Ukraina:
Sau 6 tháng chiến tranh, điều gì sẽ xảy ra?
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng
ngày: 22/08/2022 - 15:18
Ngày 24/08/2022, đánh dấu sáu tháng kể từ
khi Nga đem quân xâm lược Ukraina, một cuộc chiến tranh tàn khốc, với
những cuộc giao tranh hay những vụ pháo kích đẫm máu của Nga vẫn tiếp tục diễn
ra hàng ngày. Theo các nhà phân tích được hãng tin Pháp AFP vào hôm nay 22/08
trích dẫn, thì, cuộc chiến Ukraina đang bước vào giai đoạn sa lầy và có thể kéo
dài nhiều năm, làm cả Nga lẫn Ukraina kiệt quệ.
Người dân Ukraina đến tham quan một đại lộ trưng bày các loại vũ khí của
Nga bị phá hủy trong các cuộc giao tranh giữa hai bên, ngày 20/08/2022. AP
- Andrew Kravchenko
Ghi nhận đầu tiên của giới
phân tích là sau gần nửa năm, cuộc chiến vẫn ác liệt và không có bất kỳ dấu hiệu
nào cho thấy là hai bên có thể ngưng chiến, không bên nào chiếm được thượng
phong trong lúc vẫn duy trì các lập trường cực kỳ xung khắc với nhau, khiến cho
hai bên chưa thể thỏa hiệp hay đàm phán hòa bình.
Theo bà Marie Dumoulin, giám đốc chương trình Wider Europe của Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Đối
Ngoại ECFR, một tổ chức tư vấn, thì cuộc chiến Ukraina có thể “sẽ kéo
dài ít nhất là đến năm 2023”, khi hai nước chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống
vào năm 2024.
Nhà phân tích chính trị
Nga Konstantin Kalachev cũng cho rằng xung đột có thể kéo dài “vài
năm nữa”. Theo chuyên gia này: “Nga đang thiếu quân và bị sa lầy” nhưng
Ukraina cũng vậy, “thiếu nhân lực để phản công và không có vũ khí tấn công hạng
nặng”.
Tình hình lúc này là như
vậy, nhưng sắp tới đây ra sao, liệu người Ukraina có thể tiếp tục kháng cự
thành công hay không ? đặc biệt là trong bối cảnh mùa đông sắp đến, với
các khó khăn gia tăng do tình trạng cúp điện và cúp hệ thống sưởi vì thiếu
nhiên liệu.
Theo bà Dumoulin, chính
quyền đang quyết tâm giành được một số chiến thắng, ít ra là về mặt chiến thuật
từ nay đến khi mùa đông tới, bởi vì điều đó sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần
quân đội và dân chúng trong nước, đồng thời biện minh cho các yêu cầu trợ giúp
gởi đến các đối tác phương Tây.
Ông Dimitri Minic, một
nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, cho rằng rằng quân đội
Ukraina hiện có hai lợi thế: Có nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị của phương
Tây, hiện đại và có thể vượt trội hơn so với những gì quân đội Nga hiện sử dụng,
và có quân đội có tinh thần chiến đấu cao hơn.
Theo chuyên gia này, cho
đến nay, người dân Ukraina vẫn thể hiện đoàn kết, nghe theo chính quyền
Ukraina, không bị dao động hay bất mãn trước chủ trương tiếp tục chiến đấu.
Về phía Nga, câu hỏi quan
trọng nhất là họ có thể đối phó thế nào đối với liên minh của hầu như toàn khối
phương Tây ủng hộ Ukraina và nhất là áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Trên vấn đề này, ông
Chris Weafer, người sáng lập công ty tư vấn Macro-Advisory thẳng thắn khẳng
định: “Nền kinh tế
Nga hiện không bị khủng hoảng” và chính quyền Matxcơva vẫn có
thể sử dụng được các nguồn thu ngân sách từ các chương trình kinh tế và công
nghiệp để tài trợ cho quân đội hay các chương trình xã hội khác.
Tuy nhiên, bà Marie
Dumoulin lưu ý rằng tác động của các lệnh trừng phạt “đang bắt đầu được thấy
trong một số lĩnh vực nhất định”, và những khó khăn sẽ được cảm thấy
rõ hơn kể từ mùa thu này.
Vấn đề tuy nhiên là khó
khăn kinh tế sẽ không làm Nga chùng bước tại Ukraina. Theo bà Dumoulin: “Tôi
không nghĩ rằng Vladimir Putin sẽ từ bỏ cuộc chiến của mình chỉ vì hoạt động
kinh tế đi xuống”.
Còn chuyên gia Nga
Kalachev thì lưu ý rằng “dự trữ kiên nhẫn” của người Nga “lớn
hơn nhiều so với của người châu Âu”, và “Nước Nga hy vọng sẽ
giành thắng lợi trong cuộc chiến tiêu hao”.
Đối với bà Dumoulin, việc
chiến tranh Ukraina bị sa lầy có nguy cơ tác hại đến Ukraina vì các đồng minh
phương Tây của họ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi các chính phủ Âu-Mỹ
phải đối phó với tâm lý bất mãn của người dân trong nước, trước tình trạng giá
năng lượng và lương thực tăng vọt.
Chuyên gia Dumoulin cho rằng: “Sẽ
đến lúc Putin đánh cược vào sự mệt mỏi này của phương Tây và sẽ đưa ra các quyết
định cởi mở hơn và khuyến khích giới lãnh đạo phương Tây gây áp lực lên Ukraina
để chấm dứt xung đột, theo các điều kiện của Nga”.
------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Tái
chiếm Kherson ? Với ưu thế đang lên, Ukraina không cần vội vã
Tổng
thống Ukraina cảnh báo dân về các hành vi “xấu xa” của Nga vào tuần tới
Ukraina:
Phương Tây kêu gọi các bên "kiềm chế" tại nhà máy hạt nhân Zaporijjia
No comments:
Post a Comment