh Ukraina : Lần đầu tiên, Liên Hiệp Châu Âu dồn lực ủng hộ một nước
Thu Hằng
- RFI
==================================================
.
.
Nga sẽ triển khai 9.000 binh
sĩ và 170 xe tăng tại Belarus
Minh
Anh - RFI
Thứ
Hai, 17/10/2022, bộ Quốc Phòng Belarus thông báo Nga sẽ triển khai đến 9.000
binh sĩ và khoảng 170 xe tăng tại Belarus để thành lập một lực lượng quân sự
chung giữa hai nước.
AFP
trích dẫn giải thích của bộ trưởng Quốc Phòng Valéri Revenko cho biết thêm là
trong khuôn khổ chương trình hợp tác quân sự quốc tế này, Nga sẽ còn gởi đến
200 xe bọc thép và 100 loại vũ khí và đạn cối trên 100 ly. Các đơn vị Nga này sẽ
được bố trí tại « bốn trại huấn luyện ở miền đông và trung Belarus »,
tham gia các khóa đào tạo « bắn súng và bắn tên lửa phòng không. »
Chính quyền
Belarus khẳng định lực lượng mới này chỉ nhằm phòng thủ, bảo vệ các đường biên
giới trước mối đe dọa đến từ Ukraina. Tổng thống Belarus Alexandre Lukachenko
tuần rồi cáo buộc Ba Lan, Litva và Ukraina chuẩn bị các hành động tấn công
« khủng bố » và kích động « nổi dậy » tại Belarus, khi
thông báo việc triển khai nhóm quân nhân khu vực. Thông báo của Belarus đưa ra
vào thời điểm quân Nga vấp phải nhiều thất bại trên chiến trường.
Mùa hè vừa
qua, Nga cam kết « trong những tháng sắp tới » sẽ cung cấp cho
Belarus các loại tên lửa Iskander M, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và hiện
đại hóa không quân Belarus.
Nếu
như Belarus chưa gởi binh sĩ tham chiến tại Ukraina, nước này đã cho phép Nga sử
dụng lãnh thổ như là hậu cứ. Theo Kiev, các cuộc bắn tên lửa nhắm vào Ukraina đều
xuất phát từ Belarus. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, tố cáo Nga đang
« lôi kéo Belarus vào cuộc chiến ».
Cũng liên
quan đến Nga, AFP hôm nay cho biết, một chiếc máy bay quân sự Su-34 đã bị tai nạn
tại thành phố Ieisk, gần Ukraina, khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ
em và 19 người khác bị thương. Vụ máy bay rơi tối hôm qua đã làm một tòa nhà
chín tầng, nơi cư trú của khoảng 600 người dân, bốc cháy.
Theo bộ
Quốc Phòng Nga, đây là một chuyến bay tập huấn. Tai nạn xảy ra là do vấn đề kỹ
thuật, « một trong số các động cơ đã bốc cháy khi cất cánh ».
-------------------------------
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
TT
Zelensky kêu gọi quốc tế giám sát tình hình tại biên giới Ukraina-Belarus
Tổng
thống Alexandre Loukachenko có thực sự muốn Belarus tham chiến tại Ukraina ?
================================================
.
.
Cảnh báo của tình báo Đức về Nga 'bị các chính khách bỏ ngoài tai nhiều năm qua'
BBC Tiếng Việt
18 tháng
10 năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn30z5j5l12o
Người
đứng đầu Cục Tình báo Liên bang Đức (BND), Bruno Kahl nói tại Quốc
hội nước này rằng cơ quan của ông đã “cảnh báo liên tục về nguy cơ
Nga xâm lăng Ukraine”.
Thế
nhưng, các lời cảnh báo bị chính phủ Đức “bỏ qua trong nhiều năm” và
cho rằng đó chỉ là thông tin “gây hoang mang”, ông Bruno Kahl nói tại
một cuộc điều trần ở Bundestag (Nghị viện Liên bang) hôm 17/10/2022.
Theo ông
Kahl, Tổng thống Vladimir Putin không chỉ nhắm vào Ukraine mà đã “tuyên
chiến với toàn bộ phương Tây”.
Đánh giá
của ông là sang năm 2023, cuộc chiến của Putin ở Ukraine sẽ còn tiếp
tục, vì “không bên nào chịu nhượng bộ lãnh thổ”, theo trang Deutsche
Welle (DW) tường thuật từ Berlin.
Cách
hành xử của Putin là dùng bạo lực, như ông ta đã làm ở Chechnya, Georgia
(Gruzia), Syria, Crimea và vùng Donbass - cho đến khi nào đạt mục tiêu
chính trị, Bruno Kahl nói với các nghị sĩ Đức.
“Trong
hàng chục năm qua, những lời cảnh báo từ ngành tình báo đã bị
chính giới bỏ ngoài tai. Họ coi thường và thậm chí còn hạ thấp
những đe dọa có thực...” ông Bruno Kahl nói về thái độ “cầu hòa” của
các chính trị gia Đức.
Theo ông,
cuộc chiến ở Ukraine cho thấy Đức “cần có các cơ quan an ninh”, và
một đe dọa khác đang đến từ “nước Trung Quốc độc đoán”.
Cũng tại
cuộc điều trần ở Bundestag, bà Martina
Rosenberg, giám đốc Cục Phản gián Đức, cho rằng bên cạnh hoạt
động tình báo của Nga thì Trung Quốc đã tung ra những chiến dịch tăng
cao nhắm vào Quân đội Đức (Bundeswehr).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/97b7/live/fc4923e0-4e2d-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Chủ
tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đức, bà Marie Agnes Strack-Zimmerman thừa nhận cuộc chiến ở
Ukraine "đã khiến chúng tôi, người Đức bừng tỉnh".
Nước Đức mỗi người một ý?
Năm nay,
lần đầu tiên buổi tường trình của các lãnh đạo tình báo và phản
gián Đức được thực hiện công khai, khác với thông lệ là họ chỉ họp
kín, theo DW.
Truyền thông quốc tế và Đức ghi nhận sự khác biệt trong cách nhìn nước Nga thời Putin của các cơ quan tình báo, của quân đội, các đảng phái và giới công nghiệp Đức.
Ngay
trong quân đội Đức, từng có tướng lĩnh cao cấp nói Putin "chỉ muốn được
tôn trọng chứ không hề muốn xâm lăng Ukraine".
Hồi
đầu năm nay, đô đốc
Kay-Achim Schönbach phải từ chức tư lệnh Hải quân Đức vì phát biểu rằng "nói Putin tấn công Ukraine là sai, Putin chỉ muốn được tôn trọng".
Ngay cả
sau khi cuộc xâm lăng của Nga đã xảy ra, và hàng triệu dân Đức
lên tiếng bảo vệ Ukraine, chính phủ nước này vẫn bị phê phán là "ngần ngại" trong việc chuyển vũ khí cho Ukraine.
Tháng
4 vừa qua, Chủ
tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đức, bà Marie Agnes
Strack-Zimmerman thừa nhận cuộc chiến ở Ukraine "đã khiến chúng
tôi, người Đức bừng tỉnh".
Bà cam
kết sẽ thúc đẩy chính phủ tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.
===========================================
.
Giám
đốc an ninh mạng của Đức bị sa thải sau tin có quan hệ khả dĩ với Nga
19/10/2022
Bộ Nội vụ Đức hôm 18/10 sa thải giám đốc
an ninh mạng của Đức và mở cuộc điều tra về hành vi của ông này sau khi báo chí
phanh phui ông có thể đã liên lạc với giới an ninh Nga thông qua một công ty tư
vấn do ông đồng sáng lập.
https://gdb.voanews.com/03990000-0aff-0242-db32-08daaacd35f7_w650_r1_s.jpg
Giám đốc an ninh mạng của Đức Arne Schoenbohm bị sa thải sau tin có quan hệ khả dĩ
với Nga.
Ông Arne
Schoenbohm mấy tuần gần đây bị chú ý sau khi một chương trình truyền hình nêu bật
mối quan hệ của ông với một công ty tư vấn an ninh mạng được xem là một thành
viên, một chi nhánh ở Đức của một công ty Nga do một cựu nhân viên KGB thành lập.
Schoenbohm
đồng sáng lập Hội đồng An ninh Mạng Đức để tư vấn cho các công ty và chính quyền
về các vấn đề an ninh mạng vào năm 2012 trước khi được bổ nhiệm làm người đứng
đầu BSI, cơ quan an ninh thông tin liên bang Đức, bởi Bộ trưởng Nội vụ lúc bấy
giờ là Thomas de Maiziere, một người bảo thủ.
Người phát
ngôn của Bộ Nội vụ cho biết ông Schoenbohm đã bị cách chức vì các cáo buộc làm
tổn hại vĩnh viễn niềm tin của công chúng đối với tính trung lập và không thiên
vị của ông với tư cách là chủ tịch cơ quan an ninh mạng quan trọng nhất của Đức.
Ông
Schoenbohm nói bản thân ông đã yêu cầu Bộ mở một cuộc điều tra.
“Tôi vẫn
chưa rõ Bộ đã kiểm tra những gì và những cáo buộc cụ thể chống lại tôi là gì”,
ông nói.
Ông nói với
Reuters rằng ông không còn hoạt động trong hội đồng và chỉ có bài phát biểu
quan trọng tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập vào tháng 9 như một ngoại lệ sau khi
được Bộ Nội vụ bật đèn xanh.
Nhà lập
pháp Konstantin von Notz, người đứng đầu ủy ban quốc hội giám sát các cơ quan
tình báo Đức, kêu gọi Bộ công bố rõ ràng các cáo buộc chống lại ông Schoenbohm.
Ông nói với
tờ Handelsblatt: “Chúng tôi cần sự rõ ràng về việc có hay không hoạt động gián
điệp của Nga xung quanh BSI. Chúng tôi không thể cho phép tính toàn vẹn của cơ
quan này bị tổn hại thêm.”
=============================================
.
Chiến
tranh Ukraina : Lần đầu tiên, Liên Hiệp Châu Âu dồn lực ủng hộ một nước
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 18/10/2022 - 14:36
Kể từ
khi Nga xâm lược Ukraina ngày 24/02, Liên Hiệp Châu Âu viện trợ cho chính quyền
Kiev 3 tỉ euro với khoản viện trợ mới nhất 500 triệu euro được công bố hôm
17/10. Cùng lúc, ngoại trưởng 27 nước cũng phê chuẩn chương trình huấn luyện
cho quân đội Ukraina, được gọi là « EUMAM Ukraine ».
Đây
là « lần đầu tiên », Liên Hiệp Châu Âu hợp lực hỗ trợ
Ukraina, theo nhận định của một nhà ngoại giao ở Bruxelles, « chưa
bao giờ chúng ta có một chiến dịch ở quy mô như vậy ». Chương trình dự
kiến kéo dài 2 năm, tập trung huấn luyện khoảng 15.000 quân nhân Ukraina trên
lãnh thổ các nước thành viên muốn tham gia và được điều phối từ Bruxelles. Cụ
thể, 12.000 quân Ukraina sẽ được « huấn luyện cơ bản » và
khoảng 2.800 người « được huấn luyện chuyên môn », theo
yêu cầu của chính quyền Kiev, như dò phá mìn, pháo binh, điều khiển
radar…
Chương trình huấn luyện lớn nhất ngoài lãnh
thổ Ukraina
Theo người
đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell, « EUMAM Ukraine là chương trình huấn luyện
lớn mạnh nhất bên ngoài lãnh thổ Ukraina ». Trước mắt, có ba nước tiếp
nhận quân nhân Ukraina là Ba Lan, do
có vị trí chiến lược, là « cửa ngõ ra vào Liên Âu », tiếp
theo là Đức và Pháp, hai nhà viện trợ
vũ khí lớn cho Kiev. Quân nhân Ukraina sẽ được huấn luyện sử dụng pháo Caesar
và hệ thống phòng không Crotale được Paris viện trợ và xe bọc thép Marder do
Berlin gửi. Chương trình này bổ trợ cho các khóa huấn luyện của Mỹ và Anh.
Trên thực
tế, nhiều nước châu Âu đã tổ chức huấn luyện cho quân đội Ukraina nhưng lần đầu
tiên, chương trình được quy hoạch ở cấp Liên Hiệp Châu Âu. Kinh phí dự trù cho
giai đoạn đầu là 50 đến 60 triệu euro, được trích từ Quỹ Hòa bình châu Âu
(Facilité européenne pour la paix, FEP). Quỹ này nằm ngoài ngân sách chung của
khối và được các nước thành viên tài trợ, vì Liên Hiệp Châu Âu không trực tiếp
tài trợ mua vũ khí.
Khối 27 nước
cũng nhất trí đóng góp thêm 500 triệu euro vào FEP, trong đó 490 triệu euro sẽ
được dành mua vũ khí sát thương, bảo trì vũ khí đã được cung cấp cho Ukraina và
10 triệu được dành cho thiết bị khác như đồ bảo hộ, dụng cụ y tế, nhiên liệu…
theo trang Sudinfo của Bỉ ngày 18/10. Như vậy, kể từ khi Nga tấn công Ukraina,
Liên Hiệp Châu Âu đã viện trợ Kiev tổng cộng 3 tỉ euro.
Trước đó,
Liên minh Bắc Đại Tây Dương - NATO, trong đó có nhiều thành viên thuộc Liên Hiệp
Châu Âu , muốn xây dựng một hệ thống phòng không chung cho Ukraina, gồm những
thiết bị theo tiêu chuẩn của NATO và tương thích với hệ thống được sử dụng ở
Ukraina. Theo giải thích ngày 12/10 của tướng Mark Milley, ba hệ thống phòng
không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa sẽ giúp quân đội Ukraina bảo vệ những mục
tiêu chiến lược, như những thành phố lớn, cơ sở hạ tầng trọng yếu, trung tâm
hành chính, chống lại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo hoặc drone được Nga
liên tục sử dụng trong thời gian gần đây.
Như vậy, sắp
tới, Kiev sẽ nhận được hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ, hệ thống địa đối
không Hawk tầm trung của Tây Ban Nha. Đức đã giao hệ thống Iris-T đời mới nhất.
Còn tổng thống Pháp hứa giao « radar, hệ thống tên lửa và nhiều
tên lửa », nhưng không nêu chi tiết. Tuy nhiên, theo một quan chức
quân sự Mỹ, được AFP trích dẫn, có thể là hệ thống SAMP/T còn được gọi là
« Mamba » do Ý và Pháp sản xuất.
Thể hiện cam kết với Ukraina
Sáng kiến
huấn luyện quân Ukraina trên lãnh thổ của Liên Hiệp Châu Âu được ông Pascal
Boniface, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), đánh giá với
trang France 24, « là một thông điệp gửi đến chính phủ Ukraina, vẫn
thường chỉ trích châu Âu làm chưa đủ ».
Thực ra,
chương trình huấn luyện này đã được Bruxelles lên kế hoạch trước khi Nga xâm
chiếm Ukraina và bị hoãn vì chiến tranh. Vẫn theo ông Pascal Boniface, « chương
trình mới này sẽ không thay đổi sâu sắc cán cân, gây lo ngại nguy cơ phát động
chiến tranh thế giới thứ ba » vì « NATO vẫn đào tạo
quân đội Ukraina từ năm 2014 ».
Và như để
trấn an, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu, khi trả lời phỏng vấn báo
Le Parisien ngày 15/10, khẳng định khoảng 2.000 quân nhân Ukraina được huấn luyện
trên lãnh thổ Pháp chỉ nhằm mục đích « giúp đỡ một nước đang có
chiến tranh » và Pháp không phải là « một bên tham
chiến ».
===============================================
.
.
ĐGM Kyiv than thở : Putin quá tàn bạo. Sát nhân hàng loạt, ra
tòa mặt lạnh như tiền
Oct 17,
2022
https://www.youtube.com/watch?v=Zf4HCaRYb7s
Đức Cha
Vtaliy Krivitskiy, Giám Mục thủ đô Kiev than thở về sự tàn bạo của người Nga
No comments:
Post a Comment