Tuesday 18 October 2022

KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT SCB : LỘT TRẦN CHẾ ĐỘ TUYÊN TRUYỀN DỐI TRÁ! (Gió Bấc)

 



Kiểm soát đặc biệt SCB: Lột trần chế độ tuyên truyền dối trá!

Gió Bấc

Thứ Hai, 10/17/2022 - 00:04 — Gió Bấc

https://www.rfavietnam.com/node/7374

 

Ngay khi đại án Vạn Thịnh Phát mở màn SCB bị dân ồ ạt rút tiền, một chiến dịch truyền thông rầm rộ ba mũi giáp công đã được tung ra để lừa gạt trấn áp người dân. Chỉ sau 1 tuần, Ngân hàng nhà nước phải tăng liều thuốc nặng đô, kiểm soát đặc biệt với ngân hàng SCB. Theo các thầy thuốc rắn đó là “hườn thuốc tổ” nếu không dứt nọc thì con bệnh sẽ băng hà! Nhưng trước hết, áp dụng Kiểm Soát Đăc Biệt SCB, nhà nước nhà nước nhà sản đã tự vả vào mồm chiến dịch tuyên truyền láo khoét của họ

 

Đồng thời với việc khai đao khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có ai đó đã tung ra chiến dịch giải cứu truyền thông hoành tráng cho SCB một cách nhịp nhàng. Chừng như người ta đã biết trước bắt bà Trương Mỹ Lan sẽ dẫn đến sụp đổ SCB nên tung ra ba mũi giáp công để giải cứu truyền thông cho SCB đó là xóa bỏ những thông tin về mối quan hệ SCB và Vạn Thịnh Phát, trấn áp, bắt bớ những nguồn tin không đúng ý theo mong muốn của nhà cầm quyền, tung thông tin giả, lời trấn an hứa hẹn để xỏ mũi người dân

 

Xóa dấu vết thâm tình SCB - Vạn Thịnh Phát!

 

Ngay trong ngày bà Trương Mỹ Lan được công bố là bị bắt, vụ án được khởi tố, báo chí đồng loạt dẫn lời ông Phó Tổng Giám Đốc SCB khẳng định. Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB. Báo chí đồng loạt lờ đi sự thật là bà vợ ông Thành là thành viên HĐQT Vạn Thịnh Phát.

 

Sự thiếu ngay thật, bưng bít, giả dối của ai đó còn lộ rõ hơn nửa trong việc cố tình công bố thông tin bị can Nguyễn Phương Hồng cùng bị khởi tố với bà Lan gọn lỏn là trợ lý Vạn Thịnh Phát mà không biết là trợ lý cho ai. Đây là sự cố ý đánh tráo chức danh thật sự của bà Nguyễn Phương Hồng nhằm cắt đứt mối dây liên hệ giữa SCB và Vạn Thịnh Phát

Tuy nhiên có tờ báo đã phát hiện, ngay sau khi Nguyễn Tiến Thành chết đúng quy trình, trên trang web của SCB phần thông tin giới thiệu về cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị vẫn còn ghi nhận bà Nguyễn Phương Hồng là một trong 3 HĐQT của SCB. (xem ảnh)

 

 

 

 Chi tiết hơn trang này còn ghi bà Nguyễn Phương Hồng có hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại SCB như: Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc chi nhánh, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB. Sau khi bà Phương Hồng bị chết đúng quy trình trong trại giam thì thông tin trên website này bị xóa bỏ. Một số tờ báo như Economic.vn, cafef từng đăng thông tin này cũng rút bài. (xem ảnh)

 

 

 

Bấm like, thả tim cũng thành vi phạm!

 

Song song với ém nhẹm, bưng bít thông tin là việc trấn áp người dân nói khác ý với nhà nước, với công an ở mức độ chưa từng cóNgày 9/10, Bộ Công an thông tin, Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam đã triệu tập và làm việc với Nguyễn Kiên Quyết (sinh năm 1982, trú tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam). Qua sự việc này, Bộ Công an khuyến cáo “tất cả tổ chức, cá nhân nếu đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự đều sẽ bị xử lý”. (1)

 

Tương tự, ngày 11-10, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Công an quận 12 làm việc với bà N.T.M.H (sinh năm 1981, ngụ tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12) về hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân (có tên "M...M...") để đăng tải bài viết có nội dung kêu gọi người dân rút tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo “tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự; những ai vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.’ (2)

 

Nhà nước, báo chí, công an nói  là SCB không liên quan đến Vạn Thịnh Phát, ai nói trái ý đó sẽ bị chụp ngay là vi phạm. Nhưng trong lần này biên độ vi phạm còn mở rộng hơn, không chỉ người nói, viết mà cả những người chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận cũng bị xử lý. Đó là sự trấn áp chưa từng có quan chức, báo chí nói dối không ngượng mồm!

 

Đồng thời báo chí, truyền thông hô hào bơm hơi cho SCB, hứa hẹn an toàn tiền gửi tiết kiệm. Ngay các vị Thống đốc, Phó thống đốc Ngân Hàng Nhà nước cũng đã xắn tay, mở miệng khuyến cáo, động viên thậm chí còn giả vờ hăm dọa về hiện tượng không có thật là sự cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng. Tại cuộc họp báo chiều ngày 8-10, ông Võ Minh Tuấn Giám đốc NH Nhà nước TPHCM đã có chỉ đạo các NH phải cạnh tranh sòng phẳng, theo cơ chế thị trường, không được cạnh tranh thiếu bình đẳng, không đúng quy định.

 

Phó thống đốc NH Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho biết NH Nhà nước đã có công điện gửi các NH thương mại trên hệ thống chấn chỉnh tình trạng này. "NH Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm những trường hợp lôi kéo khách hàng của SCB sang gửi tiền ở NH khác" (3)

 

Giữa cơn bão người dân đổ xô rút tiền gửi SCB, báo chí lề phải đã đưa những thông tin lạc quan về SCB hết sức đáng nghi như “SCB huy động được 6.000 tỷ đồng tiền gửi trong ngày 12/10”. Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho hay, theo báo cáo nhanh của SCB, trong ngày 12/10, khách hàng gửi tiền trở lại ngân hàng này đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với ngày trước đó là hơn 1.600 tỷ đồng. (4)

 

Thậm chí báo Đầu Tư ngày 14-10 còn dũng cảm đưa tin hết sức hoang đường là “Tiền gửi SCB tăng lên 12.000 tỉ đồng chỉ trong một ngày” (ảnh), bị dư luận chỉ trích, chỉ vài giờ sau báo đã xóa tin này.

 

Nhưng một số trang mạng xã hội vẫn hiên ngang đăng thông tin này “Tiền gửi SCB tăng thêm 12,000 tỷ đồng trong ngày, NHNN cung cấp đường dây nóng” (5)

 

Kiểm soát đặc biệt, chính thức thừa nhận SCB nguy ngập!

 

Chiếc khăn mùi xoa không che được mặt trời, tấm ván mỏng dối trá không thể che được cơn lũ người dân mất của. Đúng một tuần sau ngày công bố khởi tố vụ án, cũng nhằm ngày thứ bảy, Ngân hàng nhà nước đã chính thức công bố quyết định quan trọng là Kiểm Soát Đặc Biệt SCB.

 

Báo Tuổi Trẻ là một trong số rất ít tờ báo đăng thông tin này "Để ổn định hoạt động của Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng". (6)

 

Theo quy định pháp luật thì quyết định này phải được công bố trên website Ngân Hàng Nhà Nước, SCB … nhưng rất tiếc đến đêm 15-10 vẫn chưa thấy thông tin trên các cổng thông tin này.

 

Vấn đề là kiểm soát đặc biệt là gì? Tại sao SCB phải được kiểm soát đặc biệt? Theo điều 146 Luật Tín dụng. ”Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán”.

 

Theo khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 có 04 trường hợp ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, bao gồm:

 

Trường hợp 1: Ngân hàng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 

Trường hợp 2: Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

 

Trường hợp 3: Ngân hàng không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục.

 

Trường hợp 4: Ngân hàng có xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. (7)

 

Như vậy, Ngân hàng nhà nước đã chính thức công nhận SCB là con bệnh hấp hối phải đưa lên bàn mổ. Những vị trong HĐQT, Ban Giám Đốc SCB mạnh dạn hứa hẹn mấy ngày qua giờ đã thay đổi vai trò và có rất nhiều cơ may chuyển hóa thành củi như Bầu Kiên, Trầm Bê, …

 

Tất cả cố gắng lừa dân, dối dân đã thất bại. Các quan chức, cơ quan truyền thông tự vả vào mặt của mình. Một lần nữa người dân tự phải nhắc mình về lòng tin với những cam kết hứa hẹn của quan chức xứ Đông Lào.

 

1-https://baophapluat.vn/danh-tinh-ke-tung-tin-that-thiet-khien-nguoi-dan-o-at-di-rut-tien-tai-ngan-hang-scb-post454486.htm

2-http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1044487/cong-an-thanh-pho-ho-chi-minh-xu-phat-ca-nhan-dang-tin-gay-anh-huong-xau-den-hoat-dong-ngan-hang

3-https://tuoitre.vn/xu-ly-viec-loi-keo-khach-hang-cua-scb-sang-gui-tien-o-ngan-hang-khac-20221009090343828.htm

4-https://baodautu.vn/scb-huy-dong-duoc-6000-ty-dong-tien-gui-trong-ngay-1...

5-https://vietstock.vn/2022/10/tien-gui-scb-tang-them-12000-ty-dong-trong-...

6-https://tuoitre.vn/kiem-soat-dac-biet-ngan-hang-scb-20221015175432938.htm

7-https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat...

 

 

Gió Bấc's blog





No comments:

Post a Comment

View My Stats