Sài Gòn không thu hút
được nhân tài là do nạn “COCC”
8 tháng 8, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/sai-gon-khong-thu-hut-duoc-nhan-tai-la-do-nan-cocc/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/cong-chuc.jpg
Ảnh
minh họa: Một buổi thi tuyển công chức tại Sài Gòn (VOV)
Trước câu
hỏi của công luận cho rằng “vừa qua có ý kiến đề xuất Sài Gòn nên có mức lương
trần 120 – 150 triệu đồng để thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học trong và
ngoài nước về làm việc đóng góp cho sự phát triển của TP”, đại diện Vụ Công chức
Viên chức (Bộ Nội vụ) cho biết đây là vấn đề luôn được phân tích khi Sài Gòn thực
hiện cơ chế chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng.
Trong năm
năm thí điểm (2018 – 2022), Sài Gòn chỉ thu hút 19 nhà khoa học về làm việc,
nhưng sau đó 14 người rời đi. Ba năm qua không tuyển được chuyên gia nào.
Trước thực
trạng trên, nhiều ý kiến đã đưa ra những giải pháp thu hút nhân tài cho Sài Gòn
thời gian tới. PGS-TS Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh
truyền nhiễm (ĐH Quốc gia TPHCM), nhìn nhận: “Tôi nghĩ để thu hút nhân lực chất
lượng cao về đóng góp, đặc biệt là trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ
hay giáo dục, thì cần nhiều yếu tố. Cụ thể từ mức lương, các đãi ngộ cho đến
môi trường làm việc và trong đó mức lương hợp lý là không thể thiếu”.
Ông nói
thêm: “Đã là “người tài”, những người đã thành công và có vị trí trong lĩnh vực
của họ, thì mức lương trần 120-150 triệu đồng/tháng chắc chắn không cao, đặc biệt
là với các chuyên gia từ nước ngoài. Đó chỉ là mức lương đủ để những người giỏi
và muốn yêu quý, muốn cống hiến cho việc phát triển Sài Gòn có thể yên tâm làm
việc mà thôi chứ khó mà thực sự thu hút được nhiều chuyên gia đầu ngành từ nước
ngoài về”.
Tuy nhiên,
ông nhận định: “Tiền lương chỉ là yếu tố cần, chưa phải yếu tố đủ trong việc
thu hút người tài. Các yếu tố khác như môi trường làm việc, cơ chế quản lý…
cũng rất quan trọng để những nhà nghiên cứu trẻ, kể cả những người đã thành
danh muốn góp sức cho Sài Gòn, có trở về hay không”.
Bên cạnh
chuyện lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, chế độ ưu đãi không tương xứng
với mức độ lao động bỏ ra, việc hàng loạt cán bộ viên chức nhà nước xin nghỉ việc
còn có nhiều lý do khác. Trong đó, có việc môi trường làm việc thiếu lành mạnh,
thiếu sự công bằng, minh bạch.
Trong cơ
chế tuyển dụng các chuyên gia, các nhà khoa học. Không hiếm để bắt gặp những
trường hợp được trúng tuyển vì là… COCC (con ông cháu cha). Tuyển dụng bất công
thì quá trình làm việc cũng bất công không kém. Luôn có sự phân biệt, thiếu
công bằng trong quá trình nhận xét, đánh giá, xếp loại, thi đua, khen thưởng…
giữa các nhân sự, nhất là những trường hợp COCC hoặc có mối quan hệ với lãnh đạo.
Có nơi thì
âm thầm lặng lẽ “đi đêm”, nhưng cũng có nơi chẳng thèm “giấu giếm”, thậm chí
còn tự hào vì mình có thân thế “không phải ai cũng đụng vào được”. Như vừa qua,
Giám đốc Sở Y tế Đắc Nông Nguyễn Thị Thanh Hương đã “lệnh” xuống cấp dưới, cho
con trai mình được thi tuyển dù… chưa có bằng đại học, rồi thuyên chuyển con
mình về gần nhà khi vừa trúng tuyển.
No comments:
Post a Comment