Thursday, 18 August 2022

VIỆT NAM ĐƯA GẦN 1 TRIỆU LAO ĐỘNG RA NƯỚC NGOÀI TRONG 8 NĂM, NGUỒN NGOẠI TỆ ĐÁNG KỂ (RFA)

 



Việt Nam đưa gần một triệu lao động sang nước ngoài trong tám năm, nguồn ngoại tệ đáng kể    

RFA 

16/08/2022

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-sends-almost-1-mil-labors-abroad-for-past-8-years-08162022075918.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-sends-almost-1-mil-labors-abroad-for-past-8-years-08162022075918.html/@@images/38f8e00d-7559-42ae-b73b-60b741aea180.jpeg

Lao động Việt Nam tại công trình xây dựng nhà máy lốp xe của Trung Quốc ở thị trấn Zrenjanin, Serbia hôm 18/11/2021. Họ bị nói đang lao động trong điều kiện như nhà tù, bị chủ đối xử tàn tệ .  AP

 

Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2021, Việt Nam đã gửi gần một triệu lao động ra nước ngoài, trung bình khoảng 100.000 người một năm và được đánh giá là nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

 

Đây là số liệu thống kê được Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan nêu ra trong một hội thảo có tên Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức với bộ và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ở Hà Nội hôm 16/8.

 

Ông Hoan cho biết việc đưa người lao động ra nước ngoài trong các năm qua đã phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng, thị trường được mở rộng, đặc biệt là các thị trường lao động có thu nhập và điều kiện làm việc tốt.

 

Các thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam nhất bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, Việt Nam cũng mới mở thêm một số thị trường mới bao gồm Úc, New Zealand, Đức, CH Séc, Slovakia và Romania.

 

Đánh giá của người đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là lực lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với lao động trong nước, đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Theo truyền thông Nhà nước, tại hội thảo, các đại biểu cũng nhìn nhận một số vấn đề vốn khá phổ biến bao gồm: lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi kết thúc hợp đồng làm việc; vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội; việc hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; thu phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

Thời gian qua, RFA đã có một số phóng sự về những trường hợp lao động Việt Nam tại một số nước như Ả Rập Xê Út, Romania bị người chủ đối xử tàn tệ nhưng lại không được phía đại diện ngoại giao Việt Nam quan tâm đúng mức, công ty Việt Nam gửi lao động đi bỏ lơ. Thậm chí đã có trường hợp lao động dưới 18 tuổi bị đổi tuổi và đưa đi lao động ở Ả Rập Xê Út. Có người đã thiệt mạng khi ở đang lao động ở nước ngoài.

 

Theo tin của truyền thông Nhà nước, kết quả của buổi hội thảo mới này nhằm giúp tiếp thu ý kiến để đề xuất với Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về công tác đưa người lao động ra nước ngoài. 

 

---------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

Hàn Quốc sẽ trục xuất 29 người Việt bị phát hiện mở tiệc ma túy

Hơn 25.000 người Việt bị nước ngoài trục xuất trong vòng ba năm

Một phụ nữ, trốn truy nã 20 năm về tội lừa xuất khẩu lao động, đã bị bắt

50.000 thực tập sinh kẹt lại Việt Nam, chờ Nhật Bản mở cửa

Bộ Ngoại giao VN phân trần vụ bé gái bị đánh đập, lạm dụng tại Ả Rập Xê Út





No comments:

Post a Comment

View My Stats