Tất
cả đều từ... ‘đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội’
26/08/2022
https://gdb.voanews.com/01a10000-0aff-0242-5cff-08da87803973_w1023_r1_s.jpg
Đại
Đức Thích Trúc Thái Minh trong một buổi giảng pháp. (Hình: Trích xuất từ video
trên YouTube của trang "Thầy Thích Trúc Thái Minh)
Chưa
bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ
trên mạng xã hội, những cụm từ “Phật giáo quốc doanh” và “sư quốc doanh” lại phổ
biến như đang thấy.
Trân
Văn
*
Tuần này,
dư luận về “tăng nhân” và “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” tiếp tục
được hun nóng sau khi hệ thống truyền thông chính thức loan báo: Đại đức Thích
Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, trở thành... Phó
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 (1).
Đại đức
Thích Trúc Thái Minh, thế danh Vũ Minh Hiếu đã khuấy động dư luận vài lần vì là
tác giả kịch bản kiêm đạo diễn một số hoạt động bị công chúng lên án là dùng Phật
giáo để kinh doanh (tổ chức cúng vong – giải vong thu tiền, tổ chức lễ sớt bát
để thu tiền trong dịp Vu Lan vừa qua).
Sau khi
phân tích nhiều yếu tố “chướng tai, gai mắt”: Ví dụ ngồi kiết già dưới gốc
Bồ Đề, tay này cầm tràng hạt, tay kia cầm điện thoại loại Vertu có giá khoảng
vài chục ngàn Mỹ kim... Chỉ mới xuất gia vài năm nhưng dám xoa đầu chúng
sinh... Ví dụ dùng nghi thức của hệ phái khác để thu tiền, bất kể việc sử dụng các
nghi thức để ra giá thu tiền từng là nguyên nhân khiến ông Hiếu bị tước bỏ tất
cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh hội Quảng Ninh cách
nay ba năm,...
Nguyễn Hồng Lam than: Quần chúng u mê còn có thể hiểu nhưng
cả luật pháp cũng không lên tiếng, cả Giáo hội Phật giáo vẫn điềm nhiên để cho
vị trụ trì Ba Vàng được bổ nhiệm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng
Bình ngay giữa ta bà thị phi chưa dứt thì thật không hiểu nổi.
Theo Nguyễn Hồng Lam, điều đó phản ánh thực trạng
một thời mạt pháp, xúc phạm chân tu, làm bại hoại Phật giáo. Để điều đó diễn ra
công nhiên, phải chăng cả pháp luật nhà nước lẫn giới luật Phật giáo đều chưa
thoát khỏi tình trạng u mê (1).
Chẳng
riêng Nguyễn Hồng Lam, đa số người sử dụng mạng xã hội cũng không thể nào lý giải
cặn kẽ vì sao lại thế, ngoài những phỏng đoán như Võ Đắc Dự: Chỉ có thể hiểu tay ni là “cán bộ nguồn” đặc
biệt quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (3).
Hoặc những
phát giác như Nguyễn Thiện: Từ
quy trình bổ nhiệm đăng trên Tuổi Trẻ, có thể nói Phó Ban trị sự Giáo hội
Phật giáo tỉnh tương đương Phó Giám đốc Sở (4).
Trên thực
tế, các viên chức hữu trách ở Quảng Bình đã khẳng định với nhiều cơ quan truyền
thông chính thức rằng “ngoài việc xin ý kiến các sở, ngành liên quan, quy
trình giới thiệu thầy Thích Trúc Thái Minh đúng các qui định pháp luật và được
Sở Nội vụ chấp thuận”. Còn một Thượng tọa là Uỷ viên Thư ký Hội đồng trị sự
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Văn phòng Hội đồng trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam thì trấn an: Mỗi thành viên khi tham gia công tác phật
sự đều đã được thẩm định tư cách công dân, tư cách tu sĩ và đặc biệt là có năng
lực, tâm huyết cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.
Tuy nhiên
những tuyên bố nhằm biện giải, trấn an ấy chẳng khác gì “đổ dầu vào lửa”. Vài
ngàn người tán thành ý kiến của Trinh
Thi: Gia đình chúng tôi từ trước đến nay đều nghe theo tiếng gọi của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng từ khi biết chuyện đại đức Thích Trúc Thái
Minh chuyển về Quảng Bình làm Phó Ban trị sự Phật Giáo là do chính quyền điều
chuyển thì gia đình chúng tôi xin thoát ly và từ chối tất cả mọi hoạt động liên
quan đến tất cả các cấp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Một tổ
chức tôn giáo nằm dưới sự điều khiển của chính quyền như vậy là không xứng đáng
để tin theo mà tu tập. Chức sắc giáo hội lãnh đạo giáo dân lại do những bên
không liên quan tôn giáo như Sở Nội vụ, Ủy ban tiến cử, điều chuyển thì khó có
thể hoạt động thuần tôn giáo, thậm chí trong Ủy ban nhiều người còn không theo
đạo Phật nhưng lại có quyền chỉ định lãnh đạo Phật giáo. Vì vậy, gia
đình chúng tôi xin từ chối tất cả sự liên quan đến hoạt động của giáo hội các cấp và
sẽ tự tìm đường tu tập riêng cho mình (5)...
Tương tự, Thái Hạo – một nhà giáo và cũng là một
Phật tử bảo rằng, điều duy nhất khiến ông bận tâm trước việc sắp xếp cho Đại đức
Thích Trúc Thái Minh làm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng
Bình nhiệm kỳ 2022-2027 là... Không biết các Phật tử Ba Vàng và Phật tử
cả nước (những người đang ra sức tung hô, bảo vệ, quỳ mọp và tin tưởng) có hiểu
tin ấy mang ý nghĩa gì không? Chính quyền đã ngửa bài, công
khai: Sư Minh là một công chức, một cán bộ, chịu sự phân công của Sở Nội vụ và Ủy
ban nhân dân tỉnh chứ không phải là một tu sĩ/tỳ kheo. Rằng Giáo hội Phật giáo là
một tổ chức đoàn thể chứ không phải là một tăng đoàn. Đến nước này, nếu họ
vẫn còn quỳ mọp và mang tiền tới cúng thì thôi, vì hết thuốc, dù có xe tứ mã
kéo lại thì cũng không thể ngăn nổi họ được. Đó là nghiệp của họ, họ đã tự nguyện
hiến thân, chứ không đơn thuần là sự u mê nữa. Còn chúng ta, chúng ta cũng
hãy thôi ngạc nhiên đi. Như không bao giờ ngạc nhiên vì đoàn thanh niên vẫn làm
công việc của đoàn thanh niên vậy (6).
***
Chưa bao
giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ
trên mạng xã hội, những cụm từ “Phật giáo quốc doanh” và “sư quốc
doanh” lại phổ biến như đang thấy. Rất nhiều người than về “thời mạt
pháp”, có người như Nguyễn Hồng Lam
gọi lúc này là “thời trụy lạc” và: Lạy Đức Thế Tôn, vậy thì
chúng sinh ở xứ này còn trụy lạc trong bể khổ đến bao giờ? Chính Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đang tự lột trần diện mạo của phương châm “đạo pháp - dân
tộc – chủ nghĩa xã hội”.
Có những
người như Ngô Hải Cồ đề nghị: Tín
ngưỡng, đức tin cho người ta hướng thiện. Đạo nào cũng răn dạy người ta sống
hiếu nghĩa, đạo đức. Trong xã hội cường quyền, con dân yếu thế
không đặt niềm tin tuyệt đối vào cán cân công lý, vào việc được luật pháp
bảo vệ nữa, họ đặt niềm tin vào tín ngưỡng. Đã phát lộ không thiếu sư
thày có tiếng tăm nhưng ăn chơi sa đoạ, xe đẹp, gái đẹp, điện thoại đẹp...
thể hiện đẳng cấp của bề trên, tham sân si nhưng nhả giọng từ bi. Sư quốc doanh
rao giảng những thứ hao hao giống đạo Phật, triệt tiêu tính phản kháng trước bất
công của con dân yếu thế. Kiểu “mày cướp của tao cũng được, Trời - Phật
có mắt, mày sẽ gặp quả báo”. Nhân quả là có thật! Tin vào Đức Phật không có
nghĩa là tin vào sư. Sư không có nghĩa là Phật (7).
-----------------
Chú
thích
No comments:
Post a Comment