Sunday, 7 August 2022

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA VIỆT NAM ĐANG BỊ LÃNG PHÍ? (Thanh Trúc, RFA)

 



Năng lượng tái tạo của Việt Nam đang bị lãng phí?

Thanh Trúc, RFA
2022.08.05

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-s-renewable-energy-sources-not-fully-tapped-08052022130324.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-s-renewable-energy-sources-not-fully-tapped-08052022130324.html/@@images/1d340df9-df82-4c77-989e-1f0d9a184fe1.jpeg

Trang trại điện gió ở Bình Thuận hôm 23/4/2019.  AFP

 

Năng lượng tái tạo là xu hướng Việt Nam nhắm tới trong ‘Qui Hoạch Điện Quốc Gia VII’ trước đây và Qui Hoạch Điện Quốc Gia VIII sắp được ký.

 

Nhưng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vì chậm tiến độ nên 62 dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam, với  tổng công suất 4.170MW, không thể vận hành thương mại đúng hạn.

 

Mạng Asia News Network hôm 3/8 vừa qua có bài đề cập đến năng lượng điện gió của Việt Nam. Theo mạng báo này thì qua  khảo sát và đánh giá sơ bộ, năng lượng điện gió của Việt Nam vào  khoảng 217GW; trong đó điện gió ngoài khơi hơn 160GW. Đặc điểm của điện gió ngoài khơi là thời gian hoạt động dài và hiệu suất cao.

 

Phó Giám đốc Sở Công thương Sóc Trăng, ông Lê Thành Thanh, cho biết tỉnh này đã phát triển 20 trang trại điện gió, trong đó 18 đang chờ giấy chứng nhận đầu tư, hai đang được xem xét.

 

Và tuy địa phương còn nhiều điểm có thể phát triển điện gió, ông nói, song phải chờ ‘Qui hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia 8 được phê duyệt thỉ mới có thể đề xuất dự án mới.

 

Tại tỉnh cực nam Cà Mau, Chủ tịch UBND Huỳnh Quốc Việt nói rằng Cà Mau có 16 trang trại điện gió với công suất 1.000MW, trong đó 12 trạm đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, năm nhà đầu tư đã triển khai nhưng mới có ba dự án hòa vào lưới điện quốc gia để vận hành thương mại. 

 

Ông Chủ tịch UBND Cà Mau xác nhận tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển điện gió và đã bổ sung 24 dự án mới nhưng vẫn  phải chờ Qui hoạch Điện 8 được thông qua.

 

Về điểm này, nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường, GS.TS. Đặng Hùng Võ, góp ý:

 

Điện gió nói chung được Việt Nam tiếp nhận đưa vào chiến lược phát triển đến mức có thể không dùng điện than nữa là một chủ trương rất rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ đi các nước cũng nói như vậy, ngay trong qui hoạch điện cũng nói như vậy.”

“Nhưng trên thực tế người ta thấy một số nơi ở Việt Nam vẫn phải mua điện từ nước ngoài, có nơi mua của Trung Quốc, có nơi mua của Lào, tức là Việt Nam còn đang thiếu điện rất nhiều”.

 

Thứ hai, việc hòa năng lượng tái tạo vào lưới điện quốc gia để bảo đảm tính thương mại vẫn còn bị vấn đề kỹ thuật mà nếu cố gắng vẫn có thể khắc phục được, GS.TS. Đặng Hùng Võ nói tiếp :

 

“Nhưng điểm quan trọng hơn là vấn đề qui hoạch. Nhiều nơi cứ dựa vào qui hoạch để nói rằng chưa có qui hoạch thì chưa thể phê duyệt dự án. Tôi cho rằng đây là nhược điểm của quản lý phát triển của Việt Nam. Các nước có nền kinh tế thị trường chỉ coi qui  hoạch đóng vai trò khuyến nghị để môi người theo chứ không phải cái văn bản mang tính pháp lệnh bắt mọi người phải theo. Khi chúng ta tiếp nhận cơ chế thị trường thì cũng phải thay đổi tư duy về qui hoạch”.

 

Phó GS.TS. Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Môi trường Việt Nam, cũng khẳng định xu  hướng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo là đúng đắn:  

 

Việt Nam có bờ biển dài 3.200 cây số, gió thì rất mạnh, tiềm năng tính ta thì nhiều lắm nhưng số nhà máy điện gió đi vào hoạt động chính thức chỉ trên đầu ngón tay thôi, nhiều dự án đến nay vẫn chưa hình thành, có nghĩa mình xài rất nhỏ so với tiềm năng của nó.”

 

Nguyên nhân thứ nhất là về công nghệ. Xây dựng một nhà máy  điện than thì giá rẻ hơn, vận hành ổn định hơn. Thế còn đầu tư nhà máy điện mặt trời hay điện gió thì giá cao hơn. Cái thứ hai  không phải nhà máy là xong mà phải có máy phát điện, có đường dây truyền tải điện đến người sử dụng. Đường dây truyền tải điện, bán điện là độc quyền Nhà nước. Các nhà máy sản xuất điện ra thì muốn bán mà toàn bộ hệ thống gọi là đường tải điện, cột điện, dây điện vân vân…thì không có, không ai đầu tư , không có tiền đầu tư…Vấn đề là chỗ đó.”

 

“Cho nên người ta nói không khai thác triệt để là vì không có điều kiện để khai thác triệt để, dẫn đến việc chậm tiến độ, không có đường xuất điện đi, không bán được”. 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-s-renewable-energy-sources-not-fully-tapped-08052022130324.html/000_1ge7de.jpg/@@images/e974744f-e42e-4fbb-bdf8-e7e2dd928e51.jpeg

Các tấm điện mặt trời và turbine tại trang trại điện gió ở tỉnh Bình Thuận hôm 23/4/2019. AFP

 

Theo EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngoài 62 dự án không thể đưa vào vận hành thương mại đúng thời hạn, chưa kể nhiều dự án đã hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị, cũng không thể vận hành thương mại do cơ chế giá FIT đã hết hiệu lực.

 

Trao đổi với RFA qua điện thư, chuyên gia không muốn nêu danh tánh thuộc một tập đoàn tư nhân phát triển điện gió ở Bình Thuận, thừa nhận năng lượng tái tạo của Việt Nam đúng là chưa được khai thác triệt để: 

 

“Là vì đầu tư hạ tầng lưới điện truyền tải chưa theo kịp việc xây dựng các nhà máy điện mới, rồi do Nhà nước  chưa phê duyệt Quy hoạch Điện 8 và do chưa có cơ chế mua bán điện mới nên chậm tiến độ là vậy”.

 

Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2021-2030 và 2031-2045, Việt Nam đề xuất thêm Qui hoạch Điện Quốc gia 8 nhằm khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tăng tỉ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 11,9-13,4% vào năm 2030 và khoảng 26,5 đến 28,4% vào năm 2045.

 

Với câu hỏi thế nào là khai thác triệt để và hiệu quả tới đâu, vị chuyên gia giấu tên phân tích:

 

“Muốn tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo thì phải có sự đồng bộ tương ứng về hạ tầng kỹ thuật lưới điện và các nguồn điện chạy nền truyền thống khác, nhằm đảm bảo sự ổn định của toàn hệ thống điện quốc gia; đồng thời EVN phải có lộ trình tăng giá bán điện thích hợp.”

 

“Về yếu tố đất đai, môi trường, đã được đơn vị tư vấn lập Qui hoạch Điện 8 là Viện Năng Lượng phân tích, đánh giá trong các lần Dự thảo (đã thay đổi nhiều phiên bản), để đưa ra được cơ cấu các nguồn điện hợp lý. Đặc biệt, cam kết của Chính phủ trong việc đưa phát thải ròng của Việt Nam bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị COP26 cũng là một yếu tố lớn khiến Bộ Công Thương phải điều chỉnh thêm dự thảo Quy hoạch điện 8, mà hiện vẫn chưa được duyệt.”

 

“Nói chung, khai thác triệt để, sử dụng triệt để  và hiệu quả năng lượng tá tạo  sẽ vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, vì có nhiều góc nhìn và quan điểm (nhóm lợi ích) khác nhau”.

 

Tóm lại, cả hai giới chuyên gia cũng như đầu tư đều tin rằng vào khi các nguồn nhiệt điện khác đang dần bị thiếu hụt đi, giá điện cứ ngày càng tăng mà nếu năng lượng tái tạo chưa được khai thác và sử dụng  triệt để thì đó là cả một sự lãng phí rất đáng tiếc. 

 

----------------------

Tin, bài liên quan

·         Các địa phương 'đua' xin bổ sung điện gió vào quy hoạch và bài học ‘điện mặt trời’!

·         Việt Nam cần làm gì để phát triển điện gió ngoài khơi?

·         Nghịch lý điện mặt trời tại Việt Nam sau 2 năm phát triển

·         Chuyện ‘bẩn’ trong lĩnh vực năng lượng sạch ở Việt Nam

·         Việt Nam vỡ quy hoạch điện mặt trời: “Chính sách sai từ ban đầu”





No comments:

Post a Comment

View My Stats