Thursday, 25 August 2022

LƯỢC SỬ UKRAINA (Phan Châu Thành)

 



LƯỢC SỬ UKRAINA  

Phan Châu Thành 

24-8-2022  19:00   

https://www.facebook.com/chau.t.phan/posts/pfbid04oHDHP9mZv3VGhjBFMPkPRuieTq6GrLtr3gJUS3BZ5swDNUSe7iaMp2oUQ9k2mhcl

 

Hôm nay, 24-08-2022, là ngày Quốc khánh Ukraina, cũng là ngày vừa tròn 6 tháng, từ khi chính phủ Nga do tổng thống Putin cầm đầu bắt đầu cuộc xâm lược vào quốc gia này. Để thay đổi không khí, mình xin phép được tóm tắt toàn bộ lịch sử đất nước Ukraina, đôi chỗ sẽ có so sánh lịch sử nước Nga để mọi người có thông tin đối chứng, dễ hình dung, hiểu vấn đề hơn.

 

------

1. Ukraina hiện nay là quốc gia lớn thứ 5 ở châu Âu sau Nga, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp, với diện tích 603 700 km2 (bằng 3,5% diện tích Nga – 17 075 400 km2), dân số hiện tại đang là 41,17 triệu người (bằng 28,6% so với 144,10 triệu dân Nga) , GDP năm 2021 đạt 200,09 tỷ usd - tương đương với 11,3% GDP Nga (1.775,55 tỷ usd).

https://tradingeconomics.com/ukraine/gdp

https://countryeconomy.com/gdp/russia

 

2. Lịch sử Ukraina bắt đầu được ghi lại từ thế kỷ thứ V, khi giống người Slovian tràn xuống sinh sống tại đây, cho tới thế kỷ thứ 7 thì bộ tộc du mục lớn Khazan quy tụ được 25 bộ lạc và tiểu quốc, trong đó có vùng Kyiv, để lập ra một hình thức nhà nước sơ khai. Tới cuối thế kỷ thứ XI, hoàng tử Oleg đã chinh phục được nhiều bộ lạc xung quanh và thành lập nhà nước Kyivan Rus (Kievan Rus), với thủ đô là Kyiv (Kiev) - tồn tại gần 400 năm tới giữa thế kỷ thứ 13.

https://en.wikipedia.org/wiki/Kievan_Rus%27

 

Bản đồ nhà nước Kyivan Rus giai đoạn 1015-1113 cho thấy Moscow khi đó còn chưa ra đời.

https://pl.wikipedia.org/wiki/Rosja...

 

Mãi tới năm 1147, thành phố Moscow mới được thành lập và ban đầu chỉ là thủ phủ của một lãnh chúa:

https://en.wikipedia.org/wiki/Grand_Duchy_of_Moscow

 

3. Vào thế kỷ thứ 12, nhà nước Kyivan Rus tan vỡ và chia thành nhiều tiểu quốc „Rus” nhỏ. Tuy vậy, Kyiv vẫn là thủ đô, còn Moscow vẫn chưa đóng vai trò quan trọng trên bản đồ:

https://pl.wikipedia.org/wiki/Ukraina...

 

4. Quân Mông Cổ tấn công vào vùng đất này trong những năm 1223, 1237-1240 và ngày 6-12-1240 đã chiếm được Kyiv, đồng thời phá hủy gần như toàn bộ thành phố này,

https://en.wikipedia.org/.../Mongol_invasion_of_Kievan...

https://en.wikipedia.org/wiki/Siege_of_Kiev_(1240)

 

…rồi chiếm hầu hết tất cả những tiểu quốc „Rus” xung quanh và lập ra chế độ cai trị phụ thuộc vào „Lều Vàng Hãn quốc”, khi các lãnh chúa Rus phải do người Mông Cổ công nhận.

https://en.wikipedia.org/wiki/Golden_Horde

 

Năm 1253, hoàng thân Daniel I được Giáo hoàng Innocenta IV tấn phong là „Vua Rus”, đóng đô ở Lviv và thông qua các cuộc hôn nhân, họ có nhiều quan hệ mật thiết với Vương quốc Ba Lan bên cạnh. Để phân biệt với các tiểu quốc Rus khác ở phía bắc, họ được gọi là Rus Đỏ.

https://en.wikipedia.org/wiki/Daniel_of_Galicia

 

Cái tên Ukraina cũng ra đời ở giai đoạn này:

https://en.wikipedia.org/wiki/Red_Ruthenia

 

Với sự phát triển mạnh của nhà nước Lithuania trong thời kỳ này, từ thế kỷ 13 tới cuối thế kỷ 15, toàn bộ lãnh thổ thuộc Ukraina ngày nay dần dần nằm trong sự kiểm soát của họ. Bản đồ cũng cho thấy, Moscow lúc này vẫn chưa đóng vai trò gì quan trọng tại châu Âu.

https://pl.wikipedia.org/wiki/Ukraina...

 

Ngày 05-03-1569, khi hai nước lớn là Ba Lan và Lithuania, thông qua cuộc hôn nhân của Nữ hoàng Ba Lan với hoàng tử Lithuania, để sáp nhập lại thành 1 đế quốc mới, lớn hơn, thì phần lớn lãnh thổ Ukraina ngày nay cùng Belarus, Latvia… cũng thuộc nhà nước mới „Ba Lan – Lithuania” này, trở thành vương quốc lớn nhất châu Âu thời điểm đó, kéo dài từ biển Baltic tới biển Đen, với gần 150 năm tồn tại

https://pl.wikipedia.org/wiki/Ukraina...

 

Trong khi đó, năm 1547, nhà nước Nga (Russia) mới được thành lập bởi hoàng tử Ivan IV „Kinh khủng” (Ivan The Terrible), với thủ đô là Moscow. Sau nhiều cuộc chiến mở đất - chủ yếu về phía đông – ông ta đã lên ngôi vua, lấy hiệu là Sa hoàng

https://en.wikipedia.org/wiki/Ivan_the_Terrible

 

5. Sự trỗi dậy của nước Nga vào thế kỷ thứ 17, bắt đầu từ Peter Đại Đế, kết thúc bởi nữ hoàng Katerina II (cuối thế kỷ 18) cũng như sự sụp đổ của „liên bang” Ba Lan – Lithuania (bắt đầu từ việc triều đại Jagiello không có người nối dõi), nước Nga dần dần xâm chiếm các tiểu quốc du mục (hetman cossack) thuộc phía đông Ukriana ngày nay và sáp nhập vào Nga.

https://pl.wikipedia.org/wiki/Ukraina...

https://en.wikipedia.org/wiki/Cossack_Hetmanate

 

Phần đất phía nam Ukriana ngày nay bị đế quốc Ottoman chiếm đóng, mà biên giới với Nga là sông Dnipr.

https://pl.wikipedia.org/.../Wojna_rosyjsko-turecka_(1787...

 

Chỉ một vùng nhỏ phía tây (Galicja) thuộc về Đế quốc Áo.

https://pl.wikipedia.org/.../Galicja_(Europa_%C5...

 

6. Suốt thế kỷ thứ 19, Ukraina bị cai trị bởi Đế quốc Nga

 

7. Sau khi Nga thua trận tại thế chiến thế giới thứ I ở đầu thế kỷ 20, ngày 08-03-1917 nổ ra cuộc cách mạng dẫn tới sự sụp đổ của Sa hoàng Nga và những người Cộng sản do Lenin đứng đầu lên nắm quyền.

 

Ngày 20-11-1917, Cộng hòa Nhân dân Ukraina được thành lập, là một phần của Liên bang Xô viết, sau đó được đổi tên thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraina

https://pl.wikipedia.org/.../Ukrai%C5%84ska...

 

…nhưng ở phần phía tây, những người chống lại chủ nghĩa Bolsevic lập ra Công hòa Nhân dân Tây Ukraina, khiến nội chiến kéo dài mãi tới năm 1931 mới kết thúc, mà phần thắng thuộc về CHXHCN Xô Viết Ukraina.

https://pl.wikipedia.org/.../Zachodnioukrai%C5%84ska...

 

8. Thế chiến thứ 2 nổ ra ngày 01-09-1939. 17 ngày sau đó, Liên Xô bất ngờ tấn công Ba Lan và cùng với Đức Quốc xã chia đôi quốc gia này. Stalin đem nhưng phần đất chiếm được của Ba Lan nhập vào CHXHCN Xô Viết Ukraina, rồi dần dần tăng thêm các vùng đất khác chiếm được từ Rumania và Hungaria.

https://en.wikipedia.org/wiki/Ukraine...

 

Riêng bán đảo Crimea mãi tới năm 1954 mới được Liên Xô tặng cho Ukraina, cũng một phần bởi lý do: từ lãnh thổ Liên Xô khi đó không có đường đất liền nối với bán đảo này.

https://en.wikipedia.org/wiki/Crimea

 

9. Năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ.

https://en.wikipedia.org/wiki/Soviet_Union

 

Ngày 24-08-1991, Quốc hội Ukraina bỏ phiếu thông qua tuyên bố Độc Lập, chuyển đổi thể chế thành „nhà nước tự do, dân chủ với người đứng đầu là tổng thống”, lấy tên là Cộng hòa Ukraina. Cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên được ấn định vào ngày 01-12-1991 và người chiến thắng là Leonid Kravchuk, sau đó đã làm tổng thống liên tiếp 2 nhiệm kỳ, tới năm 1999. Tuy đã giành được độc lập, nhưng Ukraina vẫn gia nhập tổ chức „Cộng đồng các quốc gia độc lập” của những nước thuộc Liên Xô cũ.

https://en.wikipedia.org/wiki/Leonid_Kravchuk

 

Tháng 12-1994, Mỹ, Nga và Anh đã ký kết hiệp ước „Memorandum” tại Budapest, trong đó 3 nước này „cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập cũng như bảo vệ an toàn cho Ukraina trước mọi cuộc tấn công từ bên ngoài”, để quốc gia này tiêu hủy toàn bộ số vũ khí hạt nhân mà họ có. Vào thời điểm năm 1991, Ukraina sở hữu lượng vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới.

https://pl.wikipedia.org/.../Memorandum_budapeszte%C5%84skie

 

"Ông Kravchuk chỉ làm TT Ukraine 1 nhiệm kỳ và năm 1994 bị thua ông Kuchma trong cuộc bầu cử trước thời hạn. Ông Kuchma làm TT được 2 khoá và ủng hộ ông Yanukovych trong kỳ bầu cử năm 2004."

 

Năm 2004, Viktor Yanukovych, một người xuất thân từ vùng Donetsk, làm tỉnh trưởng ở đây nhiều năm, có thiên hướng thân Nga, đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống:

https://en.wikipedia.org/wiki/Viktor_Yanukovych

 

…nhưng bị cáo buộc gian lận, kết quả không được công nhận khiến các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trên khắp đất nước, bắt đầu cho thời kỳ „Cuộc cách mạng Cam”:

https://en.wikipedia.org/wiki/Orange_Revolution

 

Kết quả của cuộc „Cách mạng Cam” là ông Viktor Yushchenko, ứng cử viên đối lập, lên làm tổng thống với thủ tướng Yulia Tymoshenko.

https://en.wikipedia.org/wiki/Viktor_Yushchenko

https://en.wikipedia.org/wiki/Yulia_Tymoshenko

 

… nhưng chính phủ này không hoạt động hiệu quả, để xảy ra hàng loạt các vụ tham nhũng lớn, nội bộ lục đục. Năm 2010, họ đã thua cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo mà người chiến thắng lại là Viktor Janukovich với thủ tướng là Mykola Azarov

https://en.wikipedia.org/wiki/Mykola_Azarov

 

Ngày 30-03-2012, theo kế hoạch từ trước đó, chính phủ Ukraina sẽ ký thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) hiệp định liên kết „Quan hệ đối tác phía Đông”, nhưng tổng thống Ukraina Viktor Janukovich đưa ra từ chối và sau đó đưa ra tuyên bố rằng chính trị Ukraina sẽ gắn chặt với Liên bang Nga thay vì với EU, khiến cho những người ủng hộ Ukraina gia nhập EU xuống đường phản đối. Các cuộc biểu tình lớn nổ ra bắt đầu từ ngày 21-11-2013 tại Quảng trường Độc lập (Maidan Nezalezhnosti) kéo dài tới 30-11-2013. Chính quyền Ukriana thay vì đàm phán đã quyết định dùng sức mạnh để giải tản người biểu tình, đỉnh điểm là cuộc tấn công vào khu lều trại của họ ngày 11-12-2013 khiến một số người bị giết hại.

https://en.wikipedia.org/wiki/Euromaidan

 

Nhưng bạo lực không khuất phục được họ, liên tiếp nhiều các vụ biểu tình và đụng độ với cảnh sát khác đã nổ ra ở khắp nơi, kéo dài tới tận 20-02-2014, chỉ riêng ở Kyiv đã làm ít nhất 100 người chết. Ngày 21-02-2014, không chịu nổi sức ép, tổng thống Viktor Janukovich buộc phải ký một thỏa thuận „cam kết thay đổi” với những người biểu tình nhưng rồi cùng một số người thân cận bỏ trốn sang Nga. Quốc hội Ukraina đã họp và bãi bỏ chức vụ tổng thống của ông ta ngay sau đó.

https://en.wikipedia.org/wiki/Revolution_of_Dignity

 

Nhân cơ hội này, Nga đem quân „không mặc sắc phục” vào Crimea, Donetsk và Lugansk, hậu thuẫn cho những người thân Nga đang đòi ly khai tại đây lập ra 3 nhà nước tự phong độc lập: Cộng hòa Nhân dân Crimea, Cộng hòa Nhân dân DonetskCộng hòa Nhân dân Lugansk tại các vùng đất phía đông và đông nam nay. Riêng Crimea ngay sau đó đã gia nhập vào Liên bang Nga và từ bỏ sự độc lập của mình.

https://en.wikipedia.org/.../Annexation_of_Crimea_by_the...

 

Ngày 25-05-2014, ông Petro Proshenko đã được bầu làm tổng thống Ukraina thông qua cuộc bầu cử tự do và ngày 27-06-2014 đã ký hiệp ước „Quan hệ đối tác phía Đông” với EU.

https://en.wikipedia.org/wiki/Petro_Poroshenko

 

Ngày 01-01-2016, Ukraina ký hiệp ước DCFTA với EU, theo đó sự phát triển về luật pháp, quyền con người, kinh tế, chính trị… sẽ dựa theo tiêu chuẩn chung của Liên minh châu Âu, do đó, từ 11-06-2017, EU cho phép người dân Ukraina được hưởng quy chế không cần visa vào cả khu vực Schengen.

 

Trong suốt thời gian này, chiến sự vẫn diễn ra liên tục ở chiến trường phía Đông giữa quân đội Ukraina và các „nhà nước ly khai” được sự hậu thuẫn của quân đội Nga bởi Cộng hòa Nhân dân Donetsk muốn chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk, cũng như Cộng hòa Nhân dân Lugansk muốn chiếm toàn bộ tỉnh Lugansk, còn phía Ukraina muốn lấy lại – nhưng không có bên nào đủ sức để thực hiện mong muốn của mình. Đỉnh điểm là ngày 28-11-2018, tổng thống Proshenko đã phải ký lệnh „Ban bố tình trạng chiến tranh khẩn cấp” kéo dài 60 ngày bởi chiến sự gia tăng trên chiến trường phía Đông khi hải quân Nga trực tiếp vi phạm biên giới trên biển Azov

https://www.wprost.pl/.../ukraina-stan-wojenny-obowiazuje...

 

Ngày 20-05-2019, ông Volodymyr Zelensky thắng cử và trở thành tổng thống Ukraina, tiếp tục con đường „xích lại với EU”

https://en.wikipedia.org/wiki/Volodymyr_Zelenskyy

 

Ngày 24-02-2022, lúc 5:55 giờ Moscow, tổng thống Nga Putin thông báo quyết định tấn công Ukraina, dù quân Nga đã tiến vào lãnh thổ Ukraina 2 giờ trước đó, với tin tưởng rằng cuộc chiến sẽ kết thúc nhanh chóng. Nhưng tới hôm nay, đúng 6 tháng trôi qua, quân Nga đang có dấu hiệu sa lầy trong cuộc chiến này, dù đã chiếm được 1 số vùng đất tại phía Đông, tổng cộng khoảng 15% lãnh thổ Ukraina (bao gồm cả Lugansk, Donetsk và Crimea đã chiếm trước đó)

https://www.facebook.com/photo?fbid=10221542167198648&set=a.1730530418183

 

Ukraina có vị trí bên cạnh một quốc gia lớn đầy tham vọng bá chủ như Nga, khiến lịch sử của họ cũng chẳng mấy khi yên ổn cả. Một điều có thể khẳng định rằng, Ukraina có trước Nga, Kyiv là thủ đô rất lâu trước Moscow, và người Nga (có sau) có thể là một phần của người Ukraina-Kyivan Rus (có trước) chứ không phải là ngược lại, như nhiều người đang lầm tưởng. Một điều chắc chắn nữa là đại đa số dân chúng Ukraina muốn quốc gia này gia nhập EU, và họ đã chiến đấu, hy sinh vì điều này trong suốt nhiều năm, chứ không phải chỉ ở cuộc chiến lúc này. Bởi họ hiểu, chỉ có gia nhập được EU mới có hòa bình, độc lập, tự do, phát triển bền vững một cách thực sự, điều mà Nga sẽ không bao giờ đem lại cho họ.

 

Nga chỉ muốn Ukraina mãi mãi là thuộc quốc, phụ thuộc hoàn toàn vào họ.

 

Viva Ukraina

---

Đây chỉ là tóm tắt sơ lược lịch sử để chúng ta có thể nắm được tình hình chung, nếu ai muốn tìm hiểu kỹ hơn, cần đọc tiếp các link đính kèm nhé

 

.

111 BÌNH LUẬN   





No comments:

Post a Comment

View My Stats