TRUMP
VÀ CUỘC LỤC XÉT TẠI MAR-A-LAGO....
TRUMP VÀ CUỘC LỤC XÉT TẠI
MAR-A-LAGO....
- Trump cất
giữ hơn 700 trang tài liệu được bảo vệ nghiêm ngặt nhất nước Mỹ
- Toà cũng
không rõ ông Trump thực sự muốn gì trong vụ kiện sàng lọc hồ sơ thu giữ được từ
Mar-A-Lago.
- Bộ Tư
pháp tống trát đòi mới yêu cầu Lưu trữ Quốc gia giao thêm tài liệu 6/1
***
Trump cất giữ hơn 700 trang tài liệu được bảo vệ nghiêm ngặt nhất
nước Mỹ
(New York Times) – Donald Trump đã lấy hơn 700 trang
tài liệu mật, trong đó có một số liên quan đến các hoạt động tình báo bí mật nhất
của quốc gia, đưa về tư dinh ở Florida khi rời Toà Bạch Ốc vào tháng 1 năm
2021, theo thư Cơ quan Lưu trữ Văn khố Quốc gia gởi cho luật sư của Cựu Tổng thống
trong năm nay.
Thư đề
ngày 10 tháng 5 được Tạm quyền Giám đốc Lưu trữ Quốc gia Debra Steidel Wall chắp
bút, gởi cho Luật sư M. Evan Corcoran, mô tả tình trạng báo động diễn ra tại Bộ
Tư pháp khi các viên chức bắt đầu nhận ra những tài liệu này quan trọng như thế
nào.
Thư cũng
cho biết, các công tố viên hàng đầu của Bộ Tư pháp và cộng đồng tình báo bị trì
hoãn trong việc đánh giá thiệt hại về số tài liệu được đưa ra khỏi Toà Bạch Ốc,
khi toán luật sư của ông Trump tìm cách tranh cãi một số tài liệu được đặc quyền
hành pháp bảo vệ.
HÌNH:- Lực
lượng Mật Vụ & FBI chặn cổng ra vào Mar-A-Lago
Lá thư được
một trong những đồng minh truyền thông thân cận của Donald Trump, John Solomon
tiết lộ vào thứ Hai, và Cơ quan Lưu trữ Văn khố Quốc gia công bố vào thứ Ba.
Solomon cũng là đại diện của cựu Tổng thống với Lưu trữ Quốc gia.
New York
Times vào tối thứ Hai loan tin, các nhà điều tra đã thu hồi hơn 300 tài liệu được
đánh dấu “Mật” từ Mar-a-Lago, với mỗi tài liệu bao gồm nhiều trang.
Lá thư này
được công bố không lâu sau khi luật sư của ông Trump đệ đơn yêu cầu toà liên
bang bổ nhiệm luật sư đặc biệt xem xét những tài liệu riêng tư bị thu giữ trong
cuộc khám xét ngày 8 tháng 8 được đặc quyền hành pháp bảo vệ.
Thỉnh nguyện
được đệ lên Toà Liên bang Nam Florida trong khi một Thẩm phán liên bang khác
quyết định sẽ công bố chứng thư hữu thệ được sử dụng xin phép trát khám xét ở mức
độ nào.
Xuất hiện
trên chương trình podcast của cựu chiến lược gia Toà Bạch Ốc Stephen K. Bannon
vào thứ Ba, Solomon tìm cách cáo buộc, lá thư của bà Wall cho thấy Tổng thống
Joe Biden có dính líu đến cuộc điều tra. Wall cho biết, bà cần hỏi ông Biden
đưa ra quyết định liệu FBI có được quyền truy cập vào hồ sơ hay không, nhưng Tổng
thống Biden chỉ sang Bộ Tư pháp. Và cuối cùng, họ quyết định FBI có thể xem
chúng, thư cho hay.
Trong thư,
Wall cho luật sư Corcoran hay, ông Biden đồng ý với bà và các viên chức khác rằng,
những nỗ lực khẳng định đặc quyền hành pháp đối với số tài liệu đó là vô căn cứ.
Nhưng thư chưa bao giờ chỉ ra ông Biden chịu trách nhiệm quyết định phản đối
tuyên bố đặc quyền hành pháp của ông Trump, hay ông liên can đến vụ khám xét
Mar-a-Lago như Solomon đề cập.
Trên thực
tế, lá thư có thể chỉ ra ông Trump đã phạm tội. Ví dụ, thư xác nhận, cựu Tổng
thống đã giữ tại Mar-a-Lago số tài liệu liên quan đến Chương trình Truy cập Đặc
biệt – Special Access Programs, chương trình giữ kín một số bí mật quốc gia,
trước khi FBI thực thi khám xét tư dinh ông Trump.
New York
Times trước đây từng loan tin, cuộc điều tra xuất phát từ nỗ lực khôi phục tài
liệu liên quan đến những chương trình đặc biệt thông thường dành cho những hoạt
động rất nhạy cảm được thực hiện ở nước ngoài, hoặc cho những kỹ thuật và năng
lực bí mật.
Cuộc khám
xét nằm trong phạm vi cuộc điều tra rộng lớn hơn liệu cựu Tổng thống có giữ giấy
tờ quốc phòng bí mật và cản trở cuộc điều tra liên bang hay không.
HÌNH: - M.
Evan Corcoran, luật sư của ông Trump, ở Washington vào tháng trước. Một lá thư
gửi cho ông Corcoran từ Cơ quan Lưu trữ quyền lực của Hoa Kỳ cho thấy rằng các
công tố viên hàng đầu của Bộ Tư pháp và các thành viên của cộng đồng tình báo
đã bị trì hoãn trong việc tiến hành đánh giá thiệt hại về việc các tài liệu mật
bị đưa ra khỏi Nhà Trắng mà không giao trả cho Cơ quan Lưu Trữ.
Thư cũng
giúp hiểu sâu thêm về những trao đổi qua lại giữa Lưu trữ Quốc gia và luật sư của
ông Trump về việc giải quyết tài liệu chính phủ như thế nào.
Quyết định
công bố thư của Solomon không chỉ khẳng định Trump đã giữ một số bí mật được bảo
vệ nghiêm ngặt nhất của quốc gia tại câu lạc bộ, tư dinh trên bờ biển không mấy
bảo mật ở Florida. Thư cũng tiết lộ, trước khi toán luật sư của ông Trump trong
thỉnh nguyện yêu cầu toà bổ nhiệm luật sư đặc biệt cho rằng nhiều tài liệu được
đặc quyền hành pháp bảo vệ, thì lập luận này đã bị Toà Bạch Ốc và Bộ Tư pháp
bác bỏ.
https://www.nytimes.com/.../trump-classified-documents...
***
Toà cũng không rõ ông Trump thực sự muốn gì trong vụ kiện sàng lọc
hồ sơ thu giữ được từ Mar-A-Lago.
(Business Insider) – Một ngày sau khi ông Donald Trump đệ
đơn kiện, ngăn chặn Bộ Tư pháp xem xét, sàng lọc hồ sơ thu giữ được từ
Mar-a-Lago, toà liên bang vào thứ Ba dường như đứng về phía các chuyên viên
pháp lý, không hiểu cựu Tổng thống thực sự muốn gì.
Vụ kiện được
ông Trump đệ lên toà vào thứ Hai vấp phải nhạo báng từ các công tố liên bang và
giới pháp lý – những người nhìn thấy, hồ sơ toà thiếu những yếu tố căn bản như
chứng cớ, chứng thư hữu thệ, hay quan điểm về việc thẩm phán nên giải quyết những
vấn đề được nêu ra như thế nào. Trong các cuộc phỏng vấn và trên mạng xã hội,
các chuyên viên pháp lý chỉ ra, hồ sơ kiện trông giống như một thông cáo báo chí
nói về những bất bình đối với Bộ Tư pháp, và lặp lại những mô tả Trump là “ứng
cử viên dẫn đầu” trong tranh cử tổng thống 2024.
Vào thứ
Ba, Thẩm phán Aileen Cannon tỏ ra không chắc chắn nên làm gì với vụ kiện của
ông Trump. Được cựu Tổng thống bổ nhiệm vào năm 2020, Cannon yêu cầu luật sư
nguyên đơn giải thích hơn nữa họ muốn gì, và họ tin toà nên giải quyết yêu cầu
của họ như thế nào.
Thẩm phán
cho ông Trump hạn chót đến thứ Sáu tuần này đệ hồ sơ lên toà, giải thích thêm một
số điểm, bao gồm, “cơ sở khẳng định đối với thực thi thẩm quyền tài phán của
toà này,” “khuôn khổ áp dụng đối với việc thực hiện quyền tài phán đó,” và
chính xác họ muốn lệnh toà như thế nào. Cannon cũng yêu cầu toán pháp lý của
Trump nói rõ “ảnh hưởng, nếu có,” của một thủ tục riêng trước Thẩm phán Bruce
E. Reinhart – người đã cho phép FBI khám xét khám xét Mar-a-Lago.
Không lâu
sau khi toà yêu cầu giải thích thêm, các chuyên viên pháp lý chỉ ra, ý kiến của
Thẩm phán là dấu hiệu đáng lo ngại cho vụ kiện của ông Trump. “Chưa bao giờ là
dấu hiệu tốt khi trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi đệ đơn, một thẩm phán thân
thiện yêu cầu gởi thêm thông tin giải thích lý do chính xác tại sao họ lại đưa
vấn đề này ra toà,” luật sư an ninh quốc gia Bradley Moss đưa ra ý kiến.
Trong vụ
kiện đệ đơn vào thứ Hai, cựu Tổng thống hối thúc toà liên bang bổ nhiệm “luật
sư đặc biệt” xác định những tài liệu nào trong số bị FBI thu giữ vào ngày 8
tháng 8 thuộc phạm vi đặc quyền luật sư-thân chủ, hay đặc quyền hành pháp bảo vệ.
Cho đến lúc đó, các luật sư nguyên đơn cho rằng, toà nên cấm Bộ Tư pháp xem những
tài liệu này.
Luật sư của
ông Trump cũng yêu cầu biên nhận cụ thể hơn những gì đã được đưa ra khỏi
Mar-a-Lago. Nếu toà cho phép thì yêu cầu này sẽ bổ sung thêm vào 2 biên nhận đã
được FBI cung cấp cho toán của ông Trump, mô tả 33 thứ bị thu giữ, và luật sư
đã ký vào biên bản khi cuộc khám xét kết thúc.
Vụ kiện
đánh dấu hồ sơ pháp lý đầu tiên được ông Trump đệ lên toà sau khi FBI thực thi
trát khám xét tại tư dinh của cựu Tổng thống 2 tuần trước cho thấy, các luật sư
của ông chật vật tìm ra chiến lược pháp lý. Trong hồ sơ kiện 27 trang, Trump gọi
vụ khám xét “chưa từng có tiền lệ và không cần thiết,” và cáo buộc mang động cơ
chính trị.
https://www.businessinsider.in/.../articl.../93740383.cms...
***
Bộ Tư pháp tống trát đòi mới yêu cầu Lưu trữ Quốc gia giao thêm
tài liệu 6/1
(CNN) – Bộ Tư pháp tống thêm trát
đòi đại bồi thẩm đoàn mới đến Cơ quan Lưu trữ Văn khố Quốc gia, yêu cầu giao
thêm tài liệu phục vụ cuộc điều tra bạo động Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm
2021, theo 2 nguồn tin thông thạo sự việc.
Trát đòi đề
ngày 17 tháng 8 là yêu cầu mới nhất bên cạnh trát đòi đã được Bộ Tư pháp gởi
Lưu trữ Quốc gia hồi đầu năm, trong đó tìm số tài liệu và thông tin mà Cơ quan
trước đây đã chuyển cho Ủy ban Đặc biệt Hạ viện điều tra 6/1.
Trát đòi mới
yêu cầu Cơ quan Lưu trữ vào cuối tháng 8 bổ sung thêm tài liệu và dữ liệu liên
quan đến khoảng thời gian trước và sau ngày 6 tháng 1.
Thomas
Windom – Phụ tá Biện lý Hoa Kỳ – lãnh đạo cuộc điều tra hình sự vào nỗ lực cản
trở chuyển giao quyền lực sau bầu cử 2020, bao gồm vai trò của ông Donald Trump
và đồng minh trong việc tổ chức một toán đại cử tri giả mạo nhằm hỗ trợ cựu Tổng
thống bám víu vào quyền lực bất chấp thua cử.
Trát đòi
ngày 17 tháng 8 là dấu hiệu mới nhất cho thấy, Bộ Tư pháp đang tăng cường và mở
rộng phạm vi cuộc điều tra vai trò của nhân viên Toà Bạch Ốc tiền nhiệm trong
những sự kiện dẫn đến vụ tấn công Điện Capitol ngày hôm đó.
Cựu luật
sư Toà Bạch Ốc, người đã chống những nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử 2020 của
ông Trump và đồng minh, ông Eric Herschmann nhận được trát đòi ra trả lời thẩm
vấn trước đại bồi thẩm đoàn điều tra những sự kiện chung quanh ngày 6 tháng 1
năm 2021.
Các luật
sư khác của Trump, trong đó có Pat Cipollone và Patrick Philbin cũng nhận được
trát đòi lời khai. Bộ Tư pháp đang tìm hiểu những trao đổi trực tiếp với cựu Tổng
thống khi ông ta còn trong nhiệm kỳ, và việc này có thể dẫn đến một cuộc chiến
pháp lý về đặc quyền hành pháp.
https://edition.cnn.com/.../justice-department.../index.html
Hình :
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228658428752739&set=pcb.10228658416952444
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228658429112748&set=pcb.10228658416952444
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228658429472757&set=pcb.10228658416952444
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228658515674912&set=pcb.10228658416952444
No comments:
Post a Comment