CÁC GIẢI NOBEL NĂM 2022 :
- GIẢI NOBEL HÓA HỌC ĐƯỢC TRAO CHO NHÓM NGHIÊN CỨU GIÚP PHÁT HIỆN CÁCH GẮN CÁC PHÂN TỬ VỚI
NHAU “GIỐNG NHƯ LEGO”
- Giải Nobel Văn học 2022 thuộc về nữ nhà văn người Pháp Annie Ernaux.
- Nobel Vật lý 2022: Vinh danh 3 nhà khoa học Pháp, Mỹ, Áo
- Nobel Y học 2022 vinh danh nhà khoa học khám phá về sự tiến hóa của con người
*********
GIẢI NOBEL HÓA HỌC ĐƯỢC TRAO CHO NHÓM NGHIÊN CỨU
GIÚP PHÁT HIỆN CÁCH GẮN CÁC PHÂN TỬ VỚI NHAU “GIỐNG NHƯ LEGO”
Giải Nobel hóa học vào hôm thứ Tư, 5 tháng 10,
vừa được trao cho công trình dẫn đến “một công cụ khéo léo để xây dựng các phân
tử”.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho
biết bà Carolyn R. Bertozzi, ông Morten Meldal và ông K. Barry
Sharpless đã trở thành những khôi nguyên Nobel vì có công sáng lập và phát
triển nghiên cứu phản ứng hóa học click và hóa học sinh-trực giao, “dẫn đến một
cuộc cách mạng trong cách tư duy của các nhà hóa học về việc liên kết các phân
tử với nhau”.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228876233277716&set=pcb.10228876242717952
Bà Carolyn R. Bertozzi
Theo CNN, ủy ban Nobel cho biết hóa học click
tạo điều kiện cho các phản ứng nhanh và đơn giản, nơi “các khối phân tử gắn kết
với nhau một cách nhanh chóng”. Nguyên tắc này có thể mang lại những lợi ích thực
tế trong việc phát triển dược phẩm và y học, bao gồm cả các phương pháp điều trị
ung thư có mục tiêu hơn.
Ban tổ chức giải Nobel cho biết ông Sharpless
và ông Meldal là những nhà khoa học tiên phong trong khái niệm này trước khi bà
Bertozzi “đưa hóa học click lên một tầm cao mới”, bằng cách phát triển các phản
ứng click hoạt động bên trong cơ thể sống (hoặc phản ứng sinh-trực giao).
Bà Angela Wilson, chủ tịch Hiệp hội Hóa học
Hoa Kỳ, vào hôm thứ Tư, 5 tháng 10, thông báo với CNN rằng hóa học click kết nối
hai phân tử với nhau “gần giống như hai mảnh lego”.
Khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại trong cuộc
họp báo của những người thắng giải, bà Bertozzi cho biết những tiến bộ này đang
được sử dụng “để khám phá những loại phân tử mới mà con người chưa từng biết nó
tồn tại”, nghĩa là các nhà khoa học đang “thực hiện phản ứng hóa học bên trong
bệnh nhân để làm cho thuốc di chuyển đến đúng vị trí”.
*********
Giải Nobel Văn học 2022 thuộc về nữ nhà văn người
Pháp Annie Ernaux.
Ngày 6-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy
Điển công bố giải thưởng Nobel Văn học năm 2022 thuộc về nữ nhà văn người Pháp
Annie Ernaux vì “với lòng can đảm và sự sắc sảo vốn có, bà đã khám phá ra gốc rễ,
những gián đoạn và những hạn chế chung của hồi ức cá nhân”.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228879203111960&set=pcb.10228876242717952
HÌNH: - Giải Nobel Văn học 2022 thuộc về nữ
nhà văn người Pháp Annie Ernaux. Ảnh: AFP
Bà có những tác phẩm nổi bật như “Getting
Lost” (Lạc lối), “Simple Passion” (Niềm đam mê giản đơn), “A Girl's Story”
(Chuyện của một cô gái),...
Từ năm 1901 đến thời điểm hiện tại, Giải Nobel
Văn học đã được trao 113 lần. Năm 2021, Giải Nobel Văn học được trao cho nhà
văn người Tanzania - ông Abdulrazak Gurnah “vì sự thấu nhận bền bỉ và nhân ái
trước những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn
trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.
Ông Gurnah có các tác phẩm nổi tiếng như “By
the Sea” (Bên bờ biển), “Admiring Silence” (Sự im lặng đáng ngưỡng mộ), “The
Last Gift” (Món quà cuối cùng),...
Tiền thưởng cho mỗi giải Nobel 2022 là 10 triệu
krona Thụy Điển (hơn 21,8 tỉ đồng).
*********
Nobel Vật lý 2022: Vinh danh 3 nhà khoa học Pháp, Mỹ,
Áo
Giải Nobel Vật lý 2022 vinh danh 3 nhà khoa học
Pháp, Mỹ, Áp với công trình nghiên cứu vật lý lượng tử.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công
bố giải Nobel Vật lý 2022 vinh danh 3 nhà khoa học Pháp, Mỹ và Áo lần lượt là ông
Alain Aspect, ông John F. Clauser và ông Anton Zeilinger với công trình
nghiên cứu vật lý lượng tử.
Theo thông báo trên trang The Nobel Prize, 3
nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm đột phá bằng cách sử dụng các trạng
thái vướng mắc lượng tử, trạng thái mà hai hạt vật lý hoạt động như một đơn vị
duy nhất ngay cả khi chúng tách rời nhau. Kết quả nghiên cứu này đã mở đường
cho công nghệ mới dựa trên thông tin lượng tử.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228879209512120&set=pcb.10228876242717952
HÌNH: - Huy chương Giải Nobel. Ảnh: CNN
Năm 2021, giải Nobel Vật lý đã được “chia đôi”
để trao cho 3 nhà khoa học. Theo đó, một nửa giải thưởng được trao cho ông
Syukuro Manabe và ông Klaus Hasselmann vì đóng góp trong việc tạo lập mô hình vật
lý về khí hậu trái đất, xác định sự thay đổi và đưa ra dự đoán đáng tin cậy về
vấn đề nóng lên toàn cầu.
Một nửa giải thưởng còn lại được trao cho ông
Giorgio Parisi về việc "khám phá ra sự tác động lẫn nhau giữa rối loạn và
dao động trong các hệ thống vật chất từ quy mô nguyên tử đến hành tinh".
Lễ trao giải Nobel đầu tiên diễn ra vào ngày
10-12-1901 và các giải được trao tại Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy). Từ
năm 1901 đến nay, giải Nobel Vật lý đã được trao 115 lần.
*********
Nobel Y học 2022 vinh danh nhà khoa học khám phá về
sự tiến hóa của con người
Chủ nhân của Giải thưởng Nobel Y học năm 2022
là nhà di truyền học Svante Pääbo với công trình liên quan bộ gen của
các loài người đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của con người.
Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Pääbo
đã giành giải Nobel Y học năm 2022 vì những khám phá làm nền tảng cho sự hiểu
biết của nhân loại về cách con người hiện đại tiến hóa qua từ việc giải trình tự
bộ gen của một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người ngày nay, theo hãng
Reuters.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228879214232238&set=pcb.10228876242717952
HÌNH: - Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante
Pääbo. Ảnh:Hendrik Schmidt/DPA/AP
Cụ thể, vào ngày 3-10, Hội đồng Nobel tại Viện
Karolinska của Thụy Điển đã vinh danh giáo sư Svante Pääbo, 67 tuổi, giám đốc
Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig (Đức), là chủ nhân của giải
Nobel Y sinh năm 2022 hay còn gọi là Nobel Y học.
Cha của ông Pääbo là nhà hóa sinh Sune
Bergström, người từng giành giải Nobel Y học vào năm 1982.
Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của
giải thưởng Nobel, Ủy ban Nobel về Y sinh hay Y học cho biết: “Thông qua công
trình tiên phong của ông, ông Pääbo đã thực hiện được một điều dường như không
thể: giải trình tự bộ gen của người Neanderthal, một họ hàng đã tuyệt chủng của
loài người ngày nay".
“Ông cũng đã phát hiện Denisova, một hominin
(người cổ đại) chưa từng được biết đến trước đây. Quan trọng hơn, ông Pääbo đã
phát hiện sự chuyển đổi gen đã xảy ra từ những hominin vốn đã tuyệt chủng sang
Homo sapiens (người hiện đại) sau khi di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm
trước. Dòng gen cổ xưa này có liên quan về sinh lý học với con người ngày nay,
ví dụ như ảnh hưởng cách hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với các bệnh
truyền nhiễm" - tuyên bố cho biết.
Tuyên bố cũng nhận định rằng nhờ vào công
trình nghiên cứu mang tính đột phá này, ông Pääbo đã thiết lập nên một ngành
khoa học hoàn toàn mới là paleogenomics - tái tạo và phân tích thông tin bộ gen
của các loài đã tuyệt chủng.
=================================================
Nữ
văn sĩ Pháp đầu tiên đoạt giải Nobel Văn Học 2022
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 06/10/2022 - 15:29
https://s.rfi.fr/media/display/e93c1b42-4566-11ed-afa1-005056a9a7b9/w:1024/p:16x9/000_32AV7X9.webp
Nhà văn Pháp Annie Ernaux đoạt giải
Nobel Văn Học 2022. Ảnh chụp
ngày 23/05/2022 nhân dịp bà dự một hội thảo bên lề Liên hoan phim
Cannes. AFP - JULIE SEBADELHA
===================================================
.
Giải Nobel Hóa Học 2022 thuộc về ba nhà
khoa học phát triển các phản ứng gắn kết phân tử
Phụ Nữ Online
05/10/2022
- 17:20
PNO -
Giải Nobel Hóa học 2022 được trao cho Carolyn R. Bertozzi, Morten Meldal và K. Barry Sharpless
"vì đã đặt nền mống cho sự phát triển của hóa học click và phản ứng hóa
sinh trong cơ thể sống".
====================================================
.
Giải
Nobel Vật lý 2022 vinh danh 3 nhà khoa học Aspect, Clauser và Zeilinger
Tuổi
Trẻ Online
04/10/2022 17:16 GMT+7
TTO - Lúc 16h45 chiều 4-10 (giờ Việt Nam), Viện hàn
lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm
2022. Đó là các nhà khoa học: Alain Aspect, John Clauser và Anton Zeilinger.
=====================================================
.
Nhà khoa học giải mật gien người
Neanderthal nhận Nobel Y học 2022
Thanh Niên Online
11:37 -
04/10/2022
Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo đã được trao giải Nobel Y học năm 2022 vào hôm 3.10.
Nhà khoa học
67 tuổi được vinh danh nhờ những khám phá làm nền tảng cho sự hiểu biết về cách
con người tiến hóa từ các tổ tiên đã tuyệt chủng. Ông Paabo là giám đốc tại Viện Nhân
chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức.
Ông Thomas
Perlmann, thư ký Ủy ban Nobel Y học, chia sẻ: "Ông ấy choáng ngợp, không
nói nên lời và rất hạnh phúc. Ông ấy hỏi rằng ông có thể nói chuyện này với vợ
không và tôi trả lời rằng tất nhiên là được".
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/cdxwperec/2022_10_04/svante-paabo-5050.jpg
Nhà
di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo.
REUTERS
Là con
trai của một nhà hóa sinh từng đoạt giải Nobel, ông Paabo được ghi nhận là người
đã biến đổi nghiên cứu về nguồn gốc loài người.
Ông đã
phát triển các phương pháp cho phép kiểm tra trình tự ADN từ các di tích khảo cổ và cổ sinh vật học,
có niên đại từ thời kỳ sơ khai của lịch sử loài người.
Thành tựu
nổi bật nhất của ông được cho là phương pháp mà ông đã phát triển cho phép xác
định trình tự của toàn bộ bộ gien của người Neanderthal.
Nghiên cứu
từng được xem là không thể thực hiện này đã cho thấy một số gien có nguồn gốc
Neanderthal vẫn được bảo tồn trong bộ gien của con người ngày nay.
Giải Nobel
Y học, một trong những giải thưởng danh giá nhất trong thế giới khoa
học, được Hội đồng Nobel của Viện Karolinska của Thụy Điển trao và trị giá hơn
900.000 USD.
-------------------
TIN
LIÊN QUAN
§ Nobel
Y sinh 2022 về tay ‘thợ săn ADN’ Svante Pääbo giúp khám phá cội nguồn loài người
§ Nhà
báo Nga bán huy chương Nobel được hơn 100 triệu USD để giúp trẻ em Ukraine
§ Quan
hệ tình dục với loài người góp phần khiến người Neanderthal tuyệt chủng?
=================================================
.
Các
ứng viên hứa hẹn của Nobel Hòa bình 2022
Thanh Niên Online
07:30 -
07/10/2022
https://thanhnien.vn/cac-ung-vien-hua-hen-cua-nobel-hoa-binh-2022-post1507296.html
Giải Nobel Hòa bình được
xem là hạng mục gây tranh cãi nhất trong số các giải thưởng mang tên nhà phát
minh người Thụy Điển.
Chủ nhân
giải Nobel Hòa bình năm 2022 sẽ được công bố vào ngày 7.10 tại Oslo, thủ đô Na
Uy. Đây là một trong 6 giải Nobel được trao hằng năm, bên cạnh giải thưởng
trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y sinh, văn học và kinh tế.
Ủy ban
Nobel Na Uy, một hội đồng gồm 5 thành viên do quốc hội Na Uy chỉ định, chịu
trách nhiệm chọn ra cá nhân/tổ chức để trao giải
Nobel Hòa bình từ các đề cử. Theo Hãng tin Reuters, danh sách năm nay
gồm 343 đề cử, nhưng danh sách này sẽ được giữ bí mật trong vòng 50 năm.
Theo tạp
chí Time, những cá nhân có khả năng giành chiến thắng năm nay bao gồm
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky,
Sviatlana Tsikhanouskaya - chính trị
gia phe đối lập ở Belarus, Greta
Thunberg - nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi người Thụy Điển, Ngoại trưởng
Tuvalu Simon Kofe... bên cạnh các tổ
chức như Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Myanmar, báo The Kyiv Independent...
Những cái tên nổi bật
Tổng thống
Zelensky là người được các nhà cái dự đoán sẽ giành giải Nobel Hòa bình năm
nay. Trở thành nguyên thủ quốc gia Ukraine từ năm 2019, ông đã lãnh đạo đất nước
khi xung đột Nga
- Ukraine bùng nổ hồi cuối tháng 2 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ
sớm kết thúc. Hình ảnh ông mặc chiếc áo thun màu xanh olive đã trở nên quen thuộc
trên truyền thông quốc tế, cũng là một trong hình ảnh định nghĩa cuộc chiến.
Cùng với
những diễn biến ở Ukraine, UNHCR đã xuất hiện ở tuyến đầu hỗ trợ những người
dân đang gặp khó khăn, trong khi báo The
Kyiv Independent nỗ lực đưa tin từ vùng chiến sự, trở thành một trong những
kênh truyền thông đáng chú ý nhất. Cả hai đều là những cái tên có thể được xướng
lên tại Oslo ngày 7.10.
Ở tuổi 19,
nhà hoạt động Greta Thunberg đã trở
thành cái tên đáng chú ý trong lĩnh vực môi trường những năm gần đây. Cô nổi tiếng
vì dám đứng lên thách thức lãnh đạo các cường quốc trên thế giới, nhằm buộc họ
phải làm nhiều hơn nữa trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Cũng trong
lĩnh vực này, Ngoại trưởng Simon Kofe
của Tuvalu từng gây chú ý khi đứng giữa biển để phát biểu trước các đại biểu
tham dự hội nghị khí hậu COP26 năm 2021. Nước biển dâng là một mối đe dọa
nghiêm trọng đối với Tuvalu, nước có diện tích nhỏ thứ tư thế giới.
WHO cũng là cái tên có thể giành giải Nobel Hòa bình năm nay,
sau gần 3 năm dẫn dắt thế giới trong cuộc chiến với Covid-19.
Bất chấp những chỉ trích ban đầu, WHO đã hỗ trợ tài chính, vắc xin và thiết bị
giúp nhiều nước chống dịch, đặc biệt là thông qua chương trình COVAX.
Giải thưởng gây tranh cãi
Nhiều người
tin rằng trong những thập niên gần đây, giải Nobel Hòa bình đôi khi được trao
cho các cá nhân không đáp ứng tiêu chuẩn mà nhà sáng lập Alfred Nobel đề ra.
Trong di chúc, ông nói giải này nên thuộc về “người làm nhiều nhất hoặc tốt nhất
để vun đắp tình hữu nghị giữa các quốc gia, để xóa bỏ hoặc cắt giảm quân đội
thường trực, cũng như để tổ chức và thúc đẩy các tiến trình hòa bình”.
Theo trang
Vox, giải Nobel Hòa bình có lẽ là giải thưởng gây tranh cãi nhất trong các giải
Nobel, một phần là vì giải thưởng này có liên hệ mật thiết với chính trị. Một số
chính trị gia giành được giải thưởng vì hành động thúc đẩy hòa bình, nhưng sau
đó lại can dự vào xung đột (hoặc từng can dự trước đó), gây ra sự phản đối.
Đáng chú ý
gần đây là trường hợp Thủ tướng
Ethiopia Abiy Ahmed. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 2019 vì nỗ lực
giải quyết xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea. Song sau đó, ông đã
tiến hành một cuộc chiến tàn khốc ở vùng Tigray, miền bắc Ethiopia, trong đó cả
hai bên đều bị cáo buộc phạm nhiều tội ác chiến tranh.
Năm 2018,
bà Aung San Suu Kyi, người từng nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1991, đã trở
thành chủ đề tranh cãi giữa làn sóng chỉ trích hành động của chính phủ Myanmar
khi đó đối với người Rohingya. Nhiều người kêu gọi thu hồi giải thưởng đã được
trao cho bà nhưng luật không cho phép việc này.
Việc cựu Tổng
thống Mỹ Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009 cũng gây tranh cãi vì
nhiều người cho rằng thời điểm trao giải là quá sớm khi ông Obama vẫn đang
trong năm đầu nhiệm kỳ. Không chỉ vậy, sau đó ông đã phát động nhiều chiến dịch
tấn công quân sự ở nước ngoài, bao gồm việc đưa thêm 30.000
quân Mỹ đến Afghanistan.
Giải Nobel
Hòa bình năm 2021 thuộc về hai nhà báo: bà Maria Ressa - người Philippines,
sáng lập trang Rappler, và ông Dmitry Muratov - người Nga, Tổng biên tập tờ
Novaya Gazeta. Ủy ban Nobel Na Uy nói nỗ lực bảo vệ tự do ngôn luận là lý do
giúp họ giành được giải thưởng.
No comments:
Post a Comment