Lão
hóa dân số có thể gây tác hại đến phát triển kinh tế của Việt Nam
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 17/10/2022 - 12:43
Ngày
16/09/2022, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Ảnh
hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế". Đây là một vấn đề
ngày càng gây quan ngại ở Việt Nam, bởi vì tốc độ lão hóa quá nhanh của dân số
Việt Nam có thể gây tác hại đến nền kinh tế.
https://s.rfi.fr/media/display/438ad0cc-34cb-11ed-821b-005056a97e36/w:1024/p:16x9/AP0507070605.webp
Ảnh
minh họa: Người già chờ được khám mắt tại xã Hiệp Hòa, tỉnh Thái Bình, Việt
Nam, ngày 06/07/2005. AP - RICHARD VOGEL STF
Việt Nam
được xem là một trong các quốc gia có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Theo thống kê của văn phòng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc ( UNFPA ) tại Việt Nam,
những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm
2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ
dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
Theo chiều
hướng đó, Tổng cục Thống kê Việt Nam dự báo, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt
15% tổng dân số vào năm 2039. Đây sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ “dân số
vàng” ở Việt Nam.
Theo
UNFPA, sự thay đổi này ở Việt Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi
thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh sụt giảm trong những thập
kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ
già hóa dân số.
Ngoài việc
đặt ra các vấn đề mặt y tế, xã hội, có nguy cơ là tình trạng lão hóa dân số gây
tác hại cho nền kinh tế Việt Nam, hay đúng hơn là tác hại cho các lợi thế của
Việt Nam về lao động.
Trả lời RFI Việt ngữ, bà Naomi
Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc ( UNFPA ) ở Việt Nam, ghi
nhận:
“ Hiện
giờ Việt Nam vẫn có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử của nước này, số
người trẻ tuổi vẫn còn rất nhiều. Nói chung là “cửa sổ dân số” vẫn còn mở, theo
dự đoán sẽ còn mở cho đến năm 2039.
Số người
trong độ tuổi lao động vẫn sẽ còn tăng cho đến năm 2034, nhưng theo dự đoán thì
kể từ năm 2035 sẽ bắt đầu giảm. Lúc đó sẽ chỉ còn chưa tới 2 người trong độ tuổi
lao động để “nuôi” một người lớn tuổi, phải sống dựa vào người khác, so với hiện
nay là vẫn còn 4 người trong độ tuổi lao động nuôi một người già. Như vậy là tỷ
lệ người sống phụ thuộc sẽ tăng mãi. Và điều này sẽ có ảnh hưởng đến lực lượng
lao động”.
Vào cuối
tháng 8 vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã công bố một nghiên
cứu cho thấy, do ảnh hưởng của già hóa dân số và chi phí lao động tăng, Việt
Nam sẽ sớm mất lợi thế về lao động giá rẻ. Nghiên cứu mang tên "Thực
trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam" do JICA thực hiện từ
tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, thông qua phỏng vấn và khảo sát diện rộng hơn
1.000 tổ chức khu vực công và tư.
Nghiên cứu
cho rằng, cho dù bị ảnh hưởng của đại dịch, hay cho dù có những thay đổi về cơ
cấu kinh tế, nguồn cung lao động của Việt Nam sẽ vẫn ổn định trong ngắn hạn và
trung hạn. Năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam vẫn còn là
74,4%, cao đáng kể so với tỷ lệ 60,5% của thế giới và tỷ lệ 67,2% của vùng Đông
Nam Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, về lâu dài, nguồn dự trữ lao động sẽ ngày
càng giảm đi. Vào năm 2015, Việt Nam còn ở trong "thời kỳ dân số
vàng", với 70% dân số ở độ tuổi từ 15 đến 64, tức là trong độ tuổi lao động
hợp pháp. Nhưng dân số Việt Nam sẽ già đi "cực kỳ nhanh" vào năm
2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số lao động đó
sẽ trên 60 tuổi.
Theo JICA,
xu hướng già hóa dân số nhanh chóng như vậy sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại
đáng kể và làm tăng khả năng thiếu lao động. Lực lượng lao động càng giảm đi
thì hậu quả tất yếu là tiền lương lao động sẽ tăng lên. Cho nên, nghiên cứu của
JICA kết luận: "Việt Nam sẽ mất lợi thế về lao động giá rẻ trong các
ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và sử dụng nhiều lao động".
Theo JICA,
một trong những giải pháp cho tình trạng này là tăng năng suất lao động. Nhưng
quá trình cải thiện năng suất lao động ở Việt Nam không dễ dàng. Thứ nhất, chuyển
dịch lao động kém năng suất từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
đã là yếu tố chính góp phần vào tăng trưởng năng suất ở Việt Nam trong 20 năm
qua. Tuy nhiên, đóng góp vào tăng trưởng năng suất từ quá trình chuyển đổi này
đã gần như đã cạn kiệt.
Thứ hai là
quy mô doanh nghiệp: Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh
nghiệp hộ gia đình có quy mô nhỏ và rất nhỏ, thiếu phương tiện kinh tế đáng kể
để đầu tư và cải tiến công nghệ, thiết bị, tổ chức hoặc sản xuất.
Thứ ba là
kỹ năng của người lao động. Trình độ học vấn thấp là một trong những yếu tố khiến
Việt Nam gần đây được xác định là một trong những nước có năng suất lao động thấp
nhất khu vực. Cho nên, nghiên cứu của JICA khuyến nghị: "Việt Nam cần cải
thiện công tác giáo dục và đào tạo cho lực lượng lao động vì mục tiêu tăng năng
suất lao động, để từ đó tăng khả năng của đất nước cạnh tranh, hội nhập toàn cầu".
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà
Naomi Kitahara, thì cho rằng một trong những giải pháp để kềm chế tốc độ lão
hóa dân số là khuyến khích sinh đẻ:
“Thứ nhất,
tỷ lệ sinh con ở hiện là 2 con/phụ nữ. Tỷ lệ này là lý tưởng vào thời gian mà
Việt Nam còn là một quốc gia nghèo, còn là một quốc gia có thu nhập thấp. Nhưng
trong một thập niên, Việt Nam đã đạt rất nhiều thành công về phát triển kinh tế
xã hội và nay đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Cho nên, chúng tôi
khuyên chính phủ Việt Nam nên điều chỉnh chính sách dân số theo hướng để cho
các gia đình được tự do, đúng theo các nguyên tắc của Hội nghị quốc tế về dân số
và phát triển, tức là các cặp vợ chồng được quyết định một cách tự do và có
trách nhiệm về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh.
Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam tạo điều kiện cho hướng điều chỉnh đó để đáp ứng
những yêu cầu về lực lượng lao động.
Nhưng một
điều cũng rất quan trọng đó là Việt Nam phải có những đầu tư đúng đắn vào giới
trẻ, nhất là về mặt y tế và giáo dục, bao gồm cả sức khỏe sinh lý và giáo dục
sinh sản, cũng như giáo dục giới tính và tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng
sống.
Đồng thời,
đối với người lớn tuổi, chúng ta phải xem họ như là một yếu tố của phát triển,
chứ không phải là một gánh nặng của xã hội, vì ngày nay người già đa số vẫn còn
khỏe mạnh, vẫn còn khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc. Theo một điều tra
năm 2019, 42,8% số người già vẫn còn có khả năng làm việc để có thu nhập ở Việt
Nam, nhất là những người già nhưng chưa lớn tuổi lắm. Cho nên, phải tính đến
nguồn lực này trong đội ngũ lao động ở Việt Nam.”
Theo bà Naomi Kitahara, như vậy Việt
Nam phải tạo môi trường thuận lợi để những người lớn tuổi còn đủ sức lao động
có thể tiếp tục làm việc:
“Điều rất
quan trọng là tạo một môi trường thuận lợi cho người lớn tuổi có thể tiếp tục
làm việc và tiếp thu những kỹ năng mới qua một quá trình học suốt đời. Chúng ta
không chỉ tạo công ăn việc làm cho người già còn phải tạo một môi trường thích
hợp để người lớn tuổi có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Đa số
những người lớn tuổi muốn tiếp tục làm việc nhưng họ lại gặp những vấn đề về sức
khỏe, cho nên phải có những giải pháp thích hợp để người già ở Việt Nam
không còn phải “chiến đấu” với những vấn đề về sức khỏe đó khi trở thành
người già. Những người trẻ tuổi ở Việt Nam phải được chuẩn bị tốt cho cuộc sống
tuổi già. Cách tiếp cận già hóa dân số đó chúng tôi gọi là cách tiếp cận theo
vòng đời ( life-cycle ).
Chính
phủ cũng phải tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội cho người già để giảm
thiểu tối đa các tác động của tuổi già. Hệ thống an sinh xã hội này phải tạo ra
một “tấm đệm” để người già có thể chống đỡ với mọi cú sốc. Đó là một yếu tố rất
quan trọng góp phần giúp Việt Nam đạt những mục tiêu phát triển cho năm 2030.”
No comments:
Post a Comment