Nhà
máy giảm 50% đơn hàng, công nhân thất nghiệp bỏ phố về quê
Đằng Vân tổng hợp -
Saigon Nhỏ
26 tháng
8, 2022
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/06-hoi-huong-1.jpg
Chị
Ngân ở lại nhà máy làm việc trong khi chồng và con đã về quê – Ảnh: VNExpress
Thời gian
gần đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở thị xã Tân Uyên, Bình Dương thiếu
đơn hàng, phải cắt giảm lao động. Đời sống công nhân vì thế cũng gặp khó khăn
hơn, nhiều lao động thất nghiệp không trụ lại được phải về quê để lại phòng trọ
trống trơn.
Anh Toản
và vợ, chị Nguyễn Thị Ngân, 38 tuổi, đều là công nhân Công ty TNHH Gỗ Hoàng
Thông (TP Dĩ An). Từ tháng Năm, nhà máy chỉ duy trì một nửa công suất hoạt động.
Việc ít, doanh nghiệp không tổ chức tăng ca, sắp xếp cho lao động nghỉ chờ việc.
Anh Toàn
tính, nếu cả hai tiếp tục ở lại, cả nhà sẽ gặp khó khăn, nên anh để chị Ngân ở
lại, anh quay về quê đi biển. Đứa con trai 4 tuổi được gửi học mẫu giáo gần nhà
với chi phí bằng một nửa so với trước. Chị Ngân cố bám trụ nhà máy để duy trì một
nguồn thu cho gia đình dù chỉ còn 6 triệu đồng mỗi tháng.
Trường hợp
bức bách thì cả nhà sẽ hồi hương. “Ở quê không tốn tiền thuê trọ, đói vẫn có
rau ăn”, anh Toản nói.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/06-hoi-huong-2.jpg
Dãy
trọ Hưng Lợi 2 có rất nhiều phòng phải đóng cửa vì công nhân mất việc, về quê –
Ảnh: VNExpress
Anh Toản
là một trong hơn 800 công nhân Công ty Gỗ Hoàng Thông nghỉ việc khi nhà máy giảm
giờ làm. Ông Dương Quang Hiệp, Giám đốc nhân sự công ty, nói đầu năm đơn hàng
tăng nhanh, doanh nghiệp bỏ ra hơn ba tỷ đồng để về các tỉnh tuyển gần 1.500
công nhân. Với những lao động ở xa, công ty bao cả chuyến bay đón vào. Hồi
tháng 4, đối tác còn đưa xe đến tận xưởng chờ lấy hàng. Tuy nhiên chưa đầy một
tháng sau, đơn hàng giảm đột ngột, hiện chỉ còn sản xuất cho thị trường trong
nước.
Theo ông
Hiệp, công nhân nghỉ việc chủ yếu về quê bởi xung quanh các nhà máy gỗ gần như
không tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì không có hàng.
Theo báo
VNExpress, Bình Dương có 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp với khoảng 1,2
triệu lao động. Đây là địa phương tập trung nhà máy nhiều nhất khu vực Đông Nam
Bộ với hoạt động sản xuất rất sôi động.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/06-hoi-huong-3.jpg
Ở
nhiều nhà trọ tại thị xã Tân Uyên cũng vắng công nhân lao động, nhà trọ có khoảng
50 phòng cho thuê thì còn 30-45% là phòng trống, không có người lao động ở – Ảnh:
Lao Động
Tuy nhiên,
từ quý 2 đến nay có hơn 330 doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương gặp khó khăn.
Tổng số lao động bị ảnh hưởng lên đến hơn 41.000 người.
Điều này dẫn
tới cư xá Hưng Lợi 2 (thị xã Tân Uyên) với hơn 1.300 phòng trọ không còn nhộn
nhịp như lúc đầu năm do công nhân lần lượt về quê. Anh Nguyễn Văn Hưng, quản lý
cư xá, nói thời điểm đông nhất có hơn 4.000 người thuê, giờ đây chưa đến 2.000
người ở lại, số phòng trống chiếm hơn một nửa.
Khu cư xá
được thiết kế rộng rãi, giá thuê hợp lý, đầy đủ tiện ích lại gần các khu công
nghiệp nên được công nhân ưu tiên lựa chọn, muốn thuê phải liên hệ đặt trước,
giữ chỗ. Song, những ngày qua chỉ thấy lao động trả phòng mà không hẹn ngày trở
lại. Nhiều người thuê ki-ốt quanh cư xá bán hàng cũng trả mặt bằng vì vắng người
mua.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/06-hoi-huong-4.jpg
Ở
một nhà trọ khác tại thị xã Tân Uyên, người dân cho biết, ban ngày nếu thấy người
lao động ở nhà thì hầu hết đều đang trong tình trạng thất nghiệp – Ảnh: Lao Động
Anh Hưng
cho biết công nhân bỏ về quê, phòng trống trơn không chỉ ở cư xá Hưng Lợi 2 mà
nhiều nhà trọ xung quanh cũng tình trạng tương tự. Một người bạn của anh có 22
phòng trọ nhưng giờ đây chỉ hai phòng có người. Cách đó chừng 500 m, khu trọ với
số phòng gấp đôi cư xá Hưng Lợi 2 chỉ còn một nửa người thuê.
Bế con nhỏ
hơn một tuổi, chị Trần Thị Thanh, 36 tuổi, quê Thanh Hóa, cho biết ròng rã tìm
việc mấy tháng qua nhưng đến đâu cũng bị từ chối. Chồng chị là công nhân sản xuất
cửa, vách kính nhưng nhà máy không còn việc. Hơn tháng qua, anh phải đi xây lát
các con đường quanh nhà xưởng và nhận lương cơ bản hơn 5 triệu đồng. Lương thực,
cá mắm của cả nhà chủ yếu do ông bà nội ở Hải Phòng gửi vào. Tiền lương của chồng
để dành trả tiền trọ và mua sữa cho con. Chị Thanh nói:
“Có một
chút tích góp đã tiêu hết đợt dịch. Giờ mà đủ tiền mua cặp vé xe, chúng tôi
cũng hồi hương”.
No comments:
Post a Comment