MÙA
ĐÔNG 1941 CỦA HITLER và MÙA ĐÔNG 2022 CỦA PUTIN CÓ GÌ KHÁC?
Việt Linh
August 7,
2022
Mùa hè
ở Ukraine, cũng thuộc Châu Âu sắp kết thúc đưa chúng ta quay trở lại
với lịch sử vào năm 1941, khi một mùa đông lạnh
giá luôn mang đến sự khốn khổ và thất bại.
Với
thời tiết được xem là vào cuối mùa hè, con tàu đầu tiên chở ngũ cốc
từ vụ thu hoạch ở Ukraine đã khởi hành và đang đi qua Biển Đen một cách bình
thường, vì Nga và Ukraine gần đây đã đạt được thỏa thuận để các chuyến hàng ngũ
cốc vượt qua vòng phong tỏa của Nga. Đây thực sự là một tin tốt cho các quốc
gia thiếu trầm trọng lương thực trên thế giới.
Nhưng,
vẫn có một tin xấu đi kèm, đó là cuộc xâm lược của
Nga vẫn tiếp tục, không có dấu hiệu bớt đi hay dừng lại.
Nhưng
tin xấu này không phải dành cho những người dân Ukraine, mà dành cho Putin và
đoàn quân xâm lược của ông ta trên đất Ukraine. Đó là vì thường sau mùa
hè, khi vụ mùa cuối cùng của năm nay sẽ được thu hoạch và các vùng đất
bằng ở miền Trung và miền đông Ukraine sẽ trở lại trạng thái bỏ hoang, không ai
cày cấy, gieo trồng gì cả. Một vùng đất mênh mông rộng lớn sẽ bị xem như vùng
đất hoang vu, có rất ít người sinh sống.
Khi
thời tiết ở Ukraine bước vào mùa Thu, người Ukraine thường gọi là mùa của mây
mù luôn ngự trị bầu trời, ít thấy ánh nắng, lạnh giá, ướt át, các vùng đồng
bằng, đất sẽ trở nên lầy lội, sình bùn khắp mọi nơi.
Một mùa
Thu sắp tới đưa chúng ta quay trở về lịch sử năm 1941. Có bài học nào cho
Putin trong cuộc xâm lược thảm khốc của Hitler vào Liên Xô không?
Vào
tháng 8 năm 1939, khi Châu Âu tiến tới một cuộc chiến tranh thế giới
khác, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn
nhau. Hiệp ước Đức Quốc Xã-Liên Xô đã gây bất ngờ hoàn toàn cho
các quốc gia khác, do sự khác biệt về hệ tư tưởng giữa hai nước.
Ngay
sau đó, Hitler bắt đầu xâm lược Ba Lan. Lực lượng của Stalin sau đó
tấn công từ phía tây và hoàn thành việc chinh phục và phân chia nhà nước Ba
Lan. Trong một năm rưỡi tiếp theo, Đức cũng được hưởng lợi về mặt kinh tế
từ thỏa thuận này, với việc Liên Xô xuất khẩu ngũ cốc và dầu để đổi
lấy hàng hóa sản xuất. Sự hợp tác của Liên Xô cho phép Hitler mở rộng kế hoạch
thống trị châu Âu. Vào tháng 5 năm 1940, Hitler tấn công
về phía Tây và nước Pháp bị chinh phục trong sáu
tuần. Nhưng, Liên Xô đã lầm, tưởng đâu được yên sau khi ký hiệp ước không
tấn công nhau với Hitler, và hòa bình với Liên Xô đã không kéo
dài. Hitler vẫn luôn muốn mở rộng về phía đông.
Điều
này khiến chúng ta nhớ đến lời tuyên bố của Putin trước ngày 14.02.2022, ông ta
khẳng định rằng, người Nga chỉ tập trận, người Nga không hề xâm lấn ai, không
tấn công ai, thế giới đã bị Putin lừa, và tôi cũng là một người từng tin vào
những lời tuyên bố đó của Putin, nhưng rồi ngày 24.02.2022, quân Nga đã thực sự
xâm lược Ukraine.
Sau khi
nước Pháp sụp đổ, Hitler ra kế hoạch cho một cuộc xâm lược Liên Xô. Ông ta
dự định phá hủy chế độ ‘Bolshevist Do Thái’ của Stalin và
thiết lập quyền bá chủ của Đức Quốc Xã. Bất kể hợp tác kinh tế và
chính trị đang phát triển tốt giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã. Liên Xô được coi là
kẻ thù tự nhiên của Đức Quốc Xã và là mục tiêu chiến lược quan trọng.
Ngày 18
tháng 12 năm 1940, Hitler ban hành Chỉ thị 21 của Quốc trưởng, mệnh lệnh xâm
lược Liên Xô bắt đầu.
Chiến
dịch ‘Barbarossa’ rõ ràng đã thất bại. Bất chấp những tổn
thất nghiêm trọng gây ra cho Hồng quân và những lợi ích lãnh thổ rộng lớn,
nhiệm vụ của quân đội Đức Quốc Xã là tiêu diệt hoàn toàn sức mạnh
chiến đấu của Liên Xô và buộc họ phải đầu hàng đã không đạt được.
Điều
này cũng khiến chúng ta liên tưởng đến sự tự tin thái quá của các nhà hoạch
định chiến lược, các tướng tá của Nga, họ tin rằng sẽ chiếm được toàn bộ đất
nước Ukraine trong vài ngày đến vài tuần.
Một
trong những lý do quan trọng nhất cho điều này là do hoạch định chiến lược
kém. Người Đức không có kế hoạch dài hạn thỏa đáng cho cuộc xâm
lược. Họ lầm tưởng rằng chiến dịch sẽ là một chiến dịch ngắn và rằng Liên
Xô sẽ phải nhượng bộ sau khi hứng chịu cú sốc của những thất bại lớn
ban đầu.
Người
Liên Xô đã không chấp nhận thua trước đội quân xâm lược của Đức Quốc Xã, cũng
giống như quân và dân người Ukraine không chấp nhận thua trước đội quân xâm
lược của Nga ngày nay.
Giá
trị và hoài bão giả tạo của một cuộc chiến bởi các tướng tá trong quân đội
Nga đã bị tiêu tan bởi khoảng cách rộng lớn của Ukraine, khó khăn về
hậu cần và quân số của Nga, lính Nga bị tổn thất tiêu hao cho lực
lượng xâm lược khiến họ không thể trụ lại khắp nơi trên các vùng đất rộng
lớn của Ukraine mà phải rút toàn bộ lực lượng về phía Đông.
Có lẽ
lý do quan trọng nhất dẫn đến thất bại của Đức Quốc Xã qua chiến dịch ‘Barbarossa’ là
sự kháng cự ngoan cường của quân phòng thủ Liên Xô. Người Đức đã hoàn
toàn đánh giá thấp ý chí chiến đấu của quân lính Liên Xô. Người
lính Liên Xô được coi là một kẻ thù cứng rắn và bất khuất, và nhanh
chóng nhận được sự kính trọng của phần lớn quân đội tiền tuyến của
Đức Quốc Xã.
Cuộc
chiến “Barbarossa” đang được người Nga tái hiện lại y chang trên đất
Ukraine trong thế kỷ 21, cũng với những diễn biến tương tự, lý do sự thất bại
của Nga ngày nay là bởi sự kháng cự kiên cường của quân lính Ukraine, người Nga
đã đánh giá thấp ý chí chiến đấu của quân đội Ukraine, và cái giá họ phải trả
giờ đây là sự tiêu hao nhân lực, vũ khí lớn nhất lịch sử, với số lượng chỉ sau
trận đánh “Barbarossa” trong thế chiến thứ hai giữa Đức Quốc Xã và Liên
Xô.
Những
người Liên Xô có lợi thế khi chống lại cuộc xâm lược của Đức Quốc xã.
Tuy yếu thế hơn, nhưng quân đội Liên Xô có thể sử dụng các nguồn
lực do người dân địa phương cung cấp và kiến thức về các tuyến đường địa phương
và các nơi ẩn nấp để quấy rối và gây hoang mang cho quân đội Đức Quốc
xã của Hitler.
Câu
chuyện của lịch sử này giờ đây được lặp lại nghe thấy quen quen, đó là bởi
vì một quân đội Ukraine yếu hơn Nga nhiều đã có thể ngăn
chặn một cuộc xâm lược lớn của Nga và thậm chí còn cầm cự được
lâu dài, còn người Nga khi bắt đầu, họ đã nghĩ quá đơn giản rằng cuộc chiến chỉ
kéo dài vài ngày hay vài tuần là tóm gọn cả nước Ukraine.
Nhưng
cho đến nay, Nga vẫn chưa chiếm được Kharkiv, và họ đã phải chiến đấu bế tắc
hết thị trấn này đến thị trấn khác trên khắp mặt trận phía đông. Các thị trấn
mà lực lượng Nga chiếm được, như Severodonetsk, đã khiến họ phải trả giá đắt về
người, thiết bị và trang thiết bị quân sự. Nga dường như
đang muốn tiêu diệt từng thành phố lớn nhỏ của Ukraine
và tàn sát dân thường thẳng tay, nhưng chiến lược này không có
dấu hiệu làm suy yếu quyết tâm chống cự kiên cường của quân lính
và người dân Ukraine.
Tình
báo Anh tuần trước đưa tin rằng Nga đã bắn ít nhất 20 hỏa tiễn vào
Ukraine từ các vị trí mà nước này đóng quân bên trong lãnh thổ
của Belarus. Hôm thứ Hai, tờ New York Times đưa tin rằng các lực lượng Nga
đang sử dụng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bên kia sông Dnipro từ thành
phố Nikopol do Ukraine nắm giữ ở miền nam đất nước làm vị trí khai hỏa để nã
rocket vào pháo binh và lực lượng Ukraine. Quân đội Ukraine miễn cưỡng bắn
trả bằng cách sử dụng hệ thống HIMARS và pháo phản công công nghệ cao
mới nhằm vào các khẩu pháo của Nga vì sợ bắn trúng lò phản ứng, có thể gây ra
một thảm họa hạt nhân tại Châu Âu.
Các báo
cáo gần đây cho thấy Nga đang mất “hàng trăm thương vong mỗi ngày” ở
Ukraine, bị suy giảm nghiêm trọng số lượng tướng tá chỉ huy tại
các đơn vị bộ binh và thiết giáp ở tiền tuyến.
Dara
Massicot , một nhà nghiên cứu chính sách cấp cao về Nga tại Rand Corporation,
đã báo cáo hôm thứ Hai rằng thiệt hại mà quân đội Nga phải gánh chịu là “rất
lớn, lớn thứ nhì lịch sử chiến tranh của nước Nga.” chỉ sau cuộc chiến
“Barbarossa” là cuộc xâm lược Liên Xô của Đức Quốc Xã và nhiều Đồng
Minh của phe Trục trong năm 1941.
Mùa
đông lạnh giá sắp đến tại Châu Âu, tại Ukraine, đất nước đang có chiến tranh
với Nga, các quốc gia Châu Âu thiếu khí đốt, người dân ở các nước này sẽ bị
lạnh lẽo, thiếu điện, thiếu gas nhưng với đội quân xâm lược của Nga trên đất Ukraine,
họ cũng bị như vậy, đây là những dấu hiệu không tốt cho Vladimir Putin.
Sắp tới
đây, khi mùa mưa đến, mưa gió sẽ đem đến lầy lội, bùn, tuyết, băng,
các phương tiện có động cơ sẽ bị đóng băng khó khởi động,
pháo bị đông cứng không bắn được và những người lính thiếu quần áo,
trang thiết bị chống lạnh sẽ không còn tinh thần chiến đấu.
Năm
1941, Hitler có chiến dịch “Barbarossa”, xâm lược Liên Xô nhưng mùa Đông lạnh
giá và sự đánh giá thấp đối thủ đã khiến Hitler phải chịu thua, kéo đoàn quân
tan tác trở về.
Năm
2022, Putin có chiến dịch “xâm lược Ukraine”, liệu một mùa Thu mây mù, mưa gió,
sình lầy và tiếp theo là một mùa Đông lạnh giá có khiến quân đội Nga của Putin
có rơi vào vết xe đổ trước đây của Hitler hay không?
Riêng
tôi tin rằng, bây giờ là cuối tháng tám, cuối mùa Hè, và mùa Thu đang ở trước
mặt và đến sau đó là một mùa Đông lạnh giá, điều này chắc chắn sẽ không
tốt hơn cho Putin so với mùa đông năm 1941 dành cho Hitler.
Việt
Linh 07.08.2022
No comments:
Post a Comment