Bộ
Ngoại giao Việt Nam ra ‘khuyến cáo’ cho người Việt ở Ukraine
Lê Thiệt
- Saigon Nhỏ
21 tháng 10, 2022
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ
Ngoại giao Việt Nam ngày 20 Tháng Mười, nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan
đến diễn biến chiến sự tại Ukraine.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/02-Bo-Ngoai-giao-2.jpg
Người
Việt từ Ukraine trở về nước vào Tháng ba năm 2022. Những người này may mắn
không bị cơ quan ngoại giao kết hợp với các hãng hàng không tổ chức “chuyến bay
giải cứu” như trong thời gian bị Covid-19 – Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Một phóng
viên đặt câu hỏi về việc quân Nga hiện đang tăng cường đánh phá các thành phố lớn
ở Ukraine bắn trọng pháo, và máy bay không người lái khiến nhiều người dân vô tội
bị chết oan. Trong khi Mỹ và Trung Quốc khuyến cáo công dân rời khỏi nước này
càng sớm càng tốt, vậy Bộ Ngoại giao Việt Nam có khuyến cáo nào cho công dân của
mình ở Ukraine và có các biện pháp bảo hộ công dân hay không?
Người phát
ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, trước tình hình xung đột tại Ukraine có những
diễn biến phức tạp và khó lường hơn trước, Bộ Ngoại giao đã giao trách nhiệm
cho Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine thường xuyên liên lạc, trao đổi với cộng đồng
người Việt Nam tại Ukraine để “nắm tình hình”.
Bà Hằng
cho biết thêm, hiện đã có đường dây nóng 24/24 để “bảo hộ công dân”. Bộ Ngoại
giao cũng đã gởi văn thư đến chính quyền sở tại có biện pháp giúp đỡ, và “bảo đảm
tính mạng, tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine”,
Theo Đại sứ
quán Việt Nam tại Ukraine, còn khoảng 500 người Việt Nam tại Ukraine và “chưa
ghi nhận có thương vong nào” kể từ những diễn biến phức tạp gần đây.
Bà Lê Thị
Thu Hằng tái khẳng định Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi chặt chẽ diễn biến gần
đây xung quanh xung đột Nga – Ukraine.
Sự quan
tâm của Việt Nam đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã thể hiện rất rõ tại
Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong thời gian qua. Mới đây, ngày 12 Tháng mười, Đại hội
đồng LHQ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết lên án kịch liệt “âm mưu sáp nhập bất
hợp pháp” của Nga đối với bốn khu vực bị chiếm đóng một phần ở Ukraine và kêu gọi
tất cả các nước không công nhận động thái này, tăng cường sự cô lập quốc tế về
ngoại giao đối với Moscow.
Theo Reuters,
143 quốc gia bỏ phiếu tán thành nghị quyết. Bốn quốc gia cùng Nga bỏ phiếu phản
đối nghị quyết gồm Syria, Nicaragua, Triều Tiên và Belarus.
35 quốc
gia khác đã bỏ phiếu trắng, bao gồm cả Việt Nam và đối tác chiến lược của Nga
là Trung Quốc, trong khi những quốc gia còn lại không bỏ phiếu.
Điều này
có thể hiểu là Việt Nam không lên án cuộc xâm lược của Nga, cũng có nghĩa Việt
Nam không tôn trọng “nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của các quốc gia” như lời bà Hằng thường nói.
Có thể hiểu
nôm na ý bà Hằng, và cũng là ý của Bộ Ngoại giao Việt Nam là: “Quân Nga có dội
bom ở đâu, vào lúc nào chúng tôi không cần biết, nhưng chính phủ Ukraine phải bảo
đảm tính mạng và tài sản của người Việt tại đây”.
Theo lời
các phóng viên tường thuật cuộc họp báo thì giọng nói bà Hằng cương quyết lắm!
Trước khi
quân Nga xâm lược Ukraine, cộng đồng người Việt tại Ukraine có khoảng 7,000 người.
5,200 người đã được di tản sang các nước lân cận. Nhà nước Việt Nam đã tổ chức
các chuyến bay hồi hương khoảng 1,700 người.
No comments:
Post a Comment