Monday, 10 October 2022

MỸ và CÁC ĐỒNG MIINH LIỆU CÓ HẾT LÒNG VIỆN TRỢ UKRAINE? (Lê Tây Sơn / Saigon Nhỏ)

 



Mỹ và các đồng minh liệu có hết lòng viện trợ Ukraine?

Lê Tây Sơn  -  Saigon Nhỏ
10 tháng 10, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/my-va-cac-dong-minh-lieu-co-het-long-vien-tro-ukraine/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/GettyImages-123206113.jpg

Tăng M1A2 Abrams của Mỹ (ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images)

 

Chuỗi không kích mới nhằm vào các thành phố như Kyiv, Kharkiv, Lyviv và các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine vào ngày Thứ Hai đã làm sống lại những lời kêu gọi lập đi lập lại của chính phủ Ukraine là các đồng minh hãy chuyển ngay cho họ những hệ thống phòng không, chống tên lửa và vũ khí tầm xa hiện đại hơn, đủ sức phá vỡ trận địa không kích từ trên không và từ xa của Nga.

 

Cú huých cuối cùng để chuyển giao nhanh hơn

 

Đợt tấn công bừa bãi mới của Nga không phân biệt dân thường được xem là khởi đầu bước leo thang nguy hiểm của chế độ Putin, gây áp lực lên Hoa Kỳ và đồng minh châu Âu, những người chỉ miễn cưỡng cung cấp cho Ukraine công nghệ quân sự tương đối mới và… dừng ở đó! 

 

Nhằm tránh xung đột quân sự trực tiếp với Nga, các đồng minh phương Tây rất chần chừ trong việc cung cấp cho quân đội Ukraine các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất, và lập trường này vẫn không thay đổi ngay cả khi Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố cuộc chiến của họ không chỉ với Ukraine mà với cả Hoa Kỳ và NATO. 

 

Trong vòng vài giờ sau các cuộc tấn công bằng tên lửa và từ trên không, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gọi điện khẩn cấp cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz để thảo luận về việc đẩy nhanh việc cung cấp các vũ khí phòng không và các viện trợ quân sự khác như đã hứa. Zelensky cho biết ông sẽ có một cuộc họp khẩn cấp của nhóm bảy quốc gia công nghiệp G7 phát triển vào ngày 11 Tháng Mười. 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/Kyiv-GettyImages-1-1280x853.jpg

Tại cuộc triển lãm xe tăng và thiết bị quân sự bên cạnh Tu viện Thánh Michael’s Golden-Domed ở Kyiv, Ukraine, nơi đang trưng bày các chiến lợi phẩm từ quân đội Nga.(ảnh: Ed Ram / Getty Images)

 

Trong bối cảnh ngoại giao căng thẳng, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục đe dọa các cuộc tấn công bổ sung. “Phản ứng tốt nhất đối với loại khủng bố từ xa và trên cao của Nga là cung cấp các hệ thống phòng không và tên lửa mạnh hơn để Ukraine bảo vệ bầu trời, bảo vệ các thành phố, người dân và bảo vệ tương lai của châu Âu” – Ngày 9 Tháng Mười, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov viết trên Twitter. 

 

The Washington Post cho biết, dự báo sẽ bị Nga tấn công trên không và tên lửa, các quan chức hàng đầu của Ukraine từ lâu đã nài nỉ các đồng minh cần tăng cường khả năng phòng không cho đất nước họ. Ngày 9 Tháng Mười, sau cuộc tấn công của Nga vào dân thường thành phố Zaporizhzhia, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã viết trên Twitter: “Chúng tôi cần khẩn cấp các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện đại hơn để cứu sinh mạng người dân vô tội. Tôi kêu gọi các đối tác đẩy nhanh việc giao hàng”. 

 

Mykhailo Podolyak, Cố vấn Tổng thống Zelensky cũng viết trên Twitter: “Không phải ngôn từ, thứ chúng tôi cần nhất là thêm vũ khí phòng không, MLRS và đạn tầm xa” (đề cập đến các hệ thống tên lửa phóng loạt). Quân đội Ukraine cho biết trong cuộc tấn công bừa bãi mới của Nga, hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ 43 trong số 83 tên lửa được phóng vào nước này. 

 

Ông Mikk Marran, Giám đốc cơ quan tình báo Estonia kêu gọi các nước phương Tây chú ý đến các lời kêu gọi và cân nhắc gửi vũ khí tầm xa hơn tới Ukraine. Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo News ngày Chủ Nhật: “Chúng ta có lợi ích riêng trong việc mang lại cho Ukraine những gì họ yêu cầu”. 

 

 

Chiến thuật “câu giờ” đã chấm dứt?

 

Nhưng sự chuyển giao cả những cái đã hứa vẫn như rùa bò. Ngày Thứ Hai, Bộ Quốc phòng Đức cho biết chiếc đầu tiên trong bốn hệ thống phòng không IRIS-T Đức hứa với Ukraine sẽ đến trong…“vài ngày tới”. 

 

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức đang làm “mọi thứ chúng tôi có thể” để nhanh chóng tăng cường sức mạnh cho Ukraine. “Cư dân Kyiv sợ hãi cái chết khi tham gia giao thông buổi sáng. Có một hố sâu nằm ngay bên cạnh sân chơi. Thật hèn hạ và không thể biện minh khi Putin bắn tên lửa vào các thành phố và dân thường” – bà viết trên Twitter. 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/Cuoc-chien-cua-Putin-GettyImages-3-1280x853.jpg

Mọi người nhìn xác một thiết bị quân sự Nga được trưng bày tại Quảng trường Market (Rynok) ngày 14 Tháng Tám 2022 ở Lviv, Ukraine. Cuộc triển lãm tại Lviv về những chiếc xe tăng và các phương tiện bọc thép khác của Nga bị cháy rụi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về cuộc chiến đang hoành hành trên khắp đất nước. (ảnh: Oleksii Samsonov / Global Images Ukraine qua Getty Images)

 

Trong cuộc điện đàm với Zelensky, Macron cam kết tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng ngày càng có nhiều câu hỏi về mức độ và tốc độ mà người Pháp thực hiện theo lời hứa. Bảng xếp hạng gần đây của Viện Kinh tế Thế giới Kiel kết luận Pháp là nước chi ít vũ khí đã hứa cho Ukraine so với các quốc gia châu Âu nhỏ hơn nhiều như Estonia và Cộng hòa Czech. 

 

Một nhà bình luận nhận xét: “Nhìn chung, Pháp được xếp hạng là nhà cung cấp viện trợ quân sự Ukraine lớn thứ 11 trên toàn cầu vào Tháng Tám, vị trí nhục nhã đối với một quốc gia tự coi mình là cường quốc quân sự hàng đầu EU”. 

 

Ukraine quan tâm đến các hệ thống phòng không mà quân đội Pháp sử dụng, bao gồm cả hệ thống SAMP/T. Tờ Le Monde đưa tin một lý do khiến Pháp do dự là Pháp có lượng pin dự trữ cần thiết rất hạn chế. Các quan chức chính phủ Pháp cũng bảo vệ mức độ hỗ trợ của họ, với lý do “chính đáng” và khẳng định không bao giờ tiết lộ tất cả các nguồn cung cấp của Pháp. Họ cũng biện minh việc giao hàng chậm, gồm cả 18 khẩu pháo tự hành CAESAR có độ chính xác cao. Pháp cho biết đang đàm phán để chuyển hướng các khẩu pháo CAESAR được Đan Mạch đặt hàng trước sang Ukraine. 

 

Tuy nhiên, mới đây, những lời chỉ trích Pháp tụt hậu so với các đồng minh nhỏ hơn trong việc hỗ trợ Ukraine có vẻ đã tác động đến Điện Élysée. Khi Macron gặp gỡ các lãnh đạo EU ở Praha ngày Thứ Sáu tuần trước, ông tuyên bố thành lập một quỹ trị giá 100 triệu euro ($97 triệu) để Ukraine tự mua thiết bị quân sự. Quỹ này nằm ngoài khoảng $230 triệu mà Pháp cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng kém xa so với hơn $17 tỷ chính quyền Biden đã gửi cho Ukraine kể từ Tháng Hai. 

 

Cuối Tháng Chín, sau nhiều tháng do dự trước thỉnh cầu của Ukraine, Ngũ Giác Đài thông báo sẽ cung cấp hai hệ thống phòng không tiên tiến, được gọi là National Advanced Surface-to-Air Missile System (NASAMS. Nhưng phải chờ hai tháng nữa. 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats