NỘI DUNG :
TIN
HOA KỲ LIÊN QUAN ĐẾN ÔNG TRUMP & CUỘC LỤC SOÁT CỦA FBI
.
KHU
RESORT MAR-A-LAGO của TRUMP ĐỀ RA NGUY CƠ AN NINH HIẾM CÓ
REUTERS
.
Peter Baker
===================================================
.
TIN
HOA KỲ LIÊN QUAN ĐẾN ÔNG TRUMP & CUỘC LỤC SOÁT CỦA FBI
- Cố vấn cựu Tổng thống Nixon lên tiếng về vụ
FBI khám nhà ông Trump
- Đảng Cộng hòa chỉ trích lẫn nhau vì vụ khám
xét tư dinh ông Trump
*****
Cố vấn cựu Tổng thống Nixon lên tiếng về vụ FBI khám nhà ông
Trump
John
Dean, cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon,
ngày 14/8 dự đoán những bên truyền thông ủng hộ ông Donald Trump sẽ phải tự cảm
thấy xấu hổ khi cuộc điều tra kết thúc.
“Tôi nghĩ rằng họ không muốn thừa nhận hành động
của FBI cùng các cơ quan thực thi pháp luật liên bang cũng như tiểu bang và địa
phương”, The Hill dẫn lời ông Dean.
“Có lý do khiến ông Trump kích động. Ông ấy
không hợp tác trước đó. Ông ấy là người đã buộc (Tổng chưởng lý) Merrick
Garland hành động. Chúng ta không biết ông ấy đã hoặc đang giữ thứ gì”, ông
Dean nói.
Cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon
cho biết ông Garland không phải là một người mạo hiểm hay táo bạo, thích làm những
điều khác người.
“Ông ấy là người tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt.
Vì vậy tôi nghĩ những người (ủng hộ ông Trump) sẽ tự cảm thấy bản thân ngu ngốc
khi chuyện này kết thúc”, ông Dean cho hay. "Mặc dù họ có thể không bao giờ
thừa nhận điều đó".
HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228611600982074&set=pcb.10228611601142078
-
John Dean, cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon, dự đoán những bên truyền
thông ủng hộ ông Trump sẽ tự cảm thấy xấu hổ khi cuộc điều tra kết thúc. Ảnh:
AP.
Tuyên bố trên được đưa ra trong chương trình
Reliable Sources của CNN. Người dẫn chương trình Brian Stelter đã hỏi ông Dean
về suy nghĩ của ông trước phản ứng của giới truyền thông bảo thủ đối với việc
FBI khám xét dinh thự Mar-a-Lago.
Một số người phe cực hữu vận động các cuộc tấn
công, chỉ trích cơ quan thực thi pháp luật và tuyên bố cuộc khám xét nhà ông
Trump có động cơ chính trị.
Những người dẫn chương trình truyền hình như
Jesse Watters và Sean Hannity của Fox News đã đi xa khi nói rằng "họ (bên
khám xét) đã tuyên chiến với chúng tôi và bây giờ trò chơi bắt đầu", cuộc
đột kích là một "sự lạm dụng quyền lực rõ ràng và thô bạo".
FBI và Bộ Tư pháp Mỹ đã phải đối mặt với một
loạt chỉ trích kể từ khi lệnh khám xét được thực hiện tại dinh thự Mar-a-Lago của
ông Trump gần một tuần trước.
Trong những phát biểu hiếm hoi trước công
chúng, vào tuần trước, ông Garland cho biết bộ có thể tiết lộ hồ sơ tài liệu đã
được tìm thấy, trong đó một số được xác định là tuyệt mật.
https://thehill.com/.../3594738-former-nixon-white-house.../
*********
Đảng Cộng hòa chỉ trích lẫn nhau vì vụ khám xét tư dinh ông
Trump
Một số thống đốc đảng Cộng hòa đã chỉ trích
"những lời hùng biện thái quá" của các thành viên khác về cáo buộc tấn
công chính trị nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump.
Thống đốc bang Maryland Larry Hogan
đã mô tả những cuộc công kích của các thành viên khác trong đảng Cộng hòa
là “vô lý” và “nguy hiểm”, sau khi một số đồng nghiệp của ông so sánh FBI với
Gestapo (lực lượng cảnh sát bí mật do Đức Quốc xã thành lập).
Phát biểu với ABC hôm 14/8, ông Hogan nói rằng
sự so sánh này, từ phát ngôn của Thượng nghị sĩ Rick Scott bang Florida,
"rất đáng quan ngại, và đó là lời nói quá đáng".
“Điều đó thật vô lý và nguy hiểm”, ông nói, đặc
biệt là sau khi một người đàn ông có vũ trang tức giận vì cuộc khám xét đã bị
giết ở Ohio, khi cố gắng xâm nhập văn phòng FBI.
"Có những mối đe dọa ở khắp nơi và việc
mất niềm tin vào các nhân viên thực thi pháp luật liên bang hay hệ thống tư
pháp là một vấn đề thực sự nghiêm trọng đối với đất nước", ông Hogan cho
biết thêm.
Vào ngày 8/8, các đặc vụ FBI đã thực hiện lệnh
khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida của cựu Tổng thống Donald Trump,
vì cáo buộc sai phạm khi xử lý các tài liệu mật, theo Guardian.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228611614382409&set=pcb.10228611601142078
- FBI bất ngờ khám xét nhà ông Trump hôm 8/8.
Ảnh: Reuters.
Bình luận của ông Hogan theo sau nhận xét từ
Thống đốc bang Arkansas Asa Hutchinson, đảng
viên Cộng hòa, khi ông xuất hiện trên CNN vào ngày 14/8.
“Nếu đảng Cộng hòa trở thành một bên hỗ trợ
việc thực thi pháp luật, FBI cũng nằm trong số các cơ quan đó”, ông nói.
“Chúng ta cần rút lại sự phán xét đối với họ.
Các quan chức cấp cao của FBI chắc chắn đã mắc sai lầm. Tuy nhiên, chúng ta
không thể nói rằng bất cứ khi nào (FBI) tiến vào khám xét, họ không làm công việc
của mình với tư cách nhân viên thực thi pháp luật", ông nói thêm.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228611614382409&set=pcb.10228611601142078
- FBI bất ngờ khám xét nhà ông Trump hôm 8/8.
Ảnh: Reuters.
Các bình luận đánh dấu sự chia rẽ ngày càng
tăng về luận điệu cực đoan từ một số thành viên đảng Cộng hòa sau khi lệnh khám
xét được thực hiện. Nhiều nghị sĩ Cộng hòa ở thượng viện hầu như vẫn im lặng,
trong khi những người khác xuất hiện trên các kênh tin tức, ủng hộ cáo buộc vô
căn cứ rằng FBI đã ngụy tạo bằng chứng trong cuộc khám xét.
Nữ nghị sĩ Cộng hòa Liz Cheney, từ Wyoming, đã lên án lời hùng biện của các đồng nghiệp
là "đáng thất vọng".
“Tôi cảm thấy xấu hổ khi nghe các thành
viên trong đảng của mình tấn công sự liêm chính của các đặc vụ FBI tham gia cuộc
khám xét Mar-a-Lago gần đây”, bà Cheney viết hôm
11/8. “Đây là những bình luận đáng thất vọng khiến cuộc sống của
những công chức yêu nước gặp nguy hiểm”.
.
====================================
.
KHU
RESORT MAR-A-LAGO của TRUMP ĐỀ RA NGUY CƠ AN NINH HIẾM CÓ
REUTERS
Van
Pham chuyển ngữ
https://www.facebook.com/vanhenrypham/posts/pfbid0VwmwydTqpnXm1P4RdYy8g648qDyV5GrqsU1qTsmofAusy6CSQy9vJgx6qBDWxBUgl
Khu
resort Mar-a-Lago của Trump đề ra nguy cơ an ninh hiếm có, các chuyên gia nói
Reuters
Vụ thu giữ
các tài liệu bảo mật của chính phủ Mỹ từ khu resort Mar-a-Lago của Donald Trump
làm nổi bật những lo ngại về an ninh quốc gia khơi ra bởi cựu tổng thống này,
và tư gia nơi ông gọi là Nhà Trắng Mùa Đông, một số chuyên gia an ninh nhận định.
Ông Trump
đang bị điều tra ở cấp liên bang về những vi phạm khả dĩ đối với Đạo luật Gián
điệp, theo lệnh khám xét. Luật này nói làm gián điệp cho một quốc gia khác hoặc
xử lý thông tin quốc phòng của Mỹ không đúng cách là những hành vi phạm pháp,
bao gồm cả việc chia sẻ thông tin đó với những người không được phép nhận nó.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10228611594101902&set=a.10201576078470908
Hình
ảnh chụp từ trên không dinh thự Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump vào ngày
10 tháng 8 năm 2022, ở Palm Beach, bang Florida.
Trên cương
vị tổng thống, ông Trump đôi khi có chia sẻ thông tin, bất kể mức độ nhạy cảm của
nó. Đầu nhiệm quyền của mình, ông ngẫu hứng cung cấp thông tin bảo mật cấp độ
cao cho bộ trưởng ngoại giao Nga về một hoạt động của Nhà nước Hồi giáo đã được
hoạch định khi ông ở trong Phòng Bầu dục, các quan chức Mỹ cho biết vào thời điểm
đó.
Nhưng
thông tin tình báo Mỹ dường như đặc biệt gặp rủi ro chính tại Mar-a-Lago, nơi
các thành viên và khách mời giàu có dự các đám cưới và bữa tối gây quỹ đi qua
đi lại cười nói.
Cơ quan Mật
vụ cho biết khi ông Trump còn là tổng thống, họ không quyết định ai được phép
vào câu lạc bộ, nhưng họ có rà soát toàn thân để bảo đảm không ai mang đồ bị cấm
vào, đồng thời rà soát thêm những vị khách ở gần tổng thống và những người được
bảo vệ khác.
Lệnh khám
xét của Bộ Tư pháp khơi lên những lo ngại về an ninh quốc gia, cựu quan chức Bộ
Tư pháp Mary McCord nói.
"Rõ
ràng họ nghĩ đưa những tài liệu này trở lại không gian được bảo mật là việc rất
nghiêm trọng," bà McCord nói. "Ngay cả việc giữ lại các tài liệu bảo
mật cấp độ cao trong nơi lưu trữ không đúng quy định - đặc biệt là đối với
Mar-a-Lago, những khách nước ngoài ở đó và những người khác có thể có mối liên
hệ với chính phủ nước ngoài và các đại diện nước ngoài và hàng loạt gián điệp
quốc tế trà trôn trong những đoan đại diện nước ngoài, thương gia, kẻ tài trợ
v.v... cũng tạo ra rất nhiều mối đe dọa đáng kể cho an ninh quốc gia".
Ông Trump,
trong một phát biểu trên mạng xã hội của mình, nói các tài liệu "đều đã được
giải mật" và được đặt trong "nơi lưu trữ an toàn."
Tuy nhiên,
bà McCord nói bà không thấy "lập luận hợp lý nào cho thấy ông ta đã đưa ra
quyết định có suy xét về từng tài liệu một trong số này để giải mật chúng trước
khi rời đi." Sau khi rời nhiệm sở, ông không có quyền giải mật thông tin,
bà nói.
Việc các đặc
vụ FBI hôm thứ Hai thu giữ nhiều bộ tài liệu và nhiều hộp đựng tài liệu, bao gồm
thông tin về quốc phòng Hoa Kỳ và tài liệu nhắc đến "Tổng thống
Pháp," đề ra một viễn cảnh đáng sợ cho các chuyên gia tình báo.
"Xử
lý cẩn thận các thông tin bảo mật cấp độ cao trong môi trường như vậy quả thật
là ác mộng," một cựu viên chức tình báo Mỹ nói.
Bộ Tư pháp
chưa cung cấp thông tin cụ thể cho biết các tài liệu và hình ảnh này đã được
lưu trữ như thế nào và ở đâu, nhưng các khiếm khuyết về an ninh ở Mar-a-Lago
trước đây đã được ghi nhận.
Trong một
ví dụ nổi bật, năm 2017, ông Trump cùng Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Shinzo Abe
ăn tối ngoài trời trong khi các vị khách lượn lờ gần đó, nghe lỏm và chụp ảnh
mà sau đó họ đăng lên Twitter.
Bữa tối bị
gián đoạn bởi một vụ thử phi đạn của Triều Tiên, và các vị khách lắng nghe
trong khi ông Trump và ông Abe bàn bạc những gì cần nói để đáp lại. Sau khi đưa
ra một tuyên bố, ông Trump ghé qua một bữa tiệc cưới tại câu lạc bộ.
"Những
gì chúng ta thấy là Trump quá lơi lỏng trong vấn đề an ninh đến mức ông ta có một
cuộc họp nhạy cảm liên quan đến chủ đề chiến tranh tiềm tàng ở nơi mà những người
không thuộc chính phủ Mỹ có thể quan sát và chụp ảnh," Mark Zaid, một luật
sư chuyên về các vụ việc an ninh quốc gia, nói. "Ai đó có thiết bị di động
cũng có thể dễ dàng nghe và ghi lại những gì Trump đang nói."
Thư ký báo
chí Nhà Trắng vào thời điểm ông Abe đến thăm, Sean Spicer, nói với các phóng
viên sau đó rằng ông Trump đã được báo cáo thông tin về vụ phóng của Triều Tiên
trong một căn phòng an ninh ở Mar-a-Lago. Ông này nói việc khách chụp ảnh không
quá nghiêm trọng.
Phòng an
ninh ở Mar-a-Lago chính là nơi ông Trump quyết định phát động các cuộc không
kích nhắm vào Syria vì sử dụng vũ khí hóa học vào tháng 4 năm 2017.
Sau khi
đưa ra quyết định, ông Trump đi ra ăn tối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,
người đang ghé thăm. Ông báo cho ông Tập biết về các cuộc không kích trong khi
ăn bánh sô-cô-la tráng miệng.
Vào năm
2019, một phụ nữ Trung Quốc vượt qua các chốt kiểm soát an ninh tại câu lạc bộ
mang theo ổ đĩa USB được mã hóa bằng phần mềm "độc hại." Người này
sau đó bị bắt vì xâm nhập nơi hạn chế người vào và khai báo gian dối với các
quan chức, các nhà chức trách cho biết vào thời điểm đó.
Chánh văn
phòng Nhà Trắng lúc bấy giờ là John Kelly khởi động một nỗ lực để cố gắng hạn
chế những người có quyền tiếp cận ông Trump tại Mar-a-Lago, nhưng nỗ lực này thất
bại khi Trump từ chối hợp tác, các phụ tá cho biết vào thời điểm đó.
===================================================
.
.
Peter
Baker
Van
Pham chuyển ngữ
·
ÔNG TRUMP
MUỐN TRỞ THÀNH MỘT LÃNH TỤ ĐỂ MỌI VIÊN CHỨC THỪA HÀNH HAY GIÚP VIỆC PHẢI THỀ HỨA
TRUNG THÀNH VỚI ÔNG TA - GIỐNG CÁC LÃNH TỤ ĐỘC TÀI TRONG QÚA KHỨ NHƯ HITLER
(CÙNG DÒNG TỘC VỚI ÔNG TA) HAY HIỆN NAY NHƯ PUTIN, TẬP CẬN BÌNH, KIM JONG ỦN.
v.v....
VỎ QUÝT
DÀY MÓNG TAY NHỌN - TRUMP SẼ BỊ TRIỆT MỘT CÁCH ĐAU THƯƠNG NHƯ CÔ CHÁU GÁI MARY
TRUMP TIÊN ĐOÁN....
********
Chiến lược
của ông Trump là gì?
Ông Trump
đang cố làm chệch hướng các cáo buộc về những sai lầm của mình bằng cách chỉ
trích rằng hệ thống thực thi pháp luật đã bị chính trị hóa, điều mà ông ta đã từng
cố thực hiện.
Bài viết
này được ký gỉa Peter Baker viết ngày 10/8/2022 trước khi ông BT Tư Pháp
Garland lên tiếng.
********
Hai ngày
sau cuộc bầu cử năm 2020 mà Donald J. Trump từ chối thừa nhận mình thua cuộc,
con trai lớn của ông, Donald Trump Jr., đề nghị: “Sa thải Wray”.
Ông Trump
Jr. không giải thích rõ ràng về lý do cần sa thải Christopher A. Wray, Giám đốc
FBI mà chính cha ông đã bổ nhiệm cách đó hơn 3 năm. Dẫu vậy, hầu như ai cũng hiểu
nguyên do là gì. Ông Wray, theo quan điểm của gia đình Trump và những người ủng
hộ họ, không đủ trung thành với vị tổng thống sắp mãn nhiệm khi đó.
Trong suốt
4 năm làm việc tại Nhà Trắng, ông Trump đã cố gắng biến bộ máy thực thi pháp luật
của quốc gia thành một công cụ quyền lực chính trị để thực hiện mong muốn của
mình.
Giờ đây,
khi FBI - dưới sự quản lý của ông Wray - thi hành một lệnh khám xét chưa từng
có tiền lệ tư dinh của cựu tổng thống ở Florida, ông Trump đang cáo buộc hệ thống
tư pháp của quốc gia đang trở thành một loại vũ khí chính trị cho tổng thống,
điều mà báo New York Times nhận định ông Trump đã cố xây dựng chiến lược (hình ảnh)
này khi còn đương nhiệm.
Cáo
buộc không bằng chứng
Không có bằng
chứng nào cho thấy Tổng thống Joe Biden có bất kỳ vai trò nào trong cuộc điều
tra đối với ông Trump về việc xử lý sai tài liệu chính phủ. Cũng không có cá
nhân hay tổ chức nào đưa ra tuyên bố mâu thuẫn với Nhà Trắng khi họ khẳng định
không được báo trước và không liên quan gì đến vụ khám xét ở Mar-a-Lago.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228606846463214&set=pcb.10228606849143281
- Ông Trump cáo buộc hệ thống tư pháp đã
bị chính trị hóa. Ảnh: Reuters.
Chưa từng
có công bố nào cho thấy ông Biden yêu cầu Bộ Tư pháp nhắm vào ông Trump, nhưng
ngược lại ông Trump từng nhiều lần làm như vậy với ông Biden và các thành viên
đảng Dân chủ khác.
Norman L.
Eisen, người từng là cố vấn đặc biệt cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện trong cuộc luận
tội Trump đầu tiên, nhận định: “Bây giờ ông ấy lật kịch bản và tuyên bố sai
trái rằng mình là nạn nhân của chính những chiến thuật mà ông ấy từng triển
khai”.
Các đồng
minh đảng Cộng hòa của ông Trump cho rằng cựu tổng thống chưa từng cố gắng thay
đổi truyền thống phi chính trị của FBI và cơ quan thực thi pháp luật.
Thay vào
đó, họ tin hệ thống đã bị phá hoại chính bởi các lãnh đạo của cơ quan này, và
thậm chí cả các thành viên của chính quyền Obama. Họ nói rằng điều này được thể
hiện qua việc ông Trump và nhóm chiến dịch tranh cử của ông bị điều tra về khả
năng thông đồng với Nga trong cuộc đua năm 2016. Cuộc điều tra đã kết thúc mà
không có cáo buộc nào về âm mưu thông đồng với Moscow được đưa ra.
Nhóm của cựu
tổng thống từ lâu đã chỉa mũi nhọn vào những tin nhắn văn bản giữa hai quan chức
FBI từng chỉ trích gay gắt ông Trump trong chiến dịch tranh cử đó, cũng như lệnh
giám sát đối với một cố vấn của ông Trump mà sau đó bị coi là không hợp lý.
Bộ Tư pháp
thừa nhận vụ việc trên là sai sót, và một tổng thanh tra đã khiển trách hai
quan chức FBI trên. Tuy nhiên, vị tổng thanh tra cho biết ông không tìm thấy bất
cứ điều gì về việc có người muốn làm hại ông Trump vì thiên vị chính trị.
Cuộc khám
xét hôm 8/8 - được cho là một phần của cuộc điều tra về việc ông Trump tự ý
mang các tài liệu chính phủ ra khỏi Nhà Trắng trước khi ông rời nhiệm sở - đã
được một thẩm phán tòa sơ thẩm phê duyệt.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228606847623243&set=pcb.10228606849143281
- Người ủng hộ ông Trump biểu tình gần
khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago bị khám xét của ông, ngày 9/8. Ảnh: AFP.
Trong khi
đó, ông Trump dường như đã khá thành công trong việc đẩy mạnh mối quan tâm của
công chúng đến cái mà ông gọi là một hệ thống thực thi pháp luật bị chính trị
hóa, thể hiện qua cuộc khám xét tư dinh của ông.
Chỉ vài giờ
sau khi có thông tin về vụ khám xét mà nhà cựu lãnh đạo Mỹ gọi là “đột kích”
hôm 8/8, hàng loạt đảng viên Cộng hòa, bao gồm nghị sĩ Kevin McCarthy của
California, lãnh đạo phe thiểu số của hạ viện, đã nhanh chóng lên tiếng phản đối
về hoạt động của FBI mà chưa cần biết nguyên nhân hoặc kết quả của vụ việc.
Tuy nhiên,
một số cựu quan chức thực thi pháp luật cho rằng ông Trump đang “suy bụng ta ra
bụng người”.
“Ông Trump
chỉ đơn giản là không hiểu những người như Garland và lãnh đạo cao nhất của Bộ
Tư pháp và FBI, bởi giá trị của họ quá khác lạ so với ông ấy”, Michael R.
Bromwich, cựu tổng thanh tra Bộ Tư pháp, cho biết.
FBI từng
có lịch sử ở mập mờ giữa chính trị và thực thi pháp luật. Dưới thời Giám đốc J.
Edgar Hoover, cơ quan này đã theo dõi và truy lùng các đối thủ trong nước của
chính phủ liên bang, đôi khi đóng vai trò như một công cụ chính trị của các tổng
thống khác nhau của cả hai đảng.
Tuy nhiên,
sự lạm quyền của FBI khi đó đã chấm dứt sau cái chết của ông Hoover năm 1972.
Quốc hội và FBI dưới sự quản lý của lãnh đạo mới đã làm việc để biến nó thành một
tổ chức chuyên nghiệp hơn, trung lập hơn về mặt chính trị.
Các giám đốc
FBI được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 10 năm như một cách để họ ít vướng vào phe phái
tổng thống. Hạ viện và thượng viện thành lập các ủy ban giám sát tình báo, và
những cải cách khác đã được ban hành để loại bỏ cơ quan này khỏi chính trường.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10228606848223258&set=pcb.10228606849143281
-
Christopher A. Wray, Giám đốc FBI. Ảnh: AFP.
Nỗ
lực chính trị hóa Bộ Tư pháp của ông Trump
Trong suốt
quá trình hoạt động, FBI này đã giành được sự tôn trọng của cả hai đảng và nhiều
người Mỹ trong nửa thế kỷ qua.
Tuy nhiên,
sự tín nhiệm của công chúng đối với cơ quan này đã bị xói mòn đáng kể trong những
năm ông Trump đương nhiệm. Trong một cuộc thăm dò của Gallup năm 2019, 57% người
tham gia thăm dò cho rằng FBI đang làm tốt công việc của họ. Con số này đến năm
2021 đã giảm xuống còn 44%.
Trong năm
đầu tiên nắm quyền, ông Trump đã chỉ trích FBI về cuộc điều tra của họ đối với
Moscow, tỷ lệ những người theo đảng Cộng hòa có quan điểm tốt về cơ quan này đã
giảm xuống 49% từ 65% trong các cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew,
trong khi con số đó vẫn ổn định đối với các đảng viên Dân chủ, ở mức 77%.
“Trump đã
làm đảo lộn hiện trạng cơ quan FBI được củng cố xây dựng từ những năm 1970 cho
đến khi ông Trump trở thành tổng thống. Ông Trump cũng đã làm mất cân bằng của
Bộ Tư pháp đã được củng cố suốt 40 năm và văn hóa độc lập phi chính trị mà FBI
xây dựng”, Douglas M. Charles, một nhà nghiên cứu lịch sử FBI thuộc Đại học
bang Pennsylvania và là tác giả, biên tập của nhiều cuốn sách về cơ quan này.
Vào thời
điểm tranh cử, ông Trump đã nhìn hệ thống tư pháp qua lăng kính chính trị. Ông
đã dẫn đầu đám đông biểu tình hô vang "giam bà ta lại" khi ông đề nghị
bỏ tù đối thủ chính trị của mình, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người khi
đó đang bị điều tra về việc xử lý không đúng thông tin mật - giống như việc ông
đang đối mặt lúc này. Bà Clinton sau đó không bị truy tố vì không đủ bằng chứng.
Sau khi
giành chiến thắng, ông Trump coi các cơ quan thực thi pháp luật như một tổ chức
phải làm theo ý mình.
Ông sa thải
giám đốc FBI khi đó là James B. Comey vì ông này từ chối cam kết trung thành với
tổng thống, cũng như từ chối tuyên bố công khai rằng ông Trump không phải một
trong những người mà FBI nhắm tới trong cuộc điều tra về khả năng Moscow cố can
thiệp bầu cử Mỹ.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo?fbid=10228606848663269&set=pcb.10228606849143281
-
James B. Comey, the former F.B.I. director, at the Capitol in 2018.
Credit...Tom Brenner for The New York Times
Ông Trump
sau đó cũng đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì đã không bảo vệ ông
khỏi cuộc điều tra đó.
Trong thời
gian tại vị, ông Trump liên tục kêu gọi Bộ Tư pháp và FBI điều tra đối thủ của
mình, trong khi ngăn cản tổ chức nhắm vào bạn bè ông.
Ông công
khai chỉ trích việc truy tố các cố vấn của ông như Paul J. Manafort và Roger J.
Stone Jr., cuối cùng lật ngược việc kết tội của họ bằng các lệnh ân xá sau khi
họ từ chối làm chứng chống lại ông.
Ông cũng
phàn nàn khi hai nghị sĩ đảng Cộng hòa bị buộc tội ngay trước cuộc bầu cử giữa
kỳ 2018 vì điều này có thể làm giảm số ghế của đảng trong quốc hội.
HÌNH: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10228606848943276&set=pcb.10228606849143281
- Ông Trump từng nhiều lần không quan tâm đến
việc bảo quản tài liệu mật đúng cách. Ảnh: AP.
Không hài
lòng với ông Wray, ông Trump hồi năm 2020 đã tìm cách bổ nhiệm một giám đốc FBI
mới có thể hỗ trợ ông nhiều hơn, nhưng đã phải lùi bước vì sự phản đối của Bộ
trưởng Tư pháp William P. Barr.
Mùa thu
năm đó, trong khi tái tranh cử, ông đã thúc đẩy việc truy tố Hunter, con trai của
ông Biden, đả kích ông Barr và ông Wray vì đã không truy tố các đảng viên Dân
chủ như ông Biden và ông Barack Obama trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử.
Sau khi
thua trong cuộc đua 2020, trong những tuần cuối cùng tại vị, ông đã thúc giục Bộ
Tư pháp giúp mình lật ngược kết quả cuộc bầu cử. Ông Barr đã từ chối và công
khai bác bỏ những tuyên bố sai sự thật của ông Trump trước khi từ chức.
Ông Trump
liên tục ép người kế nhiệm của ông Barr, Jeffrey A. Rosen, hủy hoại uy tín của
kết quả bầu cử và suýt sa thải Rosen khi ông không đồng ý. Ý định của ông Trump
đã bị chặn lại khi tất cả quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp dọa sẽ từ chức để phản
đối.
Đó cũng là
cơ hội cuối cùng của ông Trump nhằm cố tác động đến việc thực thi pháp luật từ
bên trong chính quyền.
Giờ đây, từ
bên ngoài, cựu tổng thống đang cố chống lại cái mà ông gọi là sự bất công của một
cơ quan thực thi pháp luật do chính người được ông bổ nhiệm điều hành.
Lần đầu
tiên trong lịch sử Mỹ, tư gia cựu tổng thống bị khám xét. FBI vẫn chưa lên tiếng
dù đã 3 ngày trôi qua kể từ khi bất ngờ khám xét khu nghi dưỡng Mar-a-Lago tại
bang Florida của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
NGUỒN :
https://www.nytimes.com/2022/08/10/us/politics/trump-fbi-justice-department.html
.
No comments:
Post a Comment