'Bất an vì SCB' lan
ra Hà Nội từ cuối tuần đến nay
Phương Nguyên
Gửi tới BBC từ Hà Nội, Việt Nam
10 tháng 10 2022, 21:14 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx0ypxwwlqzo
https://ichef.bbci.co.uk/news/512/cpsprodpb/69d6/live/38328bb0-489f-11ed-999b-1f63f20abf53.jpg.webp
Người gửi tiền tiết kiệm và dùng thẻ của SCB
Trước thông tin bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố, bắt tạm giam với
cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tải sản, nhiều người dân Hà Nội đã vây kín các
trụ sở giao dịch của ngân hàng SCB đợi rút tiền tiết kiệm trong cả hai ngày cuối
tuần.
Tại một chi nhánh của SCB ở phố Văn Cao, Hà Nội, bảo vệ chỉ hé cửa cuốn cho người ta vào nếu họ được đọc tên.
Báo chí Việt Nam nói các sai phạm của bà
Trương Mỹ Lan xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức,
đơn vị có liên quan.
Công ty này là một trong những doanh nghiệp nằm
trong hệ sinh thái của Công ty Cô phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngân hàng SCB phủ nhận có liên quan đến bà
Trương Mỹ Lan, qua lời ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều
hành Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn (SCB), nói tại buổi họp báo chiều 8/10:
“Ngân hàng SCB đã rà soát và khẳng định công ty An
Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và
điều hành tại SCB.”
“Do đó, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh bình thường của SCB. SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm
quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và
khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.”
Lãi suất của SCB tăng lên 8,9% cho khoản gửi 36 tháng, cao nhất cả nước.
Thế nhưng, tâm lý của người dân lại khác với những gì giới chức mong
đợi.
Người dân bất an,
đổ xô đi rút tiền
“Tôi xếp hàng ở đây từ 3 giờ sáng nhưng đến giờ
là 7 giờ sáng thứ hai (10/10), ngân hàng vẫn đang giải quyết số khách xếp hàng
từ ngày thứ bảy (8/10), chưa biết bao giờ mới tới lượt chúng tôi”, bà Vân Hồng ở
quận Ba Đình cho BBC News Tiếng Việt biết.
Theo quan sát tại điểm, những người tới xếp
hàng đợi rút tiền chủ yếu ở tuổi hưu trí vì nhóm người ở tuổi này thường có xu
hướng giữ tiền “chắc ăn”, không tham gia những hoạt động đầu tư vì lo ngại rủi
ro.
Chị Khánh Chi (quận Hai Bà Trưng) nói với
người viết bài này “tôi đến đây để quan sát tình hình vì mẹ tôi gửi tiết kiệm
ở đây nhưng vì sắp tới ngày đáo hạn nên mẹ tôi chưa muốn rút vì rút bây giờ là
mất sạch tiền lãi. Tuy nhiên nếu không rút bây giờ, sợ tình hình ngân hàng hết
tiền thì lại mất cả gốc lẫn lãi. Mẹ tôi lo lắm nên nhờ tôi đến nghe ngóng sự việc”.
Ngân hàng Nhà nước
trấn an dân
Mấy ngày nay, các phương tiện thông tin nhà nước
đã và đang ra sức trấn an người dân với nhiều thông tin tích cực.
Cổng thông tin Chính phủ đưa tin “Tiền gửi tiết
kiệm tại ngân hàng được đảm bảo trong mọi trường hợp”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Thị Hồng
khẳng định trên trang Thông tin Chính phủ:
“Ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của
người dân tại ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB đều được Nhà nước bảo đảm
trong mọi trường hợp. Những khách hàng gửi tiền ở SCB cần hết sức bình tĩnh,
không nên rút tiền, nhất là trước hạn, để bảo đảm quyền lợi của mình.”
Ngoài ra, do tâm lý bất an, nhiều người còn nhầm
tưởng ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank có mã chứng
khoán là STB với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Sacombank phải đăng đàn nhấn mạnh “Sacombank đang hoạt động rất tốt và hoàn
toàn không liên quan đến ngân hàng SCB”.
https://ichef.bbci.co.uk/news/587/cpsprodpb/c669/live/5fbd6100-489f-11ed-999b-1f63f20abf53.jpg.webp
Phố Văn Cao, Hà
Nội: người dân xếp hàng từ 3 giờ sáng trước cửa ngân hàng SCB để rút tiền
Các ý kiến trái chiều trong dân
Dù được thông tin trấn an tâm lý từ phía Ngân
hàng Nhà nước, trước cửa chi nhánh ngân hàng SCB, bà con vẫn có nhiều ý kiến
trái chiều.
Bà Thành (quận Đống Đa) cầm trên tay năm sáu
bìa sổ tiết kiệm đợi tới lượt mình để rút hết cho yên tâm. Bà nói “vì đây là
toàn bộ số tiền gia đình tôi tiết kiệm trong bao năm, tôi thà chịu mất tiền lãi
để mua lại sự an tâm còn hơn nơm nớp lo nghĩ mất ăn mất ngủ”.
Khác với suy nghĩ của bà Thành, ông Tạ (quận
Hoàng Mai) nói “tôi không lo vì nếu xảy ra vấn đề gì thì đã có Ngân hàng Nhà nước
đứng ra bảo đảm. Tôi vẫn để sổ tiết kiệm lại không rút và hôm nay ra đây để
khuyên mọi người hãy bình tĩnh ra về, tin tưởng ở cơ quan nhà nước”.
Vẫn ông Hoàng Minh Hoàn đã khẳng định:
"“SCB hiện đã tăng cường lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả các điểm giao dịch
để đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền chính đáng của người dân; đồng thời
tăng tiền gửi tại NHNN để bảo đảm thanh toán liên ngân hàng.”
Dù vậy, các tin đồn đoán, bình luận
trên mạng xã hội mà chúng tôi ghi nhận vẫn đang tiếp tục không nghỉ
đến tối ngày 10/10 xung quanh việc rút tiền của SCB và giá trị trái
phiếu liên quan.
Bản tin trên truyền hình buổi tối cùng
ngày mà người ở Hà Nội xem được chỉ có cảnh "người dân đem
tiền ra gửi" mà không đả động gì tới chuyện dân đổ xô đi rút
tiền từ ngân hàng SCB.
Xem
thêm trên Facebook
của BBC News Tiếng Việt về tập đoàn Vạn Thịnh
Phát và Ngân hàng An Đông.
https://ichef.bbci.co.uk/news/563/cpsprodpb/866a/live/984852f0-489f-11ed-999b-1f63f20abf53.jpg.webp
Hà Nội: Sáng
10/10, lực lượng bảo vệ đọc danh sách khách đăng ký giao dịch tại chi nhánh
của ngân hàng SCB ở phố Văn Cao từ thứ 7 (8/10). Ai có tên mới được vào
bên trong.
--------------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
Vụ bắt bà Trương Mỹ
Lan: Dân Sài Gòn hoang mang rút tiền, tìm chỗ đầu tư
10 tháng 10 năm 2022
.
Vụ Trương Mỹ Lan:
Báo Việt Nam ‘thận trọng’ vì lo người gửi tiền SCB hoang mang
8 tháng 10 năm 2022
.
Thiếu xăng ở Sài
Gòn và các tỉnh: Vì sao xảy ra vào lúc này?
10 tháng 10 năm 2022
.
Vạn Thịnh Phát:
Bà Trương Mỹ Lan bị bắt, SCB nói gì?
No comments:
Post a Comment