Tài
liệu mật Mar-a-Lago – Ông nói gà, bà nói vịt
Lê
Tây Sơn - Saigon Nhỏ
13 tháng
8, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/tai-lieu-mat-mar-a-lago-ong-noi-ga-ba-noi-vit/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-1413177197.jpg
Cựu
Tổng thống Donald Trump trong buổi nói chuyện với những người ủng hộ tại
Waukesha, Wisconsin ngày 5 Tháng Tám 2022 (ảnh: Scott Olson/Getty Images)
Cựu Tổng thống Donald Trump nói rằng ông đã
giải mật các tài liệu mà FBI thu giữ ở nhà riêng Mar-a-Lago của ông. Trong khi
đó, các chuyên gia lại không rõ liệu tuyên bố có được chứng minh là “vô can”
hay không.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-1242445827.jpg
New
York City ngày 10 Tháng Tám 2022: Một người bày tỏ phản đối ông Trump (ảnh:
Spencer Platt/Getty Images)
Cựu Tổng
thống Donald Trump nói rằng bất kỳ tài liệu nhạy cảm nào của Toà Bạch Ốc mà ông
mang theo về dinh thự Mar-a-Lago đều đã được giải mật, nhưng một số chuyên gia
về hồ sơ pháp lý nghi ngờ tuyên bố đó, và cho biết Trump có thể phạm tội. Còn Bộ
Tư pháp, dù không xa lạ với việc khởi tố các vụ xử lý sai thông tin và hồ sơ mật,
lại chưa xử vụ nào chống lại một cựu tổng thống, người có quyền giải mật thông
tin theo ý muốn.
Charles
Stimson, thành viên cấp cao của Tổ chức Di sản (Heritage Foundation) theo chủ
trương bảo thủ và là một cựu công tố viên liên bang, nhận định: “Khi tài liệu lộ
ra, lời biện hộ sẽ là: Tôi đã giải mật những tài liệu đó, chúng đã “hết mật”
nên tôi không giữ các tài liệu mật!”. Đạo luật Hồ sơ Tổng thống năm 1978 yêu cầu
các tổng thống phải nộp tài liệu cho cơ quan Lưu trữ Quốc gia (National
Archives) khi hết nhiệm kỳ, dù thiếu cơ chế thực thi, nhưng lại có nhiều luật
liên bang đề cập đến việc xử lý sai các tài liệu mật. Cá nhân Trump từng ký một
đạo luật như vậy vào năm 2018, trong đó tăng hình phạt cho tội “xóa và lưu giữ
trái phép các tài liệu hoặc tài liệu mật” từ một năm lên năm năm tù.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-1242445784.jpg
Hàng
chữ trước Trump Tower tại Manhattan ngày 10 Tháng Tám 2022 (ảnh: Spencer
Platt/Getty Images)
Tuy nhiên,
những người trong quỹ đạo của Trump lại khẳng định, “không có tổng thống
nào bị ràng buộc cá nhân bởi các quy tắc di chuyển và lưu giữ các tài liệu mật,
vì tài liệu có thể được giải mật nếu tổng thống chỉ cần đơn giản nói chúng đã
giải mật”. Richard Immerman, một nhà sử học và là trợ lý phó giám đốc tình
báo quốc gia thời chính quyền Obama, lại nghĩ khác.
“Dù tổng
thống có quyền giải mật các tài liệu, nhưng vẫn có một quy trình chính
thức để làm điều đó và không có dấu hiệu nào cho thấy Trump đã sử dụng nó. Ông
ta không thể chỉ vẫy một cây đũa thần và nói nó đã được giải mật. Cần
phải có một quy trình. Đó là cách duy nhất hệ thống giải mật vận hành, vì nếu
không sẽ không có cách nào biết ai có quyền xử lý hoặc xem tài liệu. Tôi đã xem
hàng ngàn tài liệu được giải mật. Tất cả chúng đều được đánh dấu ‘đã giải mật’
và ngày được giải mật” – Immerman nói.
Điều đó dường
như đã không xảy ra với một số tài liệu được trả lại cho Lưu trữ Quốc gia từ
Mar-a-Lago trong năm nay. Immerman nói thêm, có khả năng bất kỳ thông tin mật
nào khi được chuyển đến Mar-a-Lago cũng có thể bị xử lý sai. “Khi chúng được
chuyển đi, bạn không thể chỉ đặt chúng trong một chiếc hộp mà phải đặt trong những
chiếc túi có khóa kép. Khi tôi làm việc cho tình báo quốc gia, tôi không thể tự
mình mang theo tài liệu mà phải có người đi cùng” – Immerman nói, và rằng
“chúng ta không biết thứ gì đã bị phá hủy. Là một nhà sử học, tôi vô cùng bối rối
và khó chịu. Tại thời điểm này, tôi rất nghi ngờ chúng ta có thể viết một
lịch sử chính xác và cặn kẽ về chính quyền Trump. Sẽ có những lỗ hổng cần lấp
đầy”.
Tháng Năm
qua, Kash Patel, một chánh văn phòng Toà Bạch Ốc thời chính quyền Trump, nói với
Breitbart News, các tài liệu thu hồi trước đây từ Mar-a-Lago đã được Trump giải
mật, dù dấu “đã giải mật”… không được thể hiện. Patel nói: “Trump đã giải mật
nhiều tài liệu để khi ông rời khỏi Toà Bạch Ốc, công chúng Mỹ có thể đọc được.
Đó là những tài liệu nói về các vấn đề từ vụ việc liên quan Nga (Russiagate) đến
thất bại trong cuộc luận tội Ukraine, các vấn đề an ninh quốc gia quan trọng và
bất cứ điều gì mà tổng thống cảm thấy người dân Mỹ có quyền được biết”.
Bradley
Moss, một luật sư chuyên về các vấn đề an ninh quốc gia và thường xuyên chỉ
trích Trump trên Twitter, nói: “Đây không phải là cách qui trình giải mật hoạt
động. Trump có thể nói chúng tôi đang giải mật, nhưng không ai được phép chạm
vào những hồ sơ mật cho đến khi có dấu hiệu đã giải mật trên đó”. Ông lưu ý rằng
Trump và các quan chức Toà Bạch Ốc nên hiểu rằng phải cần làm nhiều hơn nữa trước
khi giải mật một tài liệu. Moss cho biết một trong những luật mà các công tố
viên có thể áp dụng về mặt lý thuyết để chống lại Trump là luật 18 U.S. Code §
793793 nói về việc thu thập, phát tán hoặc làm mất thông tin an ninh quốc gia.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-1242455540.jpg
Các
ông nghị Cộng hòa đang yêu cầu FBI làm rõ vụ việc đột kích và tịch thu tài liệu
từ tư dinh Donald Trump (ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Luật này
trừng phạt bất cứ ai sở hữu hợp pháp, truy cập, kiểm soát hoặc được giao giữ bất
kỳ tài liệu, văn bản, sổ mật mã… hoặc ghi chú liên quan đến an ninh quốc gia mà
sơ suất nghiêm trọng để chúng bị chuyển khỏi nơi lưu giữ thích hợp hoặc giao
cho những người không tin tưởng; hoặc bị mất, bị đánh cắp, bị tẩy xoá hoặc phá
hủy. Luật cũng phạt ai cố tình giữ lại và không giao nó theo yêu cầu cho các
viên chức Mỹ có quyền nhận nó.
Lưu trữ Quốc
gia cho biết đã đàm phán với nhóm của Trump để trả lại các tài liệu từ năm
ngoái. Ngày 11 Tháng Tám, một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này xác nhận với NBC
News rằng Trump cũng nhận được trát đòi hầu tòa của đại bồi thẩm
đoàn liên bang yêu cầu trả lại các tài liệu nhạy cảm mà chính phủ tin ông đang
cất giữ. Tuy nhiên, điều vẫn chưa rõ là: Trọng tâm tìm kiếm của các nhà điều
tra FBI ở Mar-a-Lago là gì, và liệu họ có tìm thấy nó không.
Stephen
Vladeck, giáo sư Trường Luật chuyên ngành an ninh quốc gia, thuộc Đại học
Texas, nhận định: “Trong cuộc tranh cãi hiện nay, việc thiếu các giấy tờ cho thấy
Trump đã giải mật các tài liệu trước khi rời nhiệm sở có thể trở thành vấn đề đau
đầu đối với cựu tổng thống. Trump có quyền giải mật bất kỳ tài liệu nào ông ấy
muốn nếu ông ta còn là tổng thống. Vì vậy, tôi không chắc rằng giờ đây khi
không còn là tổng thống ông ấy có thể tuyên bố đã giải mật các tài liệu mà
không cần bằng chứng chứng minh một cách rõ ràng”.
Stephen
Miller, cựu cố vấn cấp cao của Toà Bạch Ốc thời Trump, nói: “Tổng thống
có thể chọn sử dụng quy trình giải mật hoặc có thể chọn không dùng, mà chỉ bằng
hành động đơn giản là chuyển một thứ gì đó từ danh sách mật sang danh sách đã
giải mật”.
Noah
Bookbinder, chủ tịch nhóm Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức (Citizens for
Responsibility and Ethics) ở Washington và là cựu công tố viên chống tham nhũng
liên bang, nhận định: “Nếu ai đó biết họ đang di chuyển các hồ sơ mật
mà lẽ ra không được di chuyển, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý”. Bookbinder
nhấn mạnh, Trump và các trợ lý của ông nên hiểu rõ rằng hồ sơ họ lấy không thuộc
về họ.
No comments:
Post a Comment